Sách mới – Chính trị ở Việt Nam Đương đại

Xin trân trọng chia sẻ với các bạn một cuốn sách mới nhiều tác giả, do chính tôi biên tập: Chính trị ở Việt Nam Đương đại: Đảng, nhà nước, và nhưng mối quan hệ uy quyền.

CTVNĐĐ 20114Cuốn sách này (272 trang, NXB Palgrave/MacMillan, toàn tiếng Anh) sẽ được xuất bản vào giữa tháng 5 và có thể được mua ở đây.

Dù là một sách mang tính học giả, nôi dung cũng liên quan những tranh luận phổ biến về chính trị ở Việt Nam. Mặt khác, dù hy vọng cuốn sách sẽ có giá trị cao nó được viết cho một khán giả học giả.

Do vậy, bắt đầu từ tuần sau tôi sẽ thỉnh thoảng chia sẻ và giới thiệu một cách ngấn gọn (và không lý thuyết) về mỗi một chương của cuốn sách với những mức địch thảo luận, chia sẻ ý tưởng, v.v.

Ở duới này là thông tin về cuốn sách Chính trị ở Việt Nam Đương đại và một chút thông tin về tôi.

Nội dung

Sự phát triển chính trị của Việt Nam đã bước vào một giảiđoạn bất thường, dù mơ hồ. Chính trị ở Việt Nam, trong một thời gian dài dễ đoán định và buồn tẻ, nay đầy sự không chắc chắn và những sự khả năng chưa hề thấy trong lịch sử hậu chiến của đất nước.

Với những đóng góp của những học giả hàng đầu quốc tế, cuốn sách này thăm dò một cách toàn diện những khía cạnh cốt lõi trong nền chính trị của Việt Nam, cung cấp những quan điểm mới về một trong những nước ở Đông Nam Á được ít hiểu nhất. Cuốn sách Chính trị ở Việt Nam Đương Đại tập trung vào những chủ đề khác nhau, như:

  • Sự phát triển của Đảng Công Sản Việt Nam
  • Sự tiến hóa của các mối quan hệ giữa những chính quyền TW;
  • Những chức năng của các thể chế chính trị đại biểu;
  • Những hành động của những người bất đồng chính kiến;
  • Sự phát triển ban đầu của xã hội dân sự; và
  • Hành vi đàn áp và khoan dung từ phía nhà nước.
  • Tương lai của chính trị ở Việt Nam

Khác so với những phân tích về chính trị ở Việt Nam đến nay, những đóng góp trong cuốn sách này đặc biệt nỗ lực để nhìn Việt Nam trong bối cảnh của những tranh luận đương đại về chính trị ở Đông Á.

 Mục lục

Cuốn sách Chính Trị ở Việt Nam Đương Đại có 9 chương, gồm:

  1. Chính trị ở Việt Nam; Jonathan Đ. London
  2. ĐCSVN độ 83 tuổi; Tuong Vu
  3. Nhà nước vs. Nhà nước: Vấn đề ông chủ và (‘người’)đại diện (PrincipalAgent Problem) trong những cải cách phi tập trung hóa của Việt Nam; Thomas Jandl
  4. Chủ nghĩa đọc đoán ‘sắp xếp lại:’ Những mối quan hệ liên quan đến trách nghiêm giải trình trong nền thống trị một đảng của VN; Thaveeporn Vasavakul
  5. Hiểu biết phiếu tin nhiệm của Quốc Hội: Bài cập nhật; Edmund J. Malesky
  6. Sự đàn áp và khoan dung của nhà nươc đối với những người bất đồn chính kiến ở Việt Nam Đương Đại; Benedict J. Tria Kerkvliet
  7. Bộ Máy Thống trị độc đoán ở Việt Nam; Carlyle Thayer
  8. Sự Ảnh hưởng chính trị của xã hội dân sự ở Việt Nam; Andrew Wells-Dang
  9. Một nền chính trị mới? Jonathan Đ. London

  Về tác giả/biên tập

Jonathan Đ. London là một giáo sư trong khoa Quốc Tế và Á Châu Học và là Thanh Viên của Trung Tâm Nghiên cứu Đồng Nam Á tại TĐH Thành Thị Hồng Kông. Những bài đã được xuất bản của J. London gần đây nhất gồm có những bài nghiên cứu khoa học trong những tập chí như The Annual Review of Political Science, The Journal of Contemporary Asia, The Pacific Review, Social Science & Medicine. London cũng đã là tác giả/biên tập của cuốn sách Education in Vietnam (2011, ISEAS) và nhiều báo các kỹ thuật, bài phân tích, và bài bình luận mà đề cập những chủ để xã hội, chính trị, kinh tế.

