Hai giáp rưỡi – Chúc mừng năm mới!

Cách đây đúng hai giáp Âm lịch, tức là năm Canh Ngọ – 24 năm trước, tôi đã sang Việt Nam lần đầu tiên. Hai giáp sau, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều và rất nhanh về nhiều mặt.

Nếu hai giáp trước, Việt Nam đã là một nước nông nghiệp với mới tới 66 triệu dân, thì hôm nay, Việt Nam là một quốc gia đang công nghiệp hóa với số dân hơn 90 triệu người. Và nếu trước đây, Việt Nam là một trong những nền kinh tế nghèo nhất Đông Á, trong 24 năm vừa qua, Việt Nam đã hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế mau chóng, sự giảm mạnh số hộ nghèo đói, và sự phát triển nhanh chóng của ngoại thương.

Bất chấp sự chững lại gần đây của các hoạt động kinh tế và những lo lắng hiện tại về sự yếu kém trong các thể chế cơ bản, Việt Nam là một nước còn nhiều tiềm năng. Vấn đề là chất lượng của sự phát triển đất nước Việt Nam sẽ như thế nào?

Có lẽ một trong những thay đổi quan trọng nhất là nước Việt Nam không còn bị cô lập như trong quá khứ. Chỉ mới 24 năm trước, khi tôi đến Việt Nam lần đầu, các mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam rất hạn chế. Việc một người Mỹ sang Việt Nam là chuyện hiếm. Trong khi ngày hôm nay, chính quyền Hà Nội đã có quan hệ với hơn một trăm quốc gia và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức khu vực và quốc tế. Với sự pha trộn nhiều lợi thế cạnh tranh, và cả vị trí địa lý thuận lợi nằm ngay điểm giao của các tuyến đường thương mại tầm cỡ ở Đông Á, một tương lai sáng lạng hơn, thịnh vượng hơn cho Việt Nam tưởng chừng nằm trong tầm với.

Tuy nhiên, vẫn có những điều không chắc chắn đáng để bàn về tương lai của Việt Nam. Trong đối nội, không thiếu những thách thức cấp bách. Đa số liên quan đến những thách thức về lãnh đạo và thể chế. Trong đó, những vấn đề như sự thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình (không phải giải trình theo kiểu hình thức) là đặc biệt quan trọng. Vấn đề lớn thứ hai là sự bất bình đẳng trong xã hội, hiện đang tăng lên cùng với sự nhận thức rõ ràng hơn về sự bất công của người dân. (Là người Mỹ, tôi sẵn sàn chấp nhận vấn đề mất công bằng cũng là một vấn đề cũng rất lớn ở nước tôi – nhưng blog này nói về các vấn đề của Việt Nam).

Một trong những thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang đối mặt hiện nay là làm sao để đất nước có thể phát triển và mở rộng tầng lớp trung lưu. Muốn làm điều đó, chính phủ Việt Nam phải nhanh chóng phát triển số lượng lao động có kỹ năng cao thì mới hy vọng phát triển đất nước mạnh và bền vững được. Và phải giảm tối thiểu những loại chi phí (nhiều khi quá đáng) mà người dân phải gánh chịu từ hàng hóa đến các dịch vụ cơ bản, từ vấn đề nhà ở đến các dịch vụ giáo dục và y tế.

Là người khá lạc quan dù không ngây thơ, tôi tin rằng những thách thức trong nước có thể và phải được giải quyết sớm. Và những nỗ lực trong nghiên cứu của tôi chủ yếu tập trung ở những lĩnh vực này.

Giải quyết những vấn đề nêu trên quả là điều không dễ dàng, vì tốc độ, phạm vi, kết quả của những nỗ lực cải cách ở Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, hai yếu tố quan trọng là sự dũng cảm chính trị và trí tưởng tượng (trong ít nhất một phần quyết định) của giới lãnh đạo chính trị, một yếu tố chưa thấy rõ. Thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ của xã hội dân sự mới nổi ở Việt Nam.

(Ở đây xin nhấn mạnh: Ở Việt Nam, xã hội dân sự không chỉ ở ngoài bộ máy Đảng cộng sản Việt Nam, mà (trong một số khía cạnh) có sự tham gia chưa công khai của nhiều người đã và đang là đảng viên. Tôi tin rằng trong những năm qua, xã hội dân sự sẽ được xem là một thế mạnh thay vì sự đe dọa của đất nước. Dù nghĩ gì về những nhân vật trong xã hội dân sự của Việt Nam, chẳng có ai có thể nói họ là những người không yêu nước. Nói họ không yêu nước chính là nói dối!)

Trong những tháng qua trên blog này, tôi chủ yếu đề cập đến những vấn đề trong nước. Thật ra, chẳng ai có thể đoán được quá trình này sẽ tiếp diễn như thế nào. Chúng ta đều biết sự phát triển của đất nước Việt Nam nên là một quá trình do chính người dân Việt Nam quyết định. Song, có một số điều đáng lo đang tiếp diễn trên phạm vi quốc tế mà điều đó đang đe dọa trực tiếp đến sự độc lập và nguyện vọng của người dân.

Vấn đề thứ nhất trong những thách thức này là Việt Nam cùng với Đông Á và thế giới, sẽ xử lý các thách thức quan trọng trong khu vực như thế nào. Cái tôi đang đề cập đến chính là sự bành trướng và những hành vi đế quốc của Bắc Kinh, mà một lần nữa đang làm dấy lên căng thẳng trong khu vực. Dù là người có một thái độ tôn trọng nhất định đối với Bắc Kinh, rõ ràng 16 chữ “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” không miêu tả những hành vi của Bắc Kinh hiện nay, dù ta giả định “hữu nghị, hợp tác, và ổn định” có nghĩa là Việt Nam không còn là nước độc lập. Việc Hà Nội đón nhận 6 tàu ngầm hạng Kilo từ Nga và dự định tăng cường bảo vệ bờ biển Việt Nam bằng tên lửa, công nghệ quân sự Nga là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, đó không phải là một tương lai sáng lạng mà những người Việt trẻ tuổi và những người từng trải mong mỏi. (Ai muốn xem tôi đề cập vấn đề này bằng tiếng Anh có thể bấm link này).

Trong hai giáp qua, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ về mặt xã hội dù vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo phải đề cập. Và trong suốt thời gian đó, “Ông tây này” đã rất nỗ lực để hiểu thêm về những vấn đề này. Càng học nhiều và càng tìm hiểu nhiều, càng biết mình chưa biết đủ. Nhưng tôi vẫn cố gắng như mọi người. Trong những tháng tới, nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ sang Việt Nam để thực hiện một dự án nghiên cứu cho Liên Hợp Quốc và nhà nước Việt Nam, nhằm hỗ trợ tìm những cách giảm thiểu những trở ngại mà người dân Việt Nam đang phải đối mặt khi tiếp cận các dịch vụ giáo dục, và y tế, năng cao sự mình bạch và trách nhiệm giải trình trong hai ngành quan trọng này. Qua đó và qua việc phan tích những kinh nhiêm quốc tê, chúng tôi sẽ tìm giúp đẩy mạnh “tăng trưởng kinh tế bao trùm” ở Việt Nam.

