Bắc Kinh đang làm gì đấy?

Trong bối cảnh sự căng thẳng trong vùng đang nổi lên, xin trân trọng chia sẻ một bài đáng đọc của GSTS Mark Beeson do tôi đã dịch (dù thừa nhận chưa chuẩn 100%).

Trung Quốc đang làm gì? Đối với những người làm và quan sát chính trị chẳng có một câu hỏi nào quan trọng hơn điều này. Sự khủng hoảng trên Biển Hoa Đông làm câu hỏi này càng thêm rõ ràng hơn nữa, đặc biệt trong lúc những căng thẳng đang nổi lên sau ngày 23/11. Khi Trung Quốc (TQ) tuyên bố Thiết lập một vùng phòng không (VPK) bao gồm những khu vực đang tranh chấp với các nước láng giềng và đòi hỏi bất kỳ máy bay bay qua vùng này nộp kế hoạch bay với Bắc Kinh.

Hoa Kỳ đã cho ngay hai máy bay B52 bay qua khu này mà không báo trước (dù có nói đã có kế hoạch cho chuyến đi này từ lâu) cả Nhật và Hàn Quốc cũng đã phản đối vùng phòng không này.

Để làm sáng tỏ những ý định của TQ quả là khó. Chưa rõ cái vùng phòng không (VPK) là một phần của chiến lược đã được vạch ra kỹ và có được sự ủng hộ một cách rộng rãi (trong bộ máy), hay chỉ là một sáng kiến xuất phát từ quân sự ngày càng có ảnh hướng của TQ. Quá trình vạch ra chính sách ngoại giao của TQ đã từ lâu nổi tiếng là không rõ ràng, nhưng nó sẽ có ích để biết liệu những hành động gần đây của TQ có sự ủng hộ nhiệt tình của Chủ tịch Tập Cận Bình, là một ví dụ.

Nhưng, bất chấp chính sách này bắt nguồn từ đâu, tác giả của nó được coi là rất  khiêu khích. Vì thế, có lẽ rủi ro tính trước có thể đặt giả thuyết là được thiết kế để kiểm tra những phản ứng. Trung Quốc chỉ đơn giản là có một đời hỏi như thế? Và nếu không, nó sẽ gây ra một phản ứng như thế nào?

Điều quan trọng là Hoa Kỳ sẽ làm gì? Nhìn vào ngắn hạn, VPK của TQ có vẻ là một sai lầm lớn trong phán đoán. Toàn khu vực đang bất ổn, về phía Hoa Kỳ đang tìm cách để lập lại sự ổn định và chiến lược chắc chắn. Trong những điều kiện như thế này Hoa Kỳ ít có lựa chọn nào ngoài việc gửi một thông điệp sẽ không thể bị đe dọa bởi TQ và sẽ tôn trọng những trách nhiệm đối với liên minh Nhật Bản.

Ở TQ có một số nhà chiến lược rất thông minh và chắc họ đã đoán được phản ứng này của Hoa Kỳ từ trước. Nếu không (tức là nếu TQ có hành vi không được lên kế hoạch kỹ từ trước) thì nó hàm ý một mức độ liều lĩnh táo bạo mà thực sự là đáng sợ, đặc biệt vì môi trường trong khu vực đã quá căng thẳng và vì sự vắng mặt của những cơ chế quản lý khủng hoảng hiệu quả. Nhưng, cách hiểu hào phóng này – mà giả sử VPK là một phần của một kế hoạch lâu dài được thiết kế để đẩy mạnh những quyền lực của TQ – có làm cho chúng ta thoải mái một chút nào không?

Nếu đúng, nó bao hàm một số trong những nhà chiến lược và nhà vạch ra chính sách ở TQ có ảnh hưởng nhất đã bắt tay trên một chiến dịch mà nó sẽ không chỉ mở rộng lãnh thổ, mà là một cách cố ý thử nghiệm sự quyết tâm và chung thủy của (Hoa Kỳ), đối thủ cạnh tranh duy nhất.

Đối với một số nhà quan sát, đặc biệt ở Mỹ, khả năng này sẽ chỉ xác nhận sự mong đợi đã có từ lâu và những lo sợ sâu sắc. Sự gia tăng sức mạnh kinh tế (của TQ), nhiều người tin, chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột vì những “thế lực” tăng lên tìm cách thách thức hiện trạng.