 

Share Button

Ukraine và cánh tả ở phương Tây

Dạo này có nhiều người đang lo về tình hình tại Ukraine. Trong đó có tôi. Là một nhà quan sát chính trị ở Việt Nam tôi cũng khá quan tâm đến những quan điểm của người Việt Nam, cả trong và ngoài nước. Nói chung, tôi vẫn thấy những người ủng hộ Putin vô điều kiện là những người rất hạn chế về tư duy và gần như là thuộc nhóm chưa biết tư duy độc lập có thể tồn tại.

Song tôi cũng thừa nhận, dù tôi có quan điểm của tôi, Ukraine không phải là một trường hợp đơn giản. Hơn nữa, đại đa số người, trong đó có tôi, rất có thể chưa có đủ thông tin. Trong khi đó, tôi phải chia sẻ với các bạn đọc một hiện tượng làm cho tôi bất bình mà xin bàn ở dưới này.

Hôm qua tôi đã gửi email tới một người bạn, cũng là một giáo sư, và cũng là một người Mỹ, về một hiện tượng tôi thấy khá lạ thậm chí khó chịu. Đó chính là không ít nhân vật và báo chí nổi tiếng thuộc phái tả của Mỹ (như The Nation) đang bày tỏ sự thông cảm của họ đối với nhà đọc tài Putin về hồ sơ Ukraine. Tôi đặc biệt quan tâm đến ý kiến của bạn này vì ông ta đã sống nhiều năm cả ở Châu Âu lẫn Đồng Nam Á và, nói chung, là một người mà biết nhiều. Trả lời câu hỏi của tôi, bạn này có viết:

Hi Jonathan, Không chỉ là phái tả ở bên Mỹ, mà phái tả ở Châu Âu (cũng có vài tiếng nói nổi danh ủng hộ Putin ở Anh Quốc, chẳng hạn). Một lý thuyết có thể là như này: Sự căm ghét của một số bộ phận trong phái tả tâp chung chủ yếu vào ‘đề quốc chủ nghĩa Mỹ’ hậu Iraq/Aghanistan. Ho coi Nga là một lực lượng chống lại.

Thứ hai, (một số bộ phận trong) phái tả (ở Mỹ, Tây Âu) đã chấp nhận luận điểm (không hoàn toàn không đúng) rằng (nền chính trường) của Ukraine đang bị những phe quốc gia chủ nghĩa “phát xít” đô hộ. Nếu đó là sự thật, dù chỉ là một phần nhỏ và nhất định, Putin sẽ lấy cớ đó để ép Ukraine. Tất nhiên đó cũng là vô lý – vì chính kiểu chính trị chủ nghĩa quốc gia của Nga là đáng tệ (nếu không muốn nói “phát xít”).

Thứ ba, phái tả không thích “quyền lực nhân dân” (những phong trào “people power”). Tôi đã thấy điều này xảy ra đối với Philippines hồi năm 1986, mà cánh tả thấy là một âm mưu của Mỹ (lại, không hoàn toàn sai nhưng là một phóng đại cực lớn). Đối với những cuôc nổi dậy ở Đông Âu năm 1989 cũng vây: Ví dụ, có một chuyên gia về Romani, một học giả khá giỏi, thậm chí trách mắng Mỹ về sụp đổ của Ceausescus. Điên. Và tất nhiên Georgia và Ukraine trong những năm 2000s. Thấy người dân của những nước này ‘bị lỡ độ đường vì đêm tối,’ không hề tự đúng lên chống lại độc tài chính trị, mà luôn luôn là con rối của quyền Mỹ. Cũng có lúc phái tả thật là kỳ lạ.

Tại sao tôi lo về những quan điểm của cánh tả phương Tây về hồ sơ Ukraine/Putin? Lý do đơn giản là tôi là một người rất thông cảm với chính trị cánh tả. Tôi rất quan tâm đến những vấn đề như công bằng xã hội v.v… Tôi cũng là một người chống đề quốc, dù sự đế quốc chủ nghĩa đó là của Mỹ hay Nga hay Trung Quốc. Cái mà tôi không thể nào chấp nhận được là ủng hộ cho một chế độ độc tài không tôn trọng nhân quyền hay một lãnh đạo chính trị mà đã được bâu cử môt cách dân chủ mà lại không chơi theo những luật chơi dân chủ.

Dù không theo đạo và dù gia đình của tôi đã ở Mỹ hơn 100 năm trời, tôi là một người gốc Do Thái; cụ ngoại sinh ra ở Odessa và cụ nội ở Lithuania. Trong gia đình đã có người chết vì cả Hitler lẫn Stalin. Vậy, tôi không coi nhẹ chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa đế quốc. Tôi phải thừa nhận, kiến thức của tôi đối vối Đông Âu không cao. Nhưng, nó dủ cao để khẳng định như sau: Chúng ta phải ủng hộ một nền chính trị dân chủ ở Đông Âu. Phải chống lại những quan điểm thực sự mang tính đế quốc và phát xít ở mọi phía. Năm nay là kỷ niệm 100 năm chiến tranh thế giới thứ nhất. Chúng ta đã học cái gì?

Là một người khá thông cảm với chính trị cánh tả, tôi đặc biệt hổ thẹn khi những người “đòi công lý” lại ủng hộ những kẻ mà chẳng tôn trọng dân chủ và nhân quyền một chút nào. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng hiểu rõ hơn về tình hình ơ Ukraine và ủng hộ những Anh Chị Em Ukraine mà đang đấu tranh cho một tương lai dân chủ, công bằng, và phi cả phát xít lẫn đế quốc. Đó là kiểu chính trị cánh tả duy nhất tôi có thể ủng hộ được.

JL

Share Button

Phỏng vấn: Sự Phát triển Kinh Tế ở TQ và VN

Phỏng vấn với RFI được phát hành ngày 25/3/2013 về phát triển kinh tế ở TQ/VN… dài 14 phút… chất lượng thu âm không đều – XIN LỖI!… bài nghiên cứu (bằng tiếng Anh) là “The Political Economy of Development in China and Vietnam“,  Annual Review of Political Science, 17.

 

 

Chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam”

Thanh Hà/RFI

Trung Quốc và Việt Nam đã trải qua ba thập niên « tăng trưởng thần kỳ ». Cả hai quốc gia cùng có một mô hình phát triển đặc biệt với vai trò chủ đạo của nhà nước. Tại Trung Quốc và Việt Nam khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp nhà nước. Trong bối cảnh tăng trưởng bị chựng lại, Việt Nam và Trung Quốc phải điều chỉnh mô hình phát triển ra sao ? Phỏng vấn giáo sư Jonathan London, đại học Hồng Kông.

Chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam qua nghiên cứu của giáo sư Jonathan London và Edmund Malesky. Đâu là những bất cập trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Trung Quốc và Việt Nam ? Hai giáo sư Jonathan London và Edmund Makesky nêu lên câu hỏi này trong bài nghiên cứu « The Political Economy of Development in China and Vietnam » sắp được công bố trên tạp chí khoa học Annual Reviews của Mỹ vào tháng 5/2014.

Giáo sư Jonathan London giảng dậy tại đại học Hồng Kông. Về phần giáo sư Edmund Malesky, ông là một chuyên gia khoa chính trị học thuộc đại học Duke, Durham, bang North Carolina- Hoa Kỳ.

Trong bài tham luận vừa nêu, hai đồng tác giả nhìn nhận những thành tích kinh tế không thể chối cãi mà Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được. Trung bình trong thời gian từ năm 1990 đến 2010, GDP của Trung Quốc  tăng đều đặn 10 % một năm. Đối với Việt Nam là 7 % một năm. Cả hai đã đẩy lui nước nạn nghèo khó.

Có hai cách giải thích cho sự tăng trưởng vượt bực của Trung Quốc và Việt Nam trong giai đoạn nói trên : một là cả hai đã đốt giai đoạn trong tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Giải thích thứ hai là những thành quả kinh tế có được một phần do mô hình kinh tế tập trung của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam. Giải thích thứ nhì này là nguồn tranh cãi bất tận.

Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều đã có những thiếu xót trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Mô hình phát triển của hai quốc gia châu Á sát cạnh nhau này đã có nhiều nét bất cập. Sự can thiệp của nhà nước là một trở ngại cho sự phát triển bền vững của hai quốc gia nói trên.

Trả lời ban Việt ngữ RFI bằng ngôn ngữ của cụ Nguyễn Du, giáo sư Jonathan London cho biết về nội dung chính bài nghiên cứu mà ông là một trong hai tác giả, về ý nghĩa và tầm mức quan trọng của bài tham luận sắp được công bố trên tạp chí Mỹ Annual Reviews.”

Share Button

Đâu là văn minh?

Không ai có thể phủ nhận tình hình chính trị ở Việt Nam đã thay đổi nhiều. Song, chỉ 10 tháng trước đây, khi tôi bắt đầu viết blog này, cảm xúc của tôi về những triển vọng của Việt Nam khác hẳn ngày hôm nay.

Nếu trước đây tôi đã thấy những xử hướng đầy khả năng thì hôm nay tôi thấy nền chính trị của Việt Nam đã bước vào một giải đoạn khó; một lúc mà trong đó con đường tới một xã hội văn minh hơn, tôn trọng và bảo vệ nhân quyền là khó thấy hơn.

Khi bắt đầu viết blog, tôi không ngờ rằng mình sẽ dành nhiều năng lượng để nói về các vấn đề có liên quan đến quyền con người. Và thế mà càng nhiều thời gian tôi dành cho blog này, cố gắng hiểu những gì đang xảy ra ở Việt Nam, thì tôi càng phải đối diện với thực tế khắc nghiệt và đáng buồn rằng (1) quyền con người ở Việt Nam bị vi phạm một cách hệ thống, và (2) điều này ảnh hưởng rất xấu tới triển vọng phát triển của đất nước.

Trong hai tuần vừa qua hai blogger người Việt Nam – Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào – đã phải nhận bản án tù dài đằng đẵng vì “lạm dụng tự do dân chủ” trong khi Bùi Thị Minh Hằng – một nhà hoạt động đòi cải cách chính trị nổi tiếng và đặc biệt lớn tiếng đã bị tạm giam, và chẳng ai biết thông tin về tình trạng sức khỏe của bà. Từ chỗ đứng của tôi, những sự kiện này đang làm cho Việt Nam xấu đi trước con mắt quốc tế.

Trong bài phát biểu đầu năm được nhiều người thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bàn nhiều về điều kiện cần thiết cho một nền cộng hòa dân chủ hơn. Sự khác biệt giữa những lời lẽ bay bướm về đổi mới và thực tiễn là rất đáng thất vọng, nếu không nói tới thực tế là những người cổ vũ cho thay đổi thực sự ở Việt Nam, trong đó có tôi, không được phép thất vọng.

Dù không phải là người Việt Nam. Nhưng tôi quan tâm tới Việt Nam như bất kỳ người Việt Nam nào, và trong vai trò một nhà khoa học xã hội và một học giả, công việc của tôi là tìm hiểu và giải thích Việt Nam. Các hoạt động trên blog của tôi chủ yếu thỏa mãn nhu cầu chia sẻ suy nghĩ của tôi, thỉnh thoảng chia sẻ nhgiên cứu, và vâng, tán dóc về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Một lần nữa tôi xin chia sẻ hai quan điểm cụ thể của tôi. Việt Nam không nên tiếp tục là một quốc gia cảnh sát. Đất nước sẽ thu được nhiều lợi ích từ việc phát triển một xã hội dân sự độc lập và mạnh mẽ.

Chúng ta nên hay không nên lạc quan về triển vọng phát triển chính trị ở Việt Nam? Câu hổi không có ích lắm. Vấn đề là làm thế nào để tạo điều kiện cho một trật tự xã hội minh bạch, dân chủ, pháp quyền, văn minh. Một trật tự xã hội mà trong đó chính việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến ôn hòa mới là lợi dụng các quyền tự do dân chủ.

Nói thế được chứ? Tôi quyết tâm giữ tính xây dụng. Vậy, trong khi tôi ra sức để nhiên cứu về những vấn đề xã hội chính trị quan trọng, những vấn đề phúc lợi xã hôi như giáo dục, y tế, và bao trợ xã hội, xin phép chính quyền nghe những chính kiến của tôi, từ nhân quyền đến biển động. Đâu có ý xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước. Chỉ khuyên kích nhà nước thức đầy nhân quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân và, qua đó, góp phần một cách khác vào sự phát triển toàn diện của đất nước.

JL

Share Button

Những ngày không quên

Bài này vốn được viết vào tháng 5 năm 2014 bằng tiếng Anh nhằm giúp một tập thể độc giả quốc tế hiểu rõ hơn về tình trạng của Việt Nam. Vào ngày 17 tháng 2, xin lại chia sẻ bài. Có một câu hỏi: Tôi đã viết bài này vài tháng trước “những ngày không quên mới” — tức những ngày sau 2 tháng 5 – khi TQ đặt giàn khoan HD981 )… Lại đọc bài và tự hỏi mình, những sự kiện trong năm qua có thay đổi gì không, hay chỉ làm cho tình trạng căng thẳng thêm?

Trong cộng đồng quốc tế, “lịch chính trị” (political calendar) ở Việt Nam gần như không được thảo luận. Dù vậy, trong bối cảnh căng thẳng khu vực đang gia tăng và các nỗ lực giải quyết căng thẳng thì thật mong manh, cả thế giới nên biết rằng tháng giêng, tháng 2, và tháng 3 mỗi năm là những tháng mà cảm xúc chính trị của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc đặc biệt gay gắt. Hiểu rõ các lý do của điều này sẽ giúp cả thế giới hiểu rõ góc nhìn của Việt Nam đối với xu hướng bành trướng của Trung Quốc hiện nay và những khó khăn mà Hà Nội phải đối mặt trong việc xử lý chuyện đó.

Mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải dài hàng nghìn năm và có những bất hòa gay gắt trong hàng thế kỷ qua. Tuy nhiên, căng thẳng hiện nay giữa hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc mới xuất phát từ rất gần đây. Khi Bắc Kinh len lén xúc tiến thực thi các yêu sách về chủ quyền vừa thái quá vừa không có cơ sở pháp lý của mình, thì trong lịch Việt Nam, có ba ngày nổi bật lên.

Ngày thứ nhất là ngày 19/1. Vào ngày này năm 1974, quân đội Trung Hoa lục địa đã tổ chức một cuộc tấn công thảm sát và cướp những hòn đảo chính trong chuỗi đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền suốt hàng thế kỷ, cho đến tận thời kỳ thực dân và hậu thực dân. Dù chọc điên tiết về hành vi của Bắc Kinh, sự phụ thuộc vào Trung Quốc của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm cho Tổng Bí thư Lê Duẩn khiến cho im lặng và kiềm chế trở thành gần như là lựa chọn duy nhất.

Ngày nay, 74 người lính trẻ của Việt Nam Cộng hòa, những người đã hy sinh khi bảo vệ quần đảo của Việt Nam, được coi như anh hùng dân tộc cả nước Việt Nam, nhưng không chính thức. Bất kể điều đó có khôn ngoan hay không, trước sự phẫn nộ của nhiều người Việt Nam, Hà Nội nói chung vẫn trấn áp các hoạt động tưởng niệm ở nơi công cộng.

Sau đó tới ngày 17/2. Ngày này năm 1979, Bắc Kinh tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn nhưng đầy rủi ro, vào miền bắc Việt Nam. Trong một cuộc hội đàm Mỹ-Trung, Bắc Kinh tiết lộ ý định ”dạy cho Việt Nam một bài học”, xuất phát từ việc Hà Nội đem quân vào Campuchia vào năm 1978 – hành động xâm lược mà, như chúng ta có thể nhớ, nhằm lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot được Bắc Kinh hậu thuẫn. Thất bại về mặt quân sự, cuộc chiến còn gây ra cái chết vô nghĩa của hàng trăm nghìn người Việt Nam và Trung Quốc.

Trong bối cảnh của hiện nay, lúc Washington đang lo ngại về việc Trung Quốc phát triển quân sự, cần nhớ rằng sự xâm lược của Bắc Kinh vào Việt Nam phần lớn là có ý đồ ám chỉ họ sẵn sàng làm đồng minh với Mỹ để cô lập Việt Nam và để đương đầu với mối nguy từ Liên Xô mà họ nhận thức được. Thật vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng xuất phát điểm của việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự như bây giờ là do một mối lo ngại mang tính hoang tưởng, ám ảnh – hậu quả của thất bại ê chề trong cuộc chinh chiến ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, cuộc chiến xâm lược của Bắc Kinh vào năm 1979 vẫn được người ta tưởng nhớ, nhưng lại cũng không chính thức. Năm nay, không đếm được có mấy nghìn người Việt Nam đeo huy hiệu hoa sim và đặt làm hình nền trên Facebook hình ảnh bông hoa sim – vốn là loài hoa ở nơi mà hàng trăm nghìn người Việt Nam đã chết hồi đó.

Cuối cùng, chính ngày hôm nay 14/3, năm 1988, là ngày Bắc Kinh đã tiến hành cuộc bỏ thầu bất chính gần đây nhất của họ, lần này là một nỗ lực nhằm cướp đảo trong chuỗi đảo Trường Sa, kể cả những hòn đảo mà Việt Nam đã khẳng định chủ quyền lịch sử rõ ràng. Vào cái ngày đó, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã nã súng vào ”những người anh em xã hội chủ nghĩa” của họ trước khi đứng nhìn hàng chục người chết chìm, với một thái độ tàn ác không thể chối cãi.

Tính đến nay, số giấy báo tử chính thức của Hà Nội về vụ này vẫn dừng ở con số 64 người. Mặc dù có một số ý kiến ở Hà Nội cho rằng con số thực phải lên đến gần 200 nhân mạng. Những nhân chứng trực tiếp kể lại rằng vào cái ngày đó, quân đội Trung Quốc đã bao vây vài chục lính hải quân Việt Nam đang trôi dạt khỏi chiếc tàu bị đánh chìm của họ, xả súng bắn vào họ, không cho họ bơi đi thoát, và đứng nhìn họ chìm dần sau vài giờ.

Những vết thương đó không bị lãng quên ở Hà Nội, kể cả trong bộ mấy đảng và nhà nước; Nhưng, cũng không ai được nói tới chúng. Và cả sự phẫn nộ với lối hành xử trên biển của Bắc Kinh cũng vậy, rất ít khi được nói tới. Dù kể từ năm 1988, ngư dân Việt Nam đã thường xuyên phải đối mặt với vô số lần bị đánh đập, bắt giữ đòi tiền chuộc, bị sát hại.

Sự im lặng chính thức của Hà Nội, tại một trong những quốc gia đã chiến đấu vì độc lập dữ dội nhất thế giới, là điều đáng kể. Nó cũng thống nhất với một loạt những lý thuyết đã có từ lâu nhưng rất gây tranh cãi, về cách ứng xử với Trung Hoa như thế nào là tốt nhất. Từ một góc nhìn nọ, để giữ gìn độc lập và chủ quyền thì cần phải im lặng, phải tỏ sự tôn trọng Bắc Kinh, và phải giữ cách hành xử của ”thằng em bé nhỏ”, hay thậm chí của một nước chư hầu.

Không có gì ngạc nhiên, quan điểm này bị nhiều cộng đồng người Việt ở Việt Nam cũng như khắp nơi trên thế giới thấy rất khó chấp nhận. Quan trọng hơn, đối với Hà Nội, vào thời điểm này, có lẽ đó là một cách tiếp cận không còn tác dụng nữa.

JL

 

Share Button

Định hướng và định kiến

Sáng nay đọc một bài trên tờ báo Lao Động mang tên “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt.” Tên của bài thực ra là một câu trích dẫn của chính Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, và là một trong số những người có thể trở thành Thủ tướng vào năm 2016.

Tuyên bố của ông Phúc đã được nghe ở “một hội thảo khoa học” về “Một số vấn đề lý luận – thực tiễn cốt yếu về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Trong bài báo đã nêu rõ, “Tham dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Thanh Hải – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Vương Đình Huệ – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Xuân Thắng – Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam” — Tức là những nhân vật “cỡ bự” trong giới lý luận chính trị của Việt Nam. Mục đích của hội thảo là để thực hiện Kết luận số 66 của Bộ Chính trị về tổng kết một số vấn đề về lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016).

Theo phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh:

“Sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã được tạo lập và đi vào hoạt động, từng bước hoàn thiện. Những thành tựu đổi mới về kinh tế cùng với đổi mới về chính trị đã tạo nên bầu không khí dân chủ mới trong xã hội;…tạo nên động lực mới, đưa đất nước không chỉ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội mà còn vươn lên nhóm nước có mức thu nhập trung bình, làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế – xã hội của đất nước. Chúng ta đã đạt được những thành tựu nổi bật về xoá đói giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rõ rệt so với thời kỳ trước đổi mới”.

Cũng theo bài:

“Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những hạn chế, thiếu sót, bất cập và những vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng ta phải tập trung cao độ trí tuệ để làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với nguyên tắc chung của kinh tế thị trường trên thế giới ngày nay”. Và “Phương hướng cơ bản là phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học và bắt kịp những xu thế phát triển khách quan của thời đại ngày nay để giải quyết những bức xúc trước mắt cũng như định ra đường hướng phát triển kinh tế dài hạn cho đất nước.”

Và cuối cùng:

“Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu tham dự hội thảo tập trung thảo luận, làm rõ những nội dung chính như: Mô hình tổng quát phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay củaViệt Nam cần phải làm sâu sắc và mới ở những luận điểm nào, dựa trên cơ sở luận cứ và luận chứng nào, nhất là khi chúng ta sẽ hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thị trường toàn cầu vào năm 2018?; Thế giới hiện nay có nhiều mô hình kinh tế thị trường với nhiều đặc điểm đa dạng khác nhau, Việt Nam đã có thể học được gì ở những mô hình này và sẽ vận dụng được gì cho tương lai phát triển của đất nước?”

Vâng, xin cảm ơn Ông Nguyễn Xuân Phúc và tờ báo Lao Động đã chia sẻ những nhận xét v/v “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt” cũng như lời nói “phải dựa trên cơ sở nền tảng khoa học”

Tôi e ngại những điều kiện xã hội ở Việt Nam hiện nay thực sự chưa cho phép chúng ta đề cập bất cứ vấn đề xã hội, kinh tế, chính trị nào từ một góc nhìn khoa học theo định nghĩa quốc tế của nó. Để phân tích bất cứ vấn đề nào từ một góc nhìn khoa học chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận khả năng những giả định của chúng ta cũng có thể sai. Trong khi đó, chúng ta phải sẵn sàng nghe những quan điểm khoa học khác nhau và đánh giá mọi sản phẩm khoa học một cách khách quan, ngoài mọi khuôn khổ chính trị nào.

Xin cho biết, năm ngoái tôi đã mất rất nhiều công sức để nghiên cứu và viết một bài có tên: “Mang lại ý nghĩa thực sự cho khoa học xã hội ở Việt Nam.” (“Making Social Science Matter in Vietnam”). Bài này dài 30 trang, có nhiều số liệu hay mà tôi đã thu tập qua nhiều phương diện khác nhau. Trong bài tôi lý luận rằng muốn có nghiên cứu khoa học xã hội có giá trị phải mở rộng sự độc lập và sự tự chủ của những nhà nghiên cứu. Nếu mất sự độc lập và sự tự chủ thì mất tính khoa học chứ.

Rất tiếc, khi tôi từ Hà Nội lên ĐH Thái Nguyên để trình bày bài này, BTC của ĐH cho biết, “Xin lỗi, vì vấn đề kỹ thuật Ông không đươc tham gia hội thảo, không được trình bày”. Sáng sớm hôm sau, tại nhà hàng của khách sạn, tôi thấy hơn 40 người dự hội thảo có cũng mặt, vì vậy, tôi đã nhờ một nhân viên trẻ cho tôi cái mic và tôi đã trình bày bài phát biểu của tôi ngay lúc đó, một cách du kích! Chưa nhận thấy “bầu không khí dân chủ mới” tại đó.

Trên trang này, có nhiều người luôn luôn khuyên tôi phải có một tinh thần xây dựng, phải khách quan..v.v… Vâng. Được thôi. Mời cách bạn, đồng chí thâm khảo một bài nghiên cứu tôi và một cộng sự đã cùng viết về kinh tế chính trị của sự phát triển tại Trung Quốc và Việt Nam.

Xin trân trọng đề nghị: Thay vì tuyên bố “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm sức mạnh quốc gia tăng lên rõ rệt” thì thực tế, hãy lấy nó làm một giả tuyết và mời nhiều người cùng phân tích những vấn đề cụ thể một cách thực sự khoa học. Tôi sẵn sàng nghe mọi quan điểm, mọi phân tích. Hy vọng các bạn đồng chí cũng thế!

JL

Share Button

Ukraine và Việt Nam

Dạo này, toàn thế giới đang theo dõi những sự kiện tại Ukraine và Crimea, nơi những mâu thuẫn chính trị nội bộ đã nhanh chống trở thành một cuộc khủng hoảng quốc tế. Đặc biệt, sau khi có sự can thiệp quân sự và chính trị của nhà nước Nga, dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài Putin, một nhân vật vừa kỳ lạ lẫn nguy hiểm.

Cũng như những người khác, tôi rất quan tâm đến tình hình chính trị ở Ukraine. Nhưng, là một người quan sát xã hội chính trị của Việt Nam, tôi cũng thấy thú vị về những phản ứng khác nhau trong cộng đồng người Việt Nam cả bốn miền – bắc, trung, nam, và hải ngoại.

Nếu là một người không hiểu biết gì về Việt Nam thì có lẽ họ sẽ khá bắt ngờ khi biết, những người Việt Nam quan tâm đến chính trị xã hội đang rất quan tâm đến tình hình ở Ukraine, thậm chí hơn dân của nhiều nước khác. Tại sao người Việt Nam, sống ở Đông Á, dưới những thể chế chính trị xã hội rất khác so với Ukraine vẫn quan tâm đến đất nước 45 triệu dân này, lớn hơn cả Ba Lan dù chỉ bằng một nửa dân số của Việt Nam?