Xin chia sẻ với các bạn rằng cách đây vài tuần, khi tôi đang ở Việt Nam, có một bạn đã khuyên tôi rằng việc chia sẻ những suy nghĩ và chính kiến của mình về đất nước này sẽ chỉ tăng rủi ro không được chính quyền hoan nghênh ở Việt Nam nữa. Vâng. Tôi hiểu rất rõ về điều đó. Tuy nhiên, ở địa vị của tôi, tôi vẫn phải là tôi; một người chân thành. Nếu các bạn thấy có bài nghiên cứu hay blog nào có tính “thiếu xây dựng” thì xin vui long cho tôi biết cụ thể nhé. Nếu thấy những bài blog “thiếu khách quan” thì tôi cũng sẵng sàng suy ngẫm về điều đó. Nhưng, xin chia sẻ: Tôi là người muốn và có điều kiện để đóng góp vào sự phát triển của đất nước Việt Nam, và tôi cũng muốn sống đúng theo lương tâm của tôi. Nếu có cơ sở mà lại không tìm cách nói ra thì là bất lương rồi. Đúng chưa?

Tôi nhận ra, những thách thức trước mắt là rất lớn và khó giải quyết. Nhưng, nếu có đủ quyết tâm thì bất cứ cái gì đều có thể đạt được. Dù cuộc thảo luận về tương lai của Việt Nam rất dễ đón nhận những trận ném đá, vào dịp Tết này, tôi xin gửi lời chúc an khang thịnh vượng tới toàn thể người dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước, đồng thời trân trọng đề nghị rằng: Với đủ nỗ lực, dũng cảm, và sáng tạo, cũng như một tình thần cơi mở mới, toàn dân Việt Nam cũng có thể giải quyết những thách thức này trong vòng nửa giáp.

Hai giáp và nửa giáp là hai giáp rưỡi đấy. Chúc mừng năm mới toàn dân Việt Nam!

JL

Share Button

Vài suy nghĩ về Biển Đông

Không quốc gia nào có kinh nghiệm nhiều với Trung Quốc như Việt Nam. Thể giới có thể học được gì từ kinh nghiêm của Việt Nam? Ngược lại, Việt Nam có thể học được gì từ thế giới và các nước trong khu vực về cách đề cập tình trạng của ngày nay?  Đối với Việt Nam, việc duy trì một quan hệ ổn định và thân thiện tối thiểu với Bắc Kinh đã và đang đặt ra những thách thức khó khăn và không ngừng nghỉ.

Từ trước đến nay, dù nghĩ gì về Trung Quốc và dù bị Trung Quốc cái đó cái kia, hai nước Việt-Hán đã và sẽ tồn tại cạnh nhau. Các lãnh đạo của Việt Nam đã biết từ đầu rằng trở thành kẻ thù của một quốc gia có nguồn lực khổng lồ là không khôn khéo. Song, từ trước đến nay, dân Việt Nam không bao giờ hy sinh quyền lợi chính đáng của đất nước. Nếu có thì mất nước ngay.

Chúng ta cần xác định rõ, Việt Nam và toàn khu vực cần và hưởng lợi từ một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Bắc Kinh. Dù vậy, toàn khu vực và toàn công đồng Thái Bình Dương đang đối mặt với một hoàn cảnh báo động xuất phát từ việc Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông.

Vấn đề đặt ra là Hà Nội và toàn công đồng quốc tế có thể làm gì khi những đòi hỏi từ Bắc Kinh ngày càng trở nên không thể đáp ứng nổi? Khi chiều hướng và cách hành xử của các ngài ở Bắc Kinh là chà đạp luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền và quyền lợi của các quốc gia láng giểng một cách trắng trợn như vậy? Đây chính là vị trí không thoải mái mà Hà Nội đang phải đối mặt ngày hôm nay; một vị trí mà, bất chấp nguồn gốc xác thực của nó, và bất chấp phương châm “bốn tốt, 16 chữ vàng” vẫn phải đối mặt và đề cập. Đúng chuyện này không chỉ là riêng của lãnh đạo Việt Nam mà của cả Châu Á Thái Bình Dưong.

   Chuyện không thế nào chấp nhận được

Xin nhắc lại, trong những thập kỷ 70, 80, 90 Bắc Kinh đã lấy những biển đảo thuộc chủ quyền chính đáng của Việt Nam từ lâu một cách bạo động và hoàn toàn bất hợp pháp. Và xin nhắc lại, trong những năm găn đây, Bắc Kinh đã tuyến bố một cách hoàn toàn bất chính đáng là hầu hết lãnh thổ trong Biển Đông Nam Á thuộc chủ quyền của họ. Gần đây nhất, trong mấy tuần vừa rồi, chính quyền Trung Quốc ở Hải Nam và ở Bắc Kinh đã công bố ý định của họ là thực thi những tuyên bố chủ quyền không hợp lệ trên gần như toàn bộ khu vực biển Đông. Khu vực được đề cập đến trong những tuyên bố không có thật này bao gồm những hòn đảo và mỏm đá đang tranh chấp, một phần đặc khu kinh tế 200 hải lý của các quốc gia lân bang, và vùng biển quốc tế. Tuyên bố rằng tất cả những tàu đánh cá không phải của Trung Quốc đều phải xin phép chính quyền Trung Quốc để được hoạt động tại vùng biển quốc tế là hoàn toàn bất hợp pháp.  Như nhiều nhà phan tích đã nêu rõ, nếu tuyên bố này được thực thi, điều này tương đương với cướp biển nhà nước.

Đối với Việt Nam, Philippine, và các nước khác, sự từ chối ngầm của Bắc Kinh đối với những tranh chấp về đảo, mỏm đá, và biển là hết sức đáng tiếc cũng như là bất hợp pháp. Song, khẳng định thế không thể nào giúp Việt Nam tìm được một giải pháp. Vậy giải pháp ở đâu?

Trong một kịch bản tốt nhất có thể thì Bắc Kinh sẽ dần rút lại những tuyên bố ngoại cỡ của mình và làm việc hướng tới một thỏa thuận đa phương trên tinh thần hữu nghị, hợp tác và vì thịnh vượng của khu vực.

Rất tiếc là vào lúc này có vẻ rất khó tưởng tượng một thay đổi như thế. Hiện nay, không có quốc gia nào có thể một mình thuyết phục Bắc Kinh ứng xử hợp lý hơn, và tuân thủ luật pháp hơn trong hành vi của mình. Vì thế có nhiều người cho rằng đã đến lúc phải có một nỗ lực có sự phối hợp của nhiều quốc gia, bất chấp sự khăng khăng của Bắc Kinh rằng thương thảo đơn phương là đủ để giải quyết vấn đề. Theo quan điểm này, trong tình trạng hiện này, thương thảo đơn phương không phù hơp khi toàn khu vực đang bị đe dọa.

Hãy quay lại với Hà Nội. Lãnh đạo Việt Nam có thể làm gì, khi họ phải đối mặt với những tuyên bố vô lý từ bên ngoài và những đòi hỏi ngày càng tăng của người dân trong nước đòi lên tiếng? Trong quá khứ, Việt Nam đã phải luôn luôn đối phó với nước hàng xóm hung hăng một mình, qua những cuộc thương thảo bí mật và bắt tay cá nhân, thậm chí không có sự tham gia của ngành ngoại giao Việt Nam. Trong lúc mà con ruột của Nguyễn Cơ Thạch đang ngồi ghế Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, trong lúc mà những quan hệ quốc tế của Việt Nam đã phát triển rất mạnh, thời đại của những bí mật và dọa dẫm đã đi vào quá khứ chưa? Câu trả lời, phải nói, là chưa rõ.