Tuy nhiên, cũng có một cách hiểu lịch sử trước đây lạc quan hơn và có vẻ đặc biệt chính đáng. Bất chấp sự căng thẳng hiện nay, rất quan trọng để nhớ đã không có một xung đột nào lớn ở Đông Á từ chiến tranh biên giới ngắn ngủi của TQ và Việt Nam vào những năm 1970s. Chiến tranh giữa các nước ở Đông Á đã không thời trang nữa, cũng như đại đa số trong các khu vực trên thể giới. Sự phát triển kinh tế chưa từng có của vùng Đông Á đã là lý do chính cho niềm vui này. Các nước thực sự có quá nhiều thứ để mất và quá ít cái để đạt được qua xung đột lãnh thổ bành trướng kiểu cũ. (Dù không phải nếu những biên giới là không rõ, tranh chấp, và ở biên đảo)

Câu hỏi lớn nhất đối với TQ là về mức độ của những tác động “thái bình hóa” của sự gia tăng trong mức sống và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Có phải là những lợi ích của thương mại toàn cầu sẽ có ảnh hưởng hơn so với sự mong muốn để điều chỉnh những xúc phạm lịch sử?

Đối với quan hệ của TQ với Nhật Bản, chúng tôi có lý do để lo. Dù có những mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế thật đáng kể, nhưng quan hệ song phương này đã rõ ràng không hoàn toàn thay đổi. Ngược lại, bất chấp việc cả hai nước có những lý do lớn để làm cho quan hệ kinh tế của họ ổn định, một làn sóng chủ nghĩa dân tộc ở hai quốc gia đang đe dọa nó. Đó là lý do tại sao những chính sách đối ngoại thực nghiệm hóa là rất nguy hiểm.

Không chỉ là những sự kiện gần đây có gây thiệt hại khổng lồ đối với danh tiếng của TQ là một cốt lỗi ngày càng cần thiết của sự phát triển kinh tế vùng, mà có nguy cơ gây ra một xung đột thực tế. Chắc chắn, thậm chí những nhà vạch ra chính sách diều hâu của TQ phải có những dự phòng về điều này. Dù nhỏ, nếu bất kỳ xung đột có xảy ra sẽ có những hậu quả khổng lồ, không thể kiểm soát được, và không thể biết trước được. Thậm chí có một xung đột có thể tình cờ được xử lý nhanh chóng, thì những thiệt hại thứ hai về tài sản sẽ gây ra một nền kinh tế toàn câu đang suy yếu và mờ nhạt sẽ rất lớn. Và TQ cũng sẽ  chịu ảnh hưởng xấu tương đuơng như các nước khác.

Nguy cơ lớn, tất nhiên, là những tình cảm chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tăng thêm sự mong muốn để điều chỉnh những xúc phạm lịch sử sẽ vượt qua tầm kiểm soát. Tất cả chúng ta phải hy vọng nếu những chính sách mới của TQ đã là được thiết kế kỹ do những nhà chiến lược của nó họ đã suy ngẫm về khả năng rằng sự “blowback” (gần như là “tự vã vào mặt mình”) cũng có thể có.

Mark Beeson là một giáo sư về Chính Trị Quốc Tế tại TĐH Murdoch, Úc (và người quen của tôi)

Xin biết ý kiến của các bạn!

Chân thành, JL

9 thoughts on “Bắc Kinh đang làm gì đấy?

  1. Nhìn lên bản đồ thật thấy thật tội nghiệp cho TQ với đường dài bờ biển thái bình dương , cửa ngõ ra vào với thế giới bị Đài Loan , Nam Hàn và Nhật chặn lại , thế nước yếu nên phải chịu thiệt thòi , bây giờ có chút tiền và sức mạnh quân sự , nên phải toan tính mở đường khai thác tài nguyên Biển đông và thái bình dương .  
    Địa lý chiến lược của TQ với chiến tranh trên biển thì chỉ có ra mà không có đường về .
    Chỉ còn con đường xuôi nam , và vùng biển VN sẽ phải bảo bọc cho đường về trong chiến lược bành trướng ra biển đông và TBD .
    Một khi siêu cường Hoa Kỳ bày tỏ quyết liệt với hai chiếc B52 qua VPK , thì mộng bá đồ vương của TQ tắt ngấm ít nhất vài chục năm nữa cho đến khi bắp thịt kinh tế quân sự có khả năng quân bình với đồng minh .
    “Mãnh hổ nan địch quần hồ”  , cho dù có đủ mạnh đi chăng nữa , với thế liên hoàn đồng minh quân sự và kinh tế của các nước láng giềng , TQ cũng chưa thể ra tay đoạt thắng lợi được ,mặc dù TQ cũng đã có 2 đồng minh VN và Bắc Hàn , đồng minh VN thì không thể tin cậy được , đồng minh Bắc Hàn thì quá kém cỏi và thế địa lý thì van trong vòng vây bát quái trận.
    Hãy trở lại với bản tính hiền hòa của người dân TQ , được biết là rất khéo léo trong giao thương  , buôn bán , chỉ với Chủ nghĩa CS còn tồn tại trong giới cầm quyền đã đẻ ra những chính sách ngông cuồng bành trường như thế .
    Hy vọng một ngày thật sớm , nhân dân Hoa lục dành được tự do dân chủ ,va voi chinh quyen dan chu TQ se đem lại hòa bình và ổn định cho Á châu và cả thế giới.

  2. Trung Quốc chọn sai nước cờ.
    Lẽ ra Trung Quốc phải mở con đường dễ trước, bằng cách mở vùng kiểm soát không phận phía Nam, rồi bước thứ hai mới mở vùng phía Bắc, thì Việt Nam rơi ngay vào thế kẹt.
    Nhưng tính toán “nhỗ gai trước, ăn gỏi sau” của TQ đã vấp ngay phản ứng mạnh mẽ của Nhật Bản, Nam Hàn và Hoa Kỳ, có thể đưa đến thất bại cho Trung Quốc.
    Ngày 26 tháng 11, Hoa Kỳ lập tức phản ứng mạnh bằng hai pháo đài bay B52 cất cánh từ đảo Guam, đã bay thẳng qua không phận Trung Quốc vừa tuyên bố kiểm soát, mà không hề báo tin cho Bắc Kinh biết, như quy luật họ đặt ra
    Trước tình thế bất ngờ đó, Bắc Kinh đã không dám phản ứng và coi như bị mất thể diện.
    Thêm một mất mát lớn khác của Trung Quốc là đã đẩy hành động của họ đã đẩy Nam Hàn về phía Nhật Bản., và cũng đẩy Nhật Bản và Nam Hàn cũng như các quốc gia vùng Đông Nam Á về phía Hoa Kỳ.
    Việc chiếm hữu không phận vùng biển Đông của Việt Nam kể như bị khựng lại. Chờ xem.

    • VPK ở biển đông(VN) dường như không cần thiết nếu như CSVN đã có những thoả thuận ngầm với TQ về chuyện cùng hợp tác trên biển , đồng thời , VN cũng ráng nhanh tay kêu gọi Ấn độ và Hoa kỳ nhảy vào thanh toán nhanh việc khai thác dầu , cũng đã thấy rằng VN đã không đưa TQ ra toà án QT như Philippines , vậy cũng có thể dự đoán được phần nào trong chính sách hợp tác ăn chia biển đông giữa VN và TQ.

  3. Nhận thấy thế giới không muốn chiến tranh và Hoa Kỳ đang còn rối rắm với chuyện nội bộ, vài tay cộng sản có óc hoang tưởng (như cộng sản VN) tại TQ muốn chơi ván cờ “tiên hạ thủ vi cường chăng”?

    • Ý kiến của bạn rất đúng (Tiên hạ thủ vi cường ) để đặt thế giới vào “chuyện đã rồi”  ,nếu như Hoa lục chuẩn bị đánh đảo Đài loan , trên chính nghĩa Hoa lục chiếm Đài loan sẽ không có nhiều tiếng nói phản kháng từ dư luận thế giới cũng như những hệ quả tại hai sau này .
      Chuyện “dương đông kích tây ” vẫn có thể xảy ra , nếu Hoa lục động binh mà không bị phát hiện sớm bởi tình báo ,vệ tinh và để có được sự chuẩn bị ứng phó hiệu quả từ phía Đài Loan và đồng minh Hoa Kỳ.

  4. Các ông Lê Hiếu Đằng, nhà báo Phạm Chí Dũng… không mơ mộng hão huyền như Mạnh Thắng nữa rồi!

  5. 1. Is this U line already old fashion and out of date?
    http://biendong.net/su-kien/232-bn-ng-li-bo-tren-bin-ong-hanh-ng-ngang-ngc-ca-trung-quc.html

    2. Homeland and border protection is most important to people and government. It’s merely unnecessary Nationalism, so no need to be worry about its side-effect.

    3. Of course, China LOVEs to make Vietnam its state, province. Well, if so, Vietnam is better to become a second Hawaii. But it’s just to say so. Vietnam can be a Singapore or Korea, not belong to anyone. Come on, Government, wake up!

  6. Hành động của Trung cộng gây ra ,chuyện nhìn thấy trước tiên là Nhật đi vào trang bị quân đội , Đại Hàn cũng không thể không chấp nhận những quan hệ mật thiết với Mỹ ,về trang bị quốc phòng .như vậy chương trình xoay trục của Mỹ không gặp chống đối từ những phía ,
    Nguy hiểm ở đây là Trung cộng lâm vào thế mất chính nghĩa ,là kẻ ngang ngược xâm lăng ,tạo ra thế tứ bề thọ địch ,trong nước loạn ,
    Hiện tại ở bên Tàu đang có phong trào kêu gọi THOÁI ĐẢNG .Tân Cương nổi lên bằng bạo động , T ây Tạng tự thiêu ,H ồng K ông muốn dân chủ ,tình thế này đảng cộng sản không thể bền vững trên bao nhiêu gian manh và ác độc ,đi ngược đòi hỏi của con người ,nhất là khi con người đã có GIẤC MỘNG TRUNG HOA ,là AMERYCAN DREAM ,Trung cộng đang lâm trọng bệnh cuồng điên .

Comments are closed.