Vài giải pháp cho Việt Nam

china's attacks, fishing vessesl, east sea, hoang sa

Viet Nam News

Những hỗn loạn và bạo lực bùng nổ ở Việt Nam cách đây hai tuần đã hút sự quan tâm của thế giới khỏi các nguyên nhân căn bản của căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, và thật ra là giữa Trung Quốc và khu vực. Về bản chất, chúng xuất phát từ yêu sách vô căn cứ pháp lý của Bắc Kinh, đòi chủ quyền đối với hơn 80% biển của khu vực, và từ ý đồ của Bắc Kinh nhằm áp đặt tính chính đáng cho các yêu sách đó thông qua các biện pháp vũ lực.

Trên bình diện quốc tế, việc Bắc Kinh cho quân đội canh giữ giàn khoan dầu khổng lồ của họ trong vùng biển tranh chấp được hiểu là một hoạt động mang tính chính trị, nhằm thay đổi hiện trạng ở Đông Á. Còn đối với Việt Nam, hành động của Bắc Kinh buộc giới lãnh đạo Việt Nam phải suy nghĩ lại một cách cơ bản về tầm nhìn chiến lược của họ – một công việc vừa nguy hiểm vừa mang lại cơ hội. Hiện tại, lãnh đạo Việt Nam đối mặt với ba thách thức.

Thách thức thứ nhất là dọn dẹp và tái thiết, để giải quyết và vượt qua những hậu quả còn tồn đọng của các cuộc bạo loạn hai tuần trước. Rất cần phải nhấn mạnh rằng nguyên nhân chính xác của vụ hỗn loạn vẫn chưa được xác định, và trên thực tế, nguyên nhân đó có vẻ khác nhau tùy theo ba nơi xảy ra biến cố. Cũng cần phải lưu ý rằng bạo loạn xảy ra ở ba tỉnh chứ không phải 21, như nhiều nơi đã đưa tin sai. Chết chóc, thương tật, và thiệt hại như xảy ra đã không có lợi chút nào cho hình ảnh Việt Nam. Và những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm gia tăng áp lực, thông qua các biện pháp chính trị, kinh tế và quân sự, cũng vậy.

Liên quan đến các vụ bạo loạn, khó khăn lớn nhất của Hà Nội là mở rộng điều tra và đưa ra được một cách giải thích rõ ràng về nguyên nhân gây bạo loạn, tiến hành bồi thường nhanh chóng, và bằng mọi cách cần thiết, thể hiện cho toàn thế giới thấy tại Việt Nam vẫn sẽ là một môi trường đầu tư hấp dẫn. Người ta có thể hy vọng là những việc làm cụ thể theo hướng này đang được tiến hành.

Căn bản hơn, người dân Việt Nam đang đối diện với những quyết định về tương lai của đất nước. Trên thực tế, có hai nhóm câu hỏi khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Thứ nhất là nhóm các câu hỏi về những chiến thuật mà Việt Nam nên sử dụng để đáp lại lối hành xử của Bắc Kinh. Thứ hai là nhóm các câu hỏi về tầm nhìn chiến lược xa hơn của Việt Nam, các mối quan hệ và các điều kiện mà nước này cần để có thể sống trong hòa bình, thịnh vượng, và an ninh trong những năm tới và thập kỷ tới.

Việc Hà Nội phản ứng với Bắc Kinh một cách thận trọng và thăm dò là điều có thể thấy trước, khi mà sức mạnh của hai bên không cân xứng và thực tế là Việt Nam hiện tại không có đồng minh. Có quá ít lựa chọn, lãnh đạo Việt Nam cho thấy – ngày càng rõ ràng hơn – rằng họ không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc, và họ sẽ phản ứng chỉ bằng các biện pháp ngoại giao và pháp lý. Mặc dù mọi nước đều có quyền tự vệ, nhưng Việt Nam đã đúng khi nhấn mạnh yêu cầu phải tránh đối đầu quân sự. Quân sự hóa xung đột sẽ chỉ gây ra thất bại.