Dù muốn tìm hiểu những thách thức chung của Hà Nội và các nước trong khu vực về quan hệ quốc tế với Bắc Kinh, cũngh phải thừa nhận vị trí của Việt Nam, ngay bên cạnh Trung Quốc, tất nhiên có những bảo hàm đặc biệt, cũng như sự phức tạp trong nội bộ Đảng Công Sản Việt Nam đối với Trung Hoa. Từ bên ngoài, những dân thường rất khó nắm bắt những quan điểm, phương án đạng được bàn luận ở Hà Nội hiện nay. Vì thế, đến bây giờ, rất khó cho bất cứ ai cả để hiểu sâu về những vấn đề cụ thể, đặc biệt trong bối cảnh những cuộc thảo luận công khai về hồ sơ Biển Đông gần như bị cấm.

Thông điệp chính thức rõ nhất về chiến lược khư vực của Việt Nam lại chưa rõ lắm. Rất có thể đó là bài phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn Shangri-la vào năm ngoái ở Singapore. Trong dịp đó, Thủ tướng đã phát biểu một cách hùng hồn với các nhà lãnh đạo khu vực về sự cần thiết cho một kỷ nguyên của “niềm tin chiến lược”. Mặt khác, đối với những người ngoài khu vực Đông Nam Á, và thậm chí những người trong khu vực có đầu óc hoài nghi, ‘chiến lược’ này nghe có vẻ mơ hồ, không khác gì sự kêu gọi một tình hàng xóm láng giềng hòa thuận. Có chăng là, bốn chữ ‘niềm tin chiến lược’ phản ánh nhận thức của Hà Nội và toàn thế giới cần có một tình thế cả tôn trọng lẫn giữ thể diện mà không biện hộ đối với Bắc Kinh trước mặt những căng thẳng trong khu vực đang leo thang. Ngôn ngữ ngoại giao là như thế.

Dạo này, ta cũng có thể hỏi, ‘niềm tin chiến lược’ của Việt Nam sẽ có nghĩa gì khi nó hoàn toàn đối ngược với chủ trương “sự không rõ ràng chiến lược” (strategic uncertainty) và hành vi đế quốc mà Trung Quốc đang áp dụng ở mọi lĩnh vực và nhất là ở trên biển? Nếu sự tin tưởng đã mất thì chiến lược sẽ ra sao?

Toàn thể giới nhìn rõ ràng rằng những căng thẳng đang bộc lộ xung quanh vấn đề vùng biển Đông Nam Á chủ yếu là do những hành động  đáng lo ngại của Bắc Kinh gây ra. Nếu đây là điều mà Bắc Kinh cho là “sự trổi dậy hòa bình”, chúng ta đều có nhiều lý do để lo lắng nữa.

Làm sao giúp Bắc Kinh nhìn thấy và nhận thức những điều này và thay đổi đường lối?  Không có cách nào dễ dàng cả. Dù Hà Nội có lên án tuyên bố bất chính đáng của Trung Quốc về việc ‘phải xin phép đánh cá,’ một phản ứng như thế rất khó có thể có hiệu quả.

Đúng vậy, dạo này càng nghe những người hỏi, làm sao để Bắc Kinh phải đối mặt với một diễn đàn đa phương? Hoặc các quốc gia Thái Bình Duơng hợp lực thúc ép Trung Quốc chịu quyết định của toà án quốc tế. Xin nhấn mạnh, mục tiêu chẳng phải là ngăn chận lại Trung Quốc, mà là sống trên một thể giới với tinh thần hòa bình, hữu nghị, hợp tác, ổn định, hợp pháp. Thế thôi.

Để đề cập vấn đề một cách thực tiễn đã có một số người cho rằng  Hà Nội nên hoán đổi những nhận định khó có thể phòng vệ như  “chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể bàn cãi” và “tất cả những hoạt động nước ngoài trên những khu vực này nếu không có sự chấp thuận của Việt Nam là trái phép và vô căn cứ” sang một chính sách rõ ràng hơn để thu thập sự ủng hộ rộng lớn hơn từ những nhà họ giả trong khu vực Động Nam Á hoặc bên ngoài, tạo nền tảng cho một chính sách chung cho các nước Đông Nam Á và khu vực.

Liên quan đến nó, có quan điểm là trước khi đề cập đến những đòi hỏi bất chính đáng của Bắc Kinh, Việt Nam phải sớm giải quyết những tranh chấp với Philippine, Malaysia, v.v. trước đã. Cũng có nhiều người khuyên nên đem vấn đề này đến UNCLOS, một hiệp định mà Bắc Kinh đang loan báo sẽ rút khỏi nếu bị tiếp tục lên án. Và có rất nhiều dân thường ở Việt Nam đã và đang muốn đống một vài trò tích cực để bảo vệ đất nước. Dù tôi không ửng hộ việc không cho dân bày tỏ vọng  sự quan tâm của họ, tôi hy vọng dân thường Việt Nam hiểu phải tránh những hành vi chủ nghĩa quốc gia cực đoan như ta thấy ở một số nước.

Nếu những phương nêu trên chưa hấp dẫn, còn có những bước đi khác nữa. Có người cho rằng Hà Nội nên tỏ rõ với Bắc Kinh rằng họ sẽ không bắt tay hợp tác quân sự với bất kì quốc gia nào gây bất lợi cho những mối bận tâm chính đáng của Bắc Kinh (như đòi chủ quyền trên gần hết Biển Đông Nam Á), nhưng Hà Nội sẽ sẵn sàng hỗ trợ hay tham gia các liên minh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bao gồm sử dụng hoà bình lãnh thổ hàng hải quốc tế trong khu vực. Để đầy mạnh mục tiêu đó, Hà Nôi nên phát triển mạnh hơn nữa những mối quan hệ trọng yếu, với Mỹ, Nam Hàn, Nhật, v.v. Đồng thời, tiếp tục nỗ lực nữa để tìm được với Bắc Kinh một giải pháp cả hai bên và các bên khác có thể chấp nhận được; và sẽ giữa hữu nghị và hợp tác toàn diện với điều kiện là không có hậu quả bán nước hay hy sinh những quyền lợi quốc gia.

Chúng ta đang sống trong một thế giới càng ngày càng nhỏ bé hơn. Và toàn khu vực Đông Nam Á Thái Bình Dương đang ở một ngã ba đường. Tuyên bố chủ quyền bất chính đáng về những lãnh thổ biển quốc tế không thể chỉ được xem như là một vấn đề song phương cũng như việc coi quá nhẹ luật quốc tế trong việc tiếp cận tranh chấp khu vực. Toàn công đồng đang bị đê dọa.

Việt Nam là một quốc gia biển. Và dân Việt Nam, cũng như dân ở bán đảo Triều Tiên sẽ sống bên cạnh Trung Quốc mãi. Hỏi tôi, muốn có một vị trí mạnh hơn, Việt Nam nên nỗ lực để theo con đường của Hàn Quốc càng sớm càng tốt. Một nước văn minh, pháp quyền, dân chủ, và có ửng hộ của quốc tế sẽ luôn luôn sống an toàn hơn, tự tin hơn. Khiêu khích, ảo tưởng, mất tính xây dựng? Hy vọng là không.

JL

Share Button

Hồ Đức Thanh

Hôm này là sinh nhật của Hồ Đức Thanh, một bạn trẻ đã mất cách đây chỉ có hai ba tuần, ở độ tuổi 31. Là một bạn trẻ đã sống theo lương tâm của mình, là một người hết sức khiêm tốn, và là một người mới quan tâm đến xã hội dân sự với những ý định tốt nhất, Thanh đã ra sức một cách rất cảm dũng chỉ vì tương lai của Việt Nam.

Tôi đã không biết nhiều về Thanh. Chúng tôi đã chỉ gặp nhau một lần khoảng 30 phút trong một thời gian mà tôi tìm hiểu về sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam. Trong những tuần tiếp theo chúng tôi đã trao đổi thỉnh thoảng (trên dưới mười lần) qua Facebook.

Vào một ngày giữa tháng tám, Thanh cùng một nhóm người trể đã bị bắt ngay trong lớp tiếng Anh của họ. Sau đó, Thanh cùng một số người bạn đã phải chịu những hành vi bạo động trái phép, như chúng ta đều biết. Như chính Thanh đã kể lại trong một thông điệp:

6h tối hôm qua, lớp tiếng Anh căn bả sinh hoạt như thường lệ tại nhà một bạn trong nhóm, ngôi nhà này thường là chỗ lui tới của nhiều anh em, lớp học có 2 nữ, 4 nam, không đông như thường lệ. Đột nhiên, công an bất ngờ xông vào, rất nhiều người mặc thường phục, không đeo biển hiệu, có máy quay, dùng lời lẽ thô bạo uy hiếp chúng tôi. Họ bóp cổ anh Trung , chủ nhà, và bắt mọi người bỏ điệ thoạ di động lên bàn, không dùng laptop.

Sau đó, chúng tôi bắt đầu phản công, mọi người sau một hồi bất ngờ, bắt đầu lên tiếng chỉ tất cả các ông công an mặc thường phục, yêu cầu hnói rõ họ tên, lý do đột nhập nhà người khác không xin phép quay phim chụp ảnh không được phép, vi phạm quyền tự do cá nhân…

,,,Họ nói là đây là đoàn kiểm tra tạm trú tạm vắng, chúng tôi nói, các anh kiểm tra, nhưng không mặc quân phục, chúng tôi không biết các anh là ai…

Sau đó ít phút, họ bất ngờ không đối thoại, chuyến sang dùng vũ lực đưa chúng tôi về đồn công an (police station), nói là mời (invite) nhưng 2 công an lực lưỡng kèm một người, dùng sức mạnh, đánh nguội (strike secretly ), trước sự chứng kiến của đông đảo người dân xung quanh tôi cố gắng chống cự (một cách vừa phải), họ to tiếng đe dọa, và nhiều người dân đã trông thấy và lên tiếng bênh vực chúng tôi  rồi họ đưa về đồn, mỗi ngừoi bị đưa vào các phòng riêng….

“The man that watching his watch was the man hit me and took my phone away” – Hồ Đức Thanh

Họ không nói chúng tôi vi phạm gì, nhưng tra khảo và moi thông tin, họ dùng vũ lực lấy điện thoại trong túi quần tôi, và những ngừoi khác cũng thế ….sau đó họ ép tôi ký vào biên bản (paper) , nói rằng tôi không có giấy tờ chứng minh nhân dân, và đấy được cọi là vi phạm.  Tôi không đồng ý, vì theo luật, họ phải bắt quả tang tôi đang vi phạm, rồi sau đó mới có quyền yêu cầu tôi xuất trình ID card (giấy chứng minh nhân dân) và cứ thế đôi co, cuối cùng họ giữ điện thoại tôi, và để tôi về, tôi không biết sẽ lấy lại điện thoại bằng cách nào

Nhưng em nói anh điều này, khi 5 ông công an làm việc với em, một ông có vẻ là sếp, mặc thường phục (not uniform) chất vấn em, em ngắt lời, hỏi ngay : xin lỗi anh tên gì, khi làm việc với công dân anh bắt buộc phải mặc đồng phụcđeo bảng tên, và em nói thế 3 lần với 3 người, và họ đều dừng lại, và buộc phải để cho các ông khác có đồng phục làm việc vì vậy có thể thấy, nếu người dân dũng cảm, yêu cầu cơ quan công quyền làm đúng qui định, thì họ sẽ phải làm, họ biết rõ những gì họ được làm, không được làm. Đa số các trường hợp , khi công dân bị mời vào đồn công an (police station), người dân rơi vào thế bị động, họ dễ dàng quên đi những quyền mình có.

Trong những tháng tiếp theo, tức là đoạn cuối cùng trong cuộc đời, Thanh đã chịu rất nhiều áp lực từ mọi phía về những hành động hoàn toàn ôn hòa. Xin nhấn mạnh, Tôi thực sự chưa rõ về những nguyên nhân đã dẫn đến sự qua đời của Thanh, và tôi không suy đoán hay loại trừ khả năng đã có liên quan gì với những sự cố trong mua hè và những tuần tháng sau đó mà Thanh đã rơi vào tình trạng phiền muộn sâu.

Song, tôi hy vọng trong một tương lai gần, một chuyện như vậy sẽ không xảy ra được ở Việt Nam nữa.  Đến lúc đó và nhiều năm sau nữa, chúng ta sẽ nhớ mọi đóng góp của Thanh và những người khác, đã và đang trả một giá quá cao chỉ vì bày tỏ những chính kiến của họ một cách xây dựng và hoàn toàn bất bạo động. Ở Hàn Quốc, Đài Loan và các nước văn minh trong khu vực khộng có những chuyện xấu như vậy.

Mới tối hôm qua tôi đã nhớ đên bạn ấy khi đang chiếu một phim tài liệu về Ngải Vị Vị trong lớp của tôi ở TĐH City University of Hong Kong. Ông Ngải Vị Vị có nói một câu rất cảm động, và làm cho tôi nhớ đến Thanh. “If you know something and don’t say it, who are you?”

Tôi và nhiều người khác đã được biết Thanh là một người rất hiền lành. Dù nghĩ gì về chính trị, là thành viên của Ban Tuyên Giáo hay là dân thường ở ngoài bộ máy, chúng ta phải phấn đấu hướng tới một nước Việt Nam  thực sự đảm bảo nhân quyền. Riêng tôi sẽ nhớ Hồ Đức Thanh mãi.

Rest in peace. Sẽ nhớ.

JL

Share Button

Viet Nam hay Vietnam?

Đã từ lâu các học giả nuớc ngoài có tranh luận về một vấn đề: chữ ‘Việt Nam’ khi viết bằng tiếng Anh nên là ‘Viet Nam’ hay ‘Vietnam’?

Các học giả, chuyên gia về Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau. Cá nhân mình, khi viết bằng tiếng Anh, tôi thích viết ‘Viet Nam’ vì nhiều lý do. Bằng tiếng Anh, tên chính thức của Việt Nam là Viet Nam. Vì thế, trong những tư liệu tiếng Anh, Liên Hợp Quốc hình như luôn luôn viết Viêt Nam ‘Viet Nam’. Trong khi đó, Ngân hàng Thể giới, cũng là một tổ chức  lớn, và cũng có quan hệ với hệ thống LHQ thì sử dụng Vietnam. Nhiều khi tôi viết một bài báo cho môt tờ báo tiếng Anh, dù tôi gửi bản có  chữ Viêt Nam khi đọc báo lại thấy nó ‘bi kiểm duyệt’ sang Vietnam.

Trong ‘thể giới nói tiếng Anh’, Một số  ‘luật’ về ngôn ngữ (xin lỗi tôi không chuyên về lĩnh vực này) có nói, khi viết đến tên của một nơi (chẳng hạn một tỉnh, thành phố) thì nên viết theo cách viết bằng tiếng Anh phổ thông như ‘Hanoi’ hay ‘Haiphong’ chứ không phải là Ha Noi hay Hai Phong (không bỏ dấu trong tiếng Anh). NHƯNG, đối với những nơi chưa có nhiều người biết đến, chẳng hạn Quảng Bình thì nên viết Quang Binh hơn chứ, không có chuyện viết ra Quangbinh.

Mặt khác, Việt Nam là một trường hợp đặc biệt ở Đông Á vì Quốc ngữ Việt Nam có sử dụng những chữ của tây. Lấy ví dụ, Hoa ngữ chẳng hạn. Khi nơi (địa lý) nào ở hoa lực được viết ra bằng tiếng Anh thì luôn luôn là một từ, dù là Shanghai (Thương Hải) hay Sichuan (Tứ Xuyên). Chỉ có một số trường hơp ít ỏi như chính Hông Kông (nơi tôi đang ngồi) có viết bằng hai chữ (Hong Kong).

Nói đến đây, tôi nhớ ra một chuyện rất bực mình đã xảy ra năm ngoái, khi tôi viết một bài về vấn đề ‘Tự chủ trong bệnh viện công của Việt Nam’ trong tạp chí Khoa học xã hội và Y tế (Social Science and Medicine), là tạp chí hàng đầu trên thể giới trong lĩnh vực Y tế Công cộng. Vậy, tạp chí này yêu cầu tôi viết Việt Nam thành ‘Vietnam.’

Nhưng, đau đầu lớn hơn nữa là về quá trình viết và soạn bài. Ở đây có hai nguyên nhân. Một là việc tạp chí yêu cầu bài của tôi phải không quá 8,000 chữ (vì trước bài đã có trên 12,000 chữ nên đã phải nỗ lực nhiều đề giảm bớt nó..khó lắm rồi!).

Hài là việc bài tôi là về Việt Nam. Về cở bản, vấn đề là như sau: Chán nhất là dù họ đã yêu cầu viết Vietnam tôi đã phải viết hai chữ cho mọi tên của những nơi như Tam Kỳ (Tam Ky) hay Cẩm Phả (Cam Pha)…. không được phép viết như ‘bọn’ học giả Trung Quốc viết Jiuzhaigou (Cửu Trại Câu), mà chỉ đuợc một từ mà thôi. Trong bài của tôi, vì đã so sánh khoảng 14 địa phương khác nhau nên tôi đã phải viết tên của những nơi này nhiều và đã phải ‘trả’ một giá rất cao. ‘Thấy mất công chưa?? Nhưng vẫn chọn viết Da Nang vì tôi đã sống ở Quảng Nam một năm và không bắt mình viết Danang.

Lý do tôi  đề cập vấn đề này vì hiện nay tôi đang hoàn thành một cuốn sách về Việt Nam có nhiều tác giả (tôi đóng vai trò biên tập, và cũng có viết hai chương), và chính tranh cãi này đã nổi lên hôm qua khi đã có một ‘phái’ quyết liệt phản đối việc viết (bằng tiếng Anh ‘Viet Nam’). ‘Phái Vietnam’ này cho rằng, nên dùng cách phổ thông nhất và có lý luân rằng, khi xem từ điển thì đa số có ‘Vietnam’ trước ‘Viet Nam’ và thậm chí khẳng định ‘Viet Nam’ là một ‘phương án ít ưa hơn.’ Còn có người khác cho rằng họ thích viết Việt Nam hơn vì khi viết Viet Nam và sau đó viết Vietnamese họ thấy lạ. Chia buồn!

Có những người, như một ông bạn thân đã nghiên cứu về Việt Nam nhiều năm luôn luôn viết Vietnam. Theo ông này, khi xem từ điển thì gần như là luôn luôn là Vietnam. Và ông này cho rằng, luôn luôn phải theo từ điển. Tôi chưa đầu hàng!! Xin lỗi Ông!! Những từ điển cũng có lúc sai lệch chứ!! Bạn đã bao giờ viết Southsudan hay Southkorea hay Southdakota?? Không bao giờ có những chuyện đó!! Hơn nữa, cũng có nhiều lý do lịch sử chính trị vì sao Việt Nam nên được viết ra bằng tiếng Anh là Viet Nam. Việt Nam có nghĩa là Nam Viet. Là những người xa xưa, ngày xưa đã không muốn thành Tàu. Nói như thế có đúng không, có mất dậy không ạ, có láo không ạ? Theo một só nhà sử học, ngồn góc của tên “Việt Nam” chủ yêu có liên quan đến Nhà Triêu Đại Nguyễn để mở rộng lãnh tổ vào phía nam, hơn là những chuyện cổ điện hơn nữa như đã viết trên.

Chính vì thế, dù có nhiều khi tôi vẫn bị bắt buộc phải chấp nhận ‘Vietnam’ thay vì “Viet Nam,” và đến lúc mà tôi được nghe những lời lý luận có tính thuyết phục… tôi sẽ giữ vị trí ở phái Viet Nam. Nếu được, ta nên gọi mọi nước đúng tên của nó chứ! Nhưng cũng có vấn để ở đó. Tôi sẽ rất ngại viết Trung Quốc Zhongguo hay thậm chí Zhong Guo bằng tiếng Anh chính vì tôi từ chối chấp nhận giả định là quốc gia đó là trung tâm của thể giới. Trong trường hợp này, tôi ưa China hơn, dù đang nói hay viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh!

JL

Share Button

Đã nói, hãy làm

Thông điệp đầu năm 2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm nhiều người bất ngờ, khi ông đã nêu rõ một số bước cần thiết trong quá trình cải cách ở Việt Nam trong năm 2014 và tương lai gần. Bất ngờ không phải vì nói nhiều về “những gì cần làm” (Việt Nam không thua nước nào về kiểu phát biểu này), mà vì nội dung của nó. Tôi thậm chí dám khẳng định, trong hơn 20 năm nghiên cứu về Việt Nam, và tôi nghĩ:

Nếu theo như chính trị ở Việt Nam từ trước đến nay thì ai ai cũng đều biết một bài phát biểu như thế chưa chắc có ý nghĩ gì. Nhưng, trong trường hợp này tôi thấy chúng ta không nên loại trừ khả năng nó là một tín hiệu của một số thay đổi quan trọng, trong quan điểm của ít nhất những người cùng quan điểm với Thủ tướng. Không chỉ vậy, nội dung của bài còn hàm ý Thủ tướng và những liên minh của ông nắm bắt khá rõ những trở ngại cơ bản trong quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay. Từ những vấn đề thể chế đến sự cần thiết của một nhà nước phải hành động một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình, và bài này phản ánh lối suy nghĩ khác hẳn với kiểu ta thường nghe. Đến mức làm cho nhiều người tự hỏi, Nguyễn Tấn Dũng là ai và ông muốn làm gì?

Đã có rất nhiều phản ứng với thông điệp của Thủ tướng (TT). Ở một bên có những người khuyên ta không nên phóng đại ý nghĩa của bài này trong một nền chính trị vẫn còn nhiều bất cập có tính hệ thống. Quan điểm có sự đa dạng của nó. Từ quan điểm “đừng nghe những gì họ nói… hãy nhìn kỹ những gì họ làm” đến quan điểm “chẳng có gì mới cả”,  thậm chí có những quan điểm tố cáo TT “là một tên quỷ quyệt, gian manh, bất chấp thủ đoạn để đạt được mục đích chứ không phải là một lãnh đạo khôn ngoan”.

Tất nhiên, chúng ta có đủ lý đo để nhìn sự kiện này một cách hoài nghi. Song, tôi thấy vẫn là quá sớm để đánh giá ý nghĩa của bài thông điệp năm mới này.

Nghe hay, nhưng có làm được gì không?

Trong bài, TT đã đặc biệt nhấn mạnh rằng Việt Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đảm bảo nhân dân Việt Nam làm chủ, được sống trong một xã hội dân chủ hơn. Theo ông TT, “Dân chủ và Nhà nước pháp quyền là cặp ‘song sinh’ trong một thể chế chính trị hiện đại”. Ông cũng đã nhấn mạnh những điều kiện phải đạt được nếu muốn tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong đó phải có những luật chơi rõ ràng, phải có một xã hội pháp quyền, và một nhà nước hành động một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình cao, v.v. Chẳng ai có vấn đề lớn nào với những nguyện vọng này.

Như hàm ý trên, nếu bài phát biểu này thực sự phản ánh quan điểm thực tế của Thủ tướng hay một thế lực tập thể trong Đảng, thì ít nhất chúng ta có đủ lý do để giữ một thái độ cởi mở (dù hoài nghi) về những khả năng trong thời gian tới. Song, trước khi khui champagne ăn mừng, ta vẫn phải để ý hành vi của ông và các đồng chí liên minh có làm được (hay cố gắng làm) trong thời gian ngắn sắp tới.

Để thay đổi nền chính trị của Việt Nam từ bên trong không phải là việc đơn giản. Có rất nhiều hạn chế về thể chế, với rất nhiều quyền lợi từ lợi ích nhóm, và họ không muốn thay đổi. Trong khi đó, chúng ta không nên giả định những thay đổi là Việt Nam cần phát triển mạnh, nâng cao đời sống, và đẩy mạnh sự công bằng trong xã hội sẽ “xãy ra”, nếu chúng ta đủ khả năng chờ đợi. Để giả định sẽ có ‘thay đổi từ trên xuống’ là một quan điểm ảo tưởng và ngây thơ. Tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định là do cả một quá trình từ trong và ngoài bộ máy.

Chúng ta đều thấy, khoảng cách giữa những lời nói lý tưởng của TT với  thực tế ở Việt Nam hiện nay vẫn không lổ. Đặc biệt đối với tính thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình của bộ máy. Những người trong “xã hội dân sự khởi sinh” của Việt Nam đã thể hiện khá rõ sự tâm huyết, sự dũng cảm, và sự quyết tâm vô tận của họ để đẩy mạnh một Việt Nam pháp quyền một cách ôn hòa. Nếu TT Nguyễn Tấn Dũng muốn thể hiện sự chân thành với những gì được viết, và sự tâm huyết, dũng cảm, quyết tâm vô tận, ông có thể hay nên làm những gì? Tôi đề nghị bắt đầu với vấn đề thiếu minh bạch.

Nếu giới lãnh đạo của Việt Nam muốn đạt được những điều kiện cần thiết thì phải nhìn rõ, dù ‘phê bình và tự phê bình’ mãi, mô hình chính trị ‘dân chủ tập trung’ không thể đóng vai trò của một nền báo chí tự do, một xã hội dân sự văn minh, hiện đại. Thay vì sợ những xu hướng mới, toàn dân phải hướng tới tương lai. Thay vì chống những người hành động vì một xã hội dân sự, phải làm việc với họ – không phải chỉ ở đồn công an mà là ngay trong Quốc hội và những diễn đàn hoàn toàn ngoài nhà nước. Và ít nhất là sớm tôn trọng và bảo vệ những quyền của những nhà báo, blogger, những tổ chức phi chính phủ và mạng lưới không vì lợi nhuận, giúp cho họ hành động một cách hữu hiệu nhất, xây dựng nhất.

Trước mắt, có lẽ không có một trường hợp nào liên quan hơn tình trạng của báo Saigon Tiếp Thị (SGTT). Trong một nước pháp quyền thì không thể có một chuyện như vậy xảy ra như những gì đang xảy ra tại báo Saigon Tiếp Thị. Khi nhà nước yêu cầu sát nhập báo SGTT vào báo khác, họ lấy lý do là SGTT làm ăn thua lỗ. Nhưng, theo tôi hiểu, tình trạng đó đã qua rồi, và tài chính chỉ là cái cớ mà thôi.

Theo như ông Bùi Việt Hà đã viết: “Việc báo SGTT bị đóng cửa là một chuyện buồn và đáng tiếc. Tôi thấy báo này hay, không có các bài dạng lên gân hay theo trào lưu, giật gân như nhiều báo khác. Đặc biệt là serie các bài viết về các doanh nhân, các nhà khoa học, rồi các bài viết của dịch giả Bùi Văn Nam Sơn, … đều rất sâu sắc. Nếu như VN mình có luật về báo chí tư nhân thì nhóm các nhà báo của SGTT sẽ đứng ra thành lập một tờ báo tư nhân với cùng tên và măng sét đó, hoạt động tự hạch toán như một doanh nghiệp làm báo thì thương hiệu đó sẽ không mất đi”.

Trong bài phát biểu, TT Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần nêu rõ những gì Đảng và Nhà Nước phải làm để “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hãy bắt đầu với Saigon Tiếp Thị, một tờ báo độc lập, chất lượng tương đối, và không quá sợ tìm hiểu sự thật. Hãy ủng hộ những nỗ lực của nhân viên báo SGTT để tìm một lộ trình cho họ tiếp tục thực hiện sự nghiệp của họ. Hãy ủng hộ quyền của họ để kiện quyết định đáng tiếc của chính quyền. Và hãy tìm cách động viên (thay vì đe dọa) những yếu tố ôn hòa, có động thái xây dựng trong xã hội dân sự để góp phần vào sự phát triển của đất nước. Thật ra, những nỗ lực phải đa chiều mới được, tôi không bi quan về những khả năng đó.

Như một bạn khác đã viết: “Nếu là trước đây thì bài đó cũng chỉ như những bài của những lãnh tụ trước mà thôi. Chỉ để mị dân, để dân nghe vui tai được một lúc, chứ chẳng ai trông đợi gì. Nhưng bây giờ tình hình bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc. Bài viết này của Nguyễn Tấn Dũng sẽ là sự hỗ trợ, động viên cho những hoạt động của xã hội dân sự trong quá trình phản biện. Và cũng giúp xã hôi dân sự xích lại gần với giới lãnh đạo. Tạo ra tiền đề cho sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam”.

Ở các nước pháp quyền, báo chí độc lập được bảo vệ một cách chặt chẽ. Muốn có một Việt Nam hiện đại văn minh như Thủ tướng đã miêu tả, thì hướng đi phải rõ ràng. Thay vì ngăn chặn những giọng nói độc lập và tin cậy thì phải khuyến khích họ, từ những tờ báo như Saigon Tiếp Thị đến những blogger muốn đóng vai trò xây dựng, từ những viện nghiên cứu độc lập cho đến những nhà bất đồng chính kiến.

Tôi có phải là quá ảo tưởng không? Tôi nghĩ không. Thay vì tập trung quá nhiều vào một cá nhân hay một bài dù hay bao nhiêu, chúng ta nên xếp cá nhân đó, bài đó trong bối cảnh lớn hơn để bắt đầu hiểu ý nghĩa của nó. Làm thế mới thấy được những khả năng đầy hứa hẹn sẽ diễn ra trước mắt.

JL

Share Button

Nguyễn Tấn Dũng là ai?

Ông là ai? Đang làm gì đấy? Nếu đước, hãy cho ta biết. Cảm ơn trước nhé!

Việt Nam vẫn còn là một chính thể độc đảng, độc đoán, trong đó các quyền tự do căn bản chưa được thừa nhận. Tuy nhiên, nền chính trị  của Việt Nam đã thay đổi rõ nét trong một thời gian tương đối ngắn. Do đó chẳng có tranh cãi khi nhận xét Việt Nam hiện nay cho thấy một nền chính trị mới, đầy sinh khí, xuất phát từ những tranh luận xã hội nổi lên trong và ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một cách cởi mở hơn bất kỳ lúc nào khác trong lịch sử tám thập kỷ qua của Đảng.

Có thể thấy một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của các diễn biến này ở cuộc đua tranh diễn ra tại những đỉnh cao chỉ huy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và đặc biệt là ở con đường hoạn lộ rối rắm và nhân cách bí ẩn của đương kim Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Sự nghiệp của Thủ tướng – như trên bề nổi, đập vào mắt người ta – là rất hấp dẫn và quan trọng. Ông được chỉ định vào vị trí thủ tướng với một sự phô trương và một chương trình hành động cải cách tương đối ồn ào, nhưng phần lớn nhiệm kỳ của ông chỉ được đánh dấu bởi khả năng điều hành kinh tế có vẻ kém cỏi.

Suy thoái kinh tế gần đây ở Việt Nam, mặc dù có một phần xuất phát từ suy thoái toàn cầu và sụt giảm tương tứng về đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng liên quan chủ yếu đến những khiếm khuyết về thể chế của đất nước và khoảng trống lãnh đạo lâu dài của nó. Cho mãi tới gần đây, năng lực lãnh đạo của ông Dũng trong các vấn đề kinh tế chắc chắn vẫn bị người ta đặt dấu hỏi nghi vấn. Bởi vì dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế Việt Nam nghiêng ngả vì vô số những vụ bê bối hàng tỉ đô la liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, và bị đe dọa bởi núi nợ xấu ngày càng cao thêm.

Vào những thời điểm có tính quyết định, Thủ tướng đã thể hiện sự hối hận vì những yếu kém của mình. Tuy nhiên lỗi lầm của ông cần được xem xét từ một khía cạnh khác. Thủ tướng Dũng không điều hành đất nước trong chân không, mà là giữa những cản lực về thể chế do Đảng Cộng sản gây ra – một đảng mà quyền lực của nó bao trùm lên bản thân nền kinh tế. Hơn thế nữa, rất nhiều lời phê phán nhằm vào đường lối của Dũng đều là xuất từ các đối thủ khác nhau trong nội bộ đảng.

Những ý kiến phê phán hay hoài nghi về Dũng, cũng như những quan điểm cổ súy cho cải cách chính trị thực sự, đều cho thấy rõ nét mối liên hệ giữa Thủ tướng với số gia sản bị cho là có được nhờ những cách phi pháp. Các ý kiến, quan điểm đó làm nổi bật mối liên hệ chính trị của Dũng với Bộ Công an hùng mạnh. Và chúng cho thấy thất bại có lẽ đã rõ ràng của Dũng trong việc giải quyết những vấn đề mấu chốt như nhân quyền và sửa đổi hiến pháp. Các ý kiến đó cho rằng đối với Dũng thì điều quan trọng nhất là đảng chứ không phải cải cách thực sự. Cũng có nhiều người còn lập luận rằng ý định của Thủ tướng là làm sao để mình giành được cương vị Chủ tịch nước (khi hết nhiệm kỳ vào năm 2016), một cái ghế mà bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam giành cho nhiều quyền lực, trùng hợp với mô hình hiện nay của Trung Quốc.

Ngay cả trong Đảng Cộng sản, Dũng cũng là nhân vật gây tranh cãi. Điều này được phản ánh tại một số khoảnh khắc có tính thử thách. Dũng đã phải chiến đấu chật vật mới giành lại được ghế thủ tướng, và sự kiện đó làm rất nhiều người ngạc nhiên. Mặc dù mới vào cuối năm 2012, ông còn gần như bị các đồng chí của chính mình trong Bộ Chính trị tống khỏi vị trí quyền lực, và chỉ được “cứu” nhờ những ý kiến phản đối từ bên trong hàng ngũ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Mùa xuân năm trước, khi Quốc hội của Đảng tổ chức lấy hiếu tín nhiệm về khả năng điều hành của Thủ tướng và các quan chức, cũng chính là Dũng thu được số phiếu ủng hộ và phản đối đa dạng nhất. Tất cả những điều này đều có thể được kỳ vọng là sẽ làm vị thế của Dũng yếu đi một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, cho đến nay điều ngược lại dường như đã xảy ra.

Trong vài tháng qua, Nguyễn Tấn Dũng đã lại tái khẳng định mình là vị lãnh đạo kinh khủng nhất và có tinh thần trí thức nhất. Và ông đã thể hiện như thế trên cả mặt trận đối ngoại lẫn đối nội. Tại hội nghị thượng đỉnh “Shangri-La” ở Singapore, Dũng đã có bài diễn văn có thể khẳng định là hiệu quả nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, truyền đạt một cách cực kỳ rõ ràng viễn kiến của Việt Nam về an ninh khu vực và sự cần thiết đối với các siêu cường khu vực, là phải cư xử một cách có trách nhiệm.

Quan trọng hơn nữa là những thắng lợi của Dũng trong Bộ Chính trị và trong các quyết định về nhân sự của chính phủ. Dũng không chỉ trụ vững qua các màn đấu đá quyền lực của Bộ Chính trị, mà còn có những quyết định riêng và kiểm soát được; không chỉ việc bầu những cá nhân được các đối thủ của ông ủng hộ, mà còn “cài cắm” được một loạt những “ngôi sao đang lên”, vốn được coi như đồng minh của ông.

Đơn cử một ví dụ, lập luận rằng việc chỉ định cựu Bộ trưởng Giáo dục và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vào vị trí chủ tịch Mặt trận Tổ quốc – giống như một sự giáng chức – đã nhanh chóng đưa đến cảm giác rằng Dũng đã sử dụng, một cách rất thiện nghệ, việc sắp đặt ghế cho Nhân và các thủ đoạn khác để dọn đường cho các đồng minh của mình lọt vào Bộ Chính trị cũng như các vị trí quyền lực khác trong chính phủ.

Chúng ta có thể rút ra điều gì về Nguyễn Tấn Dũng? Ông là ai? Là cái gì? Thật khó biết. Mặc dù ông ta đã phát biểu rất rõ ràng về sự cần thiết phải cải cách, nhưng nhiệm kỳ của ông đã không chứng kiến việc hiện thực hóa những cuộc cải cách thật sự có ý nghĩa. Có lẽ hệ thống chính trị của Việt Nam chỉ đơn giản là quá nhiều phe phái và quá “con ông cháu cha” và tha(thức là patrimonial) cho một cá nhân lãnh đạo nào có thể tạo ra được khác biệt đáng kể.

Với vị trí địa lý, nguồn cung khổng lồ về lao động giá rẻ, và một dân tộc có tinh thần lao động đáng ngạc nhiên, Việt Nam vẫn còn tràn đầy tiềm năng. Tuy nhiên, đất nước này vẫn tiếp tục trì trệ vì những vết thương chủ yếu do chính họ tự gây ra. Cái Việt Nam thiếu là năng lực lãnh đạo cần thiết để vượt qua những ‘bệnh’ phong kiến. Nguyễn Tấn Dũng có phải người làm được việc đó không?

Trong mấy ngày qua, chính Nguyễn Tấn Dũng đã tự đặt câu hỏi này khi tuyên bố nhu cầu phải cải cách, với một bài diễn văn mạnh mẽ nhất, cởi mở nhất và thẳng thắn nhất. Bài diễn văn của ông là chưa từng có tiền lệ, nói về độ rõ ràng và tính tri thức của nó.  Làm cho nhiều người bất ngờ.

Ngoài tất cả những cái đó ra, bài diễn văn còn kêu gọi mở rộng dân chủ, trách nhiệm giải trình, minh bạch, cũng như sự cần thiết phải có một nhà nước có năng lực, có kỷ luật và tôn trọng thị trường hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên, diễn văn của Dũng được điểm xuyết thêm đôi lời nhắc đến Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, rõ ràng là thông điệp cải cách đầy mạnh mẽ của Dũng và hành động xứng đáng với nó, là cái Việt Nam cần nhất.

Trong chính trị Việt Nam, tập thể gần như luôn luôn sùng bái cá nhân và có xu hướng không khuyến khích, hoặc bóp nghẹt các sáng kiến cải cách. Trong bối cảnh này, sự tồn tại và thăng tiến của Nguyễn Tấn Dũng là một tín hiệu phát triển gây tò mò nhất. Làm cho dân Việt Nam hởi, Ông là ai?

Jonathan D. London  là một giáo sư ở Đại học Thành thị Hồng Kông, thành viên chủ chốt của  Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Giám đốc Chương trình thạc sĩ ngành Nghiên cứu Phát triển. Ông London là chủ biên tác phẩm “Chính trị ở Việt Nam ngày nay” (Palgrave 2014) và nhiều các bài báo, chương sách học thuật khác.

Bài này nguyên được viết bằng tiếng Anh cho (Trung tâm chiến lược và quốc tế học, Hoa Kỳ. ( Center for Strategic and International Studies, Washington)

 

Share Button

An khang thịnh vượng

An khang thịnh vượng là những từ có giá trị đặc biệt trong nền văn hóa của Việt Nam. Ở Việt Nam, ta thường nghe cụm từ này vào dịp Tết cổ truyền và đôi khi vào dịp Tết dương lịch. Khi ta nói những từ này, chúng ta thường có ý mong muốn gửi một lời thân thiết đến người nhận, ít khi chúng ta nghĩ đến ý nghĩa sâu sắc của thành ngữ này và nội dung chính trị của nó.

Trong học kỳ sắp tới ở City University of Hong Kong, tôi sẽ giảng dạy ba môn, một khối lượng việc làm rất lớn (vì học kỳ qua tôi không dạy một môn nào). Trong đó hai môn – (A) Những chế độ phúc lợi xã hội và chính sách xã hội ở Đông Á và (B) Chính trị và những Phong Trào Xã Hội ở các Nước đang Phát triển – sẽ dạy cho cái gọi là Masters of Social Sciences in Development Studies (Chương Trình Thạc Sĩ về Sự Phát Triển Học), một chương trình mà tôi đã và đang phụ trách. Môn thứ ba (gọi là C), mang tên “Những truyền thống nghiên cứu trong các khoa học xã hội” nó dành cho những sinh viên chưa tốt nghiệp, nhưng có nhiều nội dung quan trọng về triết học của khoa học xã hội đáng lưu ý.

Trong những tháng tới, ngoài việc bình luận về những vấn đề quan trọng ở Việt Nam đương đại, và lên tiếng khi cần, tôi sẽ chia sẻ và suy ngẫm những ý tưởng, những tranh luận, những cái hay mà tôi đã đề cập trong ba môn này và khi có cơ hội sẽ làm rõ và tìm hiểu sự liên quan của nó đối với Việt Nam. Như thường lệ, tôi sẽ phấn đấu viết hay, để mọi người không chán. Coi thử nhiệm này như một MOOC (Massive Open Online Course) phi chính thức dành cho những người Việt Nam có quan tâm. Xin bắt đầu với chủ đề ‘an khang thịnh vượng,’ một khái niệm có liên quan trực tiếp đến môn A (nêu trên).

Mục đích ở đây không phải là viết một bản luận án về “an khang thịnh vượng”, hay tìm hiểu về những cụm từ tương đồng hoặc sự khác nhau của nó qua các nền ‘văn hóa phương Đông’ và các nền văn hóa khác trên thế giới. Thay vì vậy, tôi chỉ muốn bắt đầu suy ngẫm về ý nghĩa của nó. Trong những tháng tới chúng ta có thể cùng tìm hiểu về các tranh luận xung quanh những chính sách kinh tế xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong tình hình hiện nay; những chính sách mà tôi đã và đang nhiên cứu cho Liên Hợp Quốc để phục vụ cho người dân Việt Nam và Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người: Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con người năm 2011 (Báo cáo mà tôi đã giúp viết).

Hãy bắt đầu với cụm từ ‘an khang’. Từ trước đến nay cụm từ này có ý nghĩa liên quan đến tình hình vật chất và tinh thần của một “tập thể xã hội” nhất định. Nó có ý nghĩa gần với phúc lợi xã hội, qua những cụm từ như “an sinh xã hội” hay “an sinh kinh tế xã hội” theo nghĩa đen của những từ đó. Bên cạnh đó, ‘an khang’ cũng có yếu tố liên quan đến sức khỏe, hơn nữa, ‘an khang’ (theo nghĩa đen) hàm ý một số điều kiện cần thiết đã được đảm bảo. Chẳng hạn, có đầy đủ các nguồn hỗ trợ (tư liệu tự tạo ra hay từ bên ngoài) để tái sản xuất sức lao động và sống trên chân giá trị lao động của mình.

Vâng, ‘an khang’ luôn có những nguyên nhân cá nhân, xã hội, và môi trường. Song, ta phải luôn luôn nhớ, nhiều yếu tố quyết định của tình hình kinh tế xã hội của mọi cá nhân thuộc những nguyên nhân chính trị và thể chế.

“Thịnh vượng” cũng thế thôi. Muốn sống ở một nước “giàu mạnh” thì phải có một nền chính trị và những thể chế xã hội có thể tạo ra những điều kiện cần thiết để kích thích sự tích lũy vốn, tăng trưởng kinh tế, và nhiều cơ hội kinh tế cho người dân từ mọi thành phần. Vấn đề cơ bản ở đây là xác định và thực hiện những điều kiện về thể chế này như thế nào? Ở nước nào, làm thế thật không đơn giản và là đối tượng của nhiều tranh luận trong “cộng đồng” quốc tế và những nhà khoa học xã hội.

Viết những dòng này để chia sẻ ba cái. Một là trong thời gian tới tôi sẽ chia sẻ một số ý tưởng chủ yếu đã được đề cập trong 3 món (A, B, C), nói theo một cách nào đó nó sẽ có giá trị cho các bạn đọc. Hai là chúc mọi người Việt Nam an khang thịnh vượng vào mùa Tết. Và ba, đặc biệt liên quan đến cụm từ ‘an khang thịnh vượng’, chúng ta có thể ‘chúc’ nhau mãi mà chẳng có kết quả nào. Quan trọng hơn là chúng ta phải tìm hiểu những nguyên nhân và kết quả của sự an khang và sự thịnh vượng để nhìn rõ hơn là chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để đẩy mạnh những cải cách cần thiết ở Việt Nam.

Làm thế rõ ràng là khó. Ít nhất chúng ta phải tự tin bàn luận về những vấn đề kinh tế xã hội nổi bật một cách sôi nổi và tự do, như chính Nhà Nước Việt Nam đã cam kết trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền và như trong Hiến Pháp của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ghi rõ.

JL

 

Share Button