Có vẻ có hai lý do. Một là những tranh luận quốc tế chung, gồm có những quan điểm chính trị khác, về sự chính đáng cơ bản hay sự bất chính đáng cơ bản của phong trào dân chủ và phản ứng của phía Nga. Hai là một ấn tuợng cá nhân: Không ít người Việt Nam và đặc biệt những người khát vọng dân chủ, khi nghĩ đến Ukraine — một nước mà dù không nhỏ nằm ngay sát bên cạnh một nước siêu cường quốc — nghĩ đến chính Việt Nam.

Đối với những quan điểm đang được bày tỏ ở Việt Nam, chẳng có gì ngạc nhiên. Có những người không hiểu dân chủ hay ghét dân chủ hay cả hai, họ sẽ cho rằng sự can thiệp của Putin là chính đáng vì, theo quan điểm này, đã có sự can thiệp của phương tây trước đó tại Kiêv (thế hà? và Nga thì sao?), và thay vì xem một lật đỗ dân chủ thấy một  cuộc đảo chính. Theo quan điểm này, Putin là đúng đắn, thậm chí có quan điểm cho rằng Việt Nam cần có một Putin của nó.

(Mới hôm qua Putin và những người ủng hộ có nói nhiều đến “những người faxit” trong phong trao chống Yanukovych và lại luận báo, dù chẳng có cơ sở nào, những người nói tiếng Nga tại Ukraine đang bị vị phạm về nhân quyền. Trên thực tế, những  tố cáo này là bịa đặt, chẳng có cơ sở….chỉ là một cái cớ để xâm lược nước láng giềng. Vâng, những nhân quyền của người góc Nga phải được bảo vệ. Nhưng, như đã được phát hiện rõ, nhiều trong số những người tổ chức và tham gia những cuộc biểu tỉnh ở đông Ukraina mà đang đòi sự can thiệp của Nga chính là người Nga, hộ chiếu Nga, sang Ukraina với sự giúp đỡ và hướng dẫn của Crưm/Putin, một nhà đọc tài mà chẳng chút nào tôn trọng nhân quyền hay dân chủ.)

Mặt khác, có những quan điểm cho rằng kết quả tại Kiêv đã hoàn toàn chính đáng, vì Yanukovych đã không  tôn trọng luật chơi dân chủ, có hành vi mất dân chủ, và đã thực sự thành một lãnh đạo bất chính đáng. Những quan điểm này giả định, chỉ có dân Ukraine qua những lạnh đạo có trách nhiệm giải trình có quyền chọn định hướng của đất nước.

Cái mà tôi thấy đặc biệt thú vị khi nghĩ đến Việt Nam và Ukraine là những tranh cãi ở Việt Nam về sự can thiệp của Nga. Có vẻ những người Việt Nam nào thấy việc này là chính đáng, chính là những người không muốn dân chủ ở Việt Nam, không muốn người dân Việt Nam được chọn và quyết định định hướng của đất nước, lại chính là những người không tôn trọng nhân quyền. Nói thế có đúng không?

Mới hôm qua khi tôi có trao đổi với một người Việt Nam qua FB mà nói: “Ucraina là phên dậu của nước Nga, Crưm” và ” hiện tại cũng đang rất cần một con người như Putin xuất hiện!” Tôi thấy quan điểm này lạ quá.  Thực ra, Việt Nam đã có một Putin rồi, đang ở Bắc Kinh. Trong trường hợp trong những năm tới, Việt Nam có những cải cách về dân chủ, thì có chấp nhận xâm lược từ phía bắc không?

Rõ ràng, chúng ta đã và đang bước vào một thời đại mới trong quan hệ giữa các nước Tây và Nga…. một phát triển đáng tiếc nếu không muốn nói bắt ngờ. Về Crimea thì rất khó tưởng tượng Putin sẽ rút hẳn. Nhưng, nếu những sự kiện này kết thúc bởi một cuộc bầu cử thực sự dân chủ tại Ukraine và tăng cường những cơ chế để đảm bảo nhân quyền của nhân dân Ukraine thì sẽ tốt. Nếu không ủng hộ một kết quả như thế thì đúng là người hâm mộ của Crưm, Bắc Kinh và mô hình thống trị, đọc tài, và đế quốc của Thế Kỳ 19.

JL

Share Button