Nếu không có một đột phá về mặt ngoại giao thì theo quan điểm của chúng tôi, Hà Nội nên tiến hành ba bước sau đây:

1. Trước tiên, Hà Nội nên đề nghị Tòa án Quốc tế về UNCLOS ra một phán quyết rằng mọi cấu trúc tự nhiên trên biển Hoa Nam đều là đá và như vậy thì chỉ được hưởng 12 hải lý lãnh hải. Trong trường hợp đó, phần biển còn lại trong khu vực (trừ các vùng đặc quyền kinh tế – EEZ – của các nước) sẽ đều có quy chế của biển quốc tế. Yêu sách của Bắc Kinh, cho rằng quần đảo Paracel [tức là Hoàng Sa trong tiếng Việt] (mà họ chiếm đóng trái phép) xứng đáng có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý chắc chắn sẽ bị tuyên vô hiệu lực. Điều đó có nghĩa là, các đảo thuộc quần đảo Paracel mà hiện tại đang bị Bắc Kinh kiểm soát sẽ đều chỉ có lãnh hải 12 hải lý, và việc triển khai giàn khoan dầu tuần trước và tuần này sẽ là bất hợp pháp.

2. Thứ hai, Việt Nam nên tham gia vụ kiện của Philippines, kiện đường 9 đoạn, dựa trên căn cứ rằng không thể có vùng nước lịch sử nào cả, trừ phi đó là một cái vịnh; mọi yêu sách về chủ quyền trên biển đều phải đặt cơ sở trên đất.

3. Thứ ba, Hà Nội nên xem xét hủy bỏ tất cả các yêu sách đối với những cấu trúc đá nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Malaysia, và ngồi vào bàn đàm phán, thỏa thuận với các quốc gia ASEAN khác cũng có yêu sách chủ quyền, để công nhận chủ quyền đối với những cấu trúc đá mà hiện tại các nước đó đang nắm giữ. Căng thẳng trên biển Hoa Nam chưa hề có dấu hiệu giảm bớt. Hà Nội và Manila có thể hiện ra rằng họ muốn hữu nghị với Trung Quốc đặt trên cơ sở tôn trọng, hợp tác, tuân thủ các điều ước quốc tế và thông lệ quốc tế. Hà Nội và Manila nên đi trước để làm gương, và nên ngay lập tức giải quyết tranh chấp giữa chính họ với nhau, đồng thời tìm cách kết nối với Malaysia, Indonesia và các đối tác khác.

Quay trở lại với chuyện tương lai của Việt Nam. Việc căng thẳng gia tăng trên Biển Đông của Việt Nam đã gây ra một loạt diễn biến, buộc Hà Nội và thật ra là toàn thể người dân Việt Nam phải đánh giá lại tầm nhìn chiến lược của nước mình. Rất nhiều người ở Việt Nam tin rằng cách bảo vệ đất nước tốt nhất là thoát Trung, bằng cách tiến hành những cải cách thể chế “thay đổi cục diện” – vốn dĩ cần thiết để giành được sự ủng hộ của khu vực và quốc tế. Những cải cách đó bao gồm cả cam kết thực thi nhà nước pháp quyền, thực thi các sửa đổi hiến pháp căn bản, và làm cho Việt Nam phù hợp một cách nhanh chóng và thực chất với các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền mà chính Nhà nước Việt Nam đã cam kết.

Mặc dù các bước đi táo bạo đó có thể bị nhiều người cho là bất khả thi về chính trị, hay nói đơn giản là không thể thực hiện được, nhưng các bạn hãy dành một phút để nhớ lại rằng, Việt Nam hiện đang đối đầu Trung Hoa một cách cô độc. Tuy Việt Nam vẫn phải theo đuổi quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng họ chỉ có thể sống trong an toàn, an ninh, được thế giới tôn trọng và ủng hộ, mà điều đó chỉ có thể có được nếu các lãnh đạo và nhân dân của họ xây dựng một tương lai trong đó Việt Nam được độc lập, tự do, và có một trật tự xã hội dân chủ hơn, minh bạch hơn. Cũng giống như với Myanmar, thế giới có thể ủng hộ Việt Nam ngay lập tức.

Điều mà Trung Quốc, Việt Nam, và toàn thể khu vực cần là năng lực lãnh đạo tốt hơn và có trách nhiệm hơn. Từ Đông Bắc Á cho đến Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo của Đông Á phải phối hợp thúc đẩy hòa bình và trật tự trong khu vực trên cơ sở hợp tác thay vì hăm dọa.

Giới lãnh đạo chính trị Trung Hoa đã liên tục nói về sự “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Nhưng chỉ có chính họ phải chịu trách nhiệm về việc Trung Quốc nhanh chóng bị các nước láng giềng trong khu vực căm ghét và làm cho Mỹ cũng như các siêu cường khác trên thế giới lo ngại. Nếu muốn có hòa bình và trật tự ở châu Á Thái Bình Dương, Bắc Kinh phải áp dụng các chuẩn mực quốc tế, phải từ bỏ đường 9 đoạn vô căn cứ pháp lý, và phải bắt đầu công việc đàm phán, thương lượng một cách chính trực hơn. Khi đó và chỉ khi đó, Trung Quốc mới giành được sự tin tưởng và tôn trọng của khu vực và thế giới.

Người viết: Jonathan Đ. London và Vũ Quang Việt

Trả lời phỏng vấn Người Việt Online: “Vụ khoan dầu khiến Việt Nam đi trên lộ trình mới”

Xin chia sẻ với các bạn một bài trả lời phỏng vấn đã được đăng trên Người Việt Online. Phỏng vấn đã được thực hiện ở Hà Nội, thứ 7 vừa qua.

GS Jonathan London: “Vụ khoan dầu khiến Việt Nam đi trên lộ trình mới”
Wednesday, May 28, 2014 9:10:31 PM

Hà Giang/Người Việt

LTS: Tiến sĩ Giáo sư Jonathan D. London, giáo sư tại Phân Khoa Nghiên cứu Á Châu Á và Quốc Tế và là thành viên chủ chốt của Trung Tâm Nghiên Cứu Ðông Nam Á tại Ðại Học Hồng Kông, nói với nhật báo Người Việt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, rằng cuộc khủng hoảng tạo ra do việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu HD-981 vào lãnh hải Việt Nam, đã khiến Việt Nam đi trên một lộ trình mới về mối quan hệ với Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn do Hà Giang thực hiện qua điện thoại hôm 25 Tháng Năm, trong lúc ông đang ở Hà Nội.

 

Tàu hải cảnh của Trung quốc đâm thẳng vào tàu Cảnh sát biển của Việt Nam ở gần khu vực dàn khoan HD 981. (Hình: Tuổi Trẻ)


Hà Giang (NV): Người Việt khắp nơi trên thế giới đang theo dõi cuộc việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam rất chặt chẽ, và có những bình luận khác nhau. Người cho rằng Trung Quốc cuối cùng đã hoàn toàn xâm chiếm Việt Nam. Người khác hy vọng rằng cuộc khủng hoảng này sẽ mang lại một sự thay đổi khiến Việt Nam thoát được vòng kiềm tỏa của Trung Quốc, và người lại nghĩ rằng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu của họ vào tháng Tám, và cuối cùng tình hình Việt Nam lại đâu cũng vào đấy. Ông nghĩ là cuộc khủng hoảng này sẽ đưa đến kết cục thế nào?

Giáo Sư Jonathan London: Tôi nghĩ rằng kết cục sẽ là không có kết cục gì hết trong khoảng thời gian tới. Tình hình sẽ tiếp tục căng thẳng và rất khó dự đoán tương lai. Tuy nhiên đã có nhiều biến chuyển, và điều hấp dẫn nhất về tình hình hiện nay là nó đưa đến nhiều kết quả bất ngờ. Bất kể nhận định việc mang giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam của Bắc Kinh có khôn ngoan hay không, không thể thay đổi thực tại là những gì họ làm đã gây ra một phản ứng dây chuyền, đẩy tình thế đến nhiều hướng rất bất ngờ, và có thể nói là ngoài tầm kiểm soát. Ðây là một thời điểm đầy biến động, và tôi nghĩ rằng dựa vào những lời tuyên bố của Bắc Kinh, ngoại trừ có những giải pháp ngoại giao đột biến, Việt Nam có thể sẽ có những thay đổi lớn.

NV: Có phải giáo sư đang nói rằng giả sử đến ngày 15 Tháng Tám, Trung Quốc mang giàn khoan đi, và không có biến chuyển gì mới, Việt Nam vẫn đang ở đi trên một lộ trình khác nhiều so với ba tháng trước đó?

Giáo Sư Jonathan London: Vâng, tôi tin như thế. Tôi tin rằng một số quy trình mà kết quả không lường được đã bắt đầu tại Việt Nam một cách nghiêm túc, và giai điệu của các cuộc thảo luận chính trị ở Việt Nam hiện nay thực sự là chưa từng có. Người ta có thể hình dung rằng sau một số bước đột phá bất ngờ trên mặt trận ngoại giao, mọi thứ sẽ lắng xuống khá nhanh chóng và mọi việc sẽ trở về nguyên trạng, nhưng tôi nghĩ rằng tình hình Việt Nam sẽ rất khác. Tôi cũng nghĩ rằng nếu những căng thẳng hiện giờ không suy giảm, thì xác suất có những thay đổi lớn về quan điểm chiến lược cũng như chính sách của Việt Nam gần như là điều chắc chắn.

NV: Giáo sư đã gặp gỡ và thảo luận với nhiều bạn bè ở Hà Nội, tâm trạng của người ở đó bây giờ ra sao?

Giáo Sư Jonathan London: Tôi phải nói là tâm trạng của người Hà Nội đã thay đổi thực sự đáng kể chỉ trong một vài ngày, và phần lớn sự thay đổi đó liên quan đến những lời phát biểu được người dân Việt Nam tiếp nhận một cách nồng nhiệt của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tình thế tích cực ở chỗ có thể nó buộc Việt Nam phải suy nghĩ kỹ một chính sách khác với lộ trình Việt Nam vẫn đang theo đuổi từ trước đến nay, và một điều rất hiển nhiên là Việt Nam cần có nhiều bạn bè.

Việt Nam hiện không có bạn bè và đồng minh thân thiết và rõ ràng là cần phải có quan hệ tốt với Trung Quốc và hy vọng sẽ tiếp tục có quan hệ tốt với nước này. Ngay cả giữa những sự căng thẳng và đe dọa là sẽ có xung đột quân sự, về lâu về dài, Việt Nam tuyệt đối cần phải tìm cách để sống bên cạnh người láng giềng Trung Quốc, như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nêu ra rằng mối quan hệ giữa hai nước phải đặt trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau chứ không phải là sự bắt nạt. Cách duy nhất để có thể có được quan hệ này, là Việt Nam phải đứng vững được hơn trên đôi chân của mình, phải tạo được quan hệ tốt hơn, sâu sắc hơn với nhiều quốc gia. Nói tóm lại, Việt Nam sẽ cần phải cởi mở hơn, một thay đổi mà cách mà các nhà lãnh đạo Việt Nam từ trước đến giờ có khuynh hướng cưỡng lại. Nhiều người có nhận định rằng các tương quan giữa các thế lực chính trị tại Việt Nam đang thay đổi một cách rất nhanh chóng và thú vị.

NV: Ngay trong lúc Việt Nam đang tỏ dấu hiệu muốn có quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ, trong một cuộc họp tại Malaysia, ông Nguyễn Tấn Dũng lập lại chính sách “ba không” của Việt Nam, trong đó có chính sách không liên minh quân sự với bất cứ nước nào. Ông có thấy đây là một chủ trương mâu thuẫn?

Giáo Sư Jonathan London: Không, tôi nghĩ rằng đó là một điều khôn ngoan. Bởi vì Trung Quốc là một cường quốc đang lên và là một sức mạnh bá chủ tiềm năng, còn Mỹ thì là lực lượng duy nhất có thể kiềm chế được họ, nên nếu Việt Nam tuyên bố đang phát triển một liên minh quân sự với Mỹ, thì tôi ngờ rằng Trung Quốc sẽ xem đó là một động tác thù nghịch, và có thể Bắc Kinh sẽ có những phản ứng không lường được. Ở tại một khu vực mà từ nhiều thập kỷ nay không có chiến tranh, không sẵn sàng cho những xung đột quân sự, vì thế cần phải có những vùng đệm, ví dụ giữa Trung Quốc và Mỹ hay giữa Trung Quốc và các cường quốc khác trong khu vực. Tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn có thể có bạn bè, vẫn có thể có đồng minh, và vẫn có thể có phản ứng ngoại giao được thế giới ủng hộ cho những hành xử trái với tiêu chuẩn quốc tế của Trung Quốc. Tôi hiểu lập luận của giới chỉ trích rằng Việt Nam quá mềm yếu, nhưng tôi nghĩ lập luận này không đúng. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là cần phải có tầm nhìn xa, và phải tận dụng mọi phương tiện cần thiết để giải quyết tranh chấp mà không dẫn đến chiến tranh tại Ðông Nam Á. Dĩ nhiên, nếu tình hình xấu đi, và thực sự có chiến tranh, thì tình thế sẽ khác, nhưng tôi nghĩ rằng hiện giờ những gì Việt Nam đang làm là đúng.

NV: Nếu Việt Nam không liên minh quân sự với nước nào, thì nếu Trung Quốc xem đó như là một nhược điểm và quyết định tấn công, thì ai sẽ là người trợ giúp Việt Nam?

Giáo Sư Jonathan London: Liên minh quân sự là một chuyện, hợp tác quân sự lại là một chuyện khác. Dù Washington từng háo hức nói rằng họ muốn mở rộng quan hệ (với Việt Nam), vào thời điểm này, mối quan hệ giữa hai bên còn lỏng lẻo. Tôi cho rằng có nhiều cách để phát triển các mối quan hệ an ninh và (Việt Nam) có thể sử dụng thuật ngữ này thay vì cụm từ “liên minh quân sự.” Có nhiều cách để phát triển các mối quan hệ an ninh để đạt được hiệu quả tốt cho những thách thức mà Việt Nam đang phải đối diện. Tình thế hết sức phức tạp, tôi khó có thể hình dung Mỹ có thể đẩy Trung Quốc ra một bên hay đánh bật họ tại thời điểm này. Chúng ta đang ở trong một tình hình rất nhạy cảm. Thủ tướng Việt Nam đã nói rằng Việt Nam đã trải qua quá nhiều chiến tranh rồi, tôi nghĩ rằng thế giới sẽ đồng ý với điều đó, và như vậy, dù tình hình có thể thay đổi, ngay lúc này, cần phải tính từng bước một. Có nhiều cách để phát triển một mối quan hệ an ninh mà không cần thông báo là đang thiết lập một liên minh quân sự, chẳng hạn.

NV: Ông James Hardy, biên tập viên về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly cho rằng “quan hệ Mỹ-Việt Nam đã được cải thiện dần trong những năm gần đây đến độ việc bỏ cấm vận vũ khí có thể xẩy ra.” Ông có đồng ý với nhận định này không?

Giáo Sư Jonathan London: Có những hạn chế nhất quán về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tình hình nhân quyền, và mỗi khi đề cập đến việc này thì phải đối mặt với một rào cản. Vì vậy, có rất nhiều điều Việt Nam cần phải làm ngay lập tức nếu thực sự muốn có bạn bè và đồng minh. Ðể được quốc tế tôn trọng, Việt Nam cần phải giải quyết những hạn chế về quan hệ với Mỹ và các nước dân chủ khác. Ðó là lý do tại sao nhiều người cho rằng có nhiều triển vọng cho Việt Nam, vì nếu Việt Nam bước trên một lộ trình khác, một lộ trình thực sự độc lập mà không phải là một đàn em của Trung Quốc, và giải quyết những vấn đề thể chế, bao gồm việc không giới hạn nhân quyền từ trước đến giờ cản trở nhiều mối quan hệ với các nước khác. Việt Nam có được phép mua công nghệ quân sự và những vũ khí sát thương hay không là điều có thể xảy ra, nhưng còn tùy.

NV: Về tranh chấp tại Biển Ðông, Hà Nội đang tính đến việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nhưng nước này từng tuyên bố là sẽ bất chấp phán quyết của tòa, ông nghĩ rằng Việt Nam có ích lợi gì không khi kiện Trung Quốc?

Giáo Sư Jonathan London: Nếu Bắc Kinh không thay đổi chính sách, đưa họ ra tòa quốc tế là một điều tốt, vả lại ngoài biện pháp đó Việt Nam còn có sự lựa chọn nào? Việt Nam có một hồ sơ pháp lý khá vững vàng, và tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều, nhất là song song với việc áp dụng những biện pháp khác như phát triển quan hệ tốt với những nước khác như tôi đã nói. Việt Nam sẽ thắng về mặt dư luận quốc tế nếu chứng minh được rằng mình đang bị xâm lược một cách bất công. Dù Bắc Kinh có chấp nhận hay không chấp nhận phán quyết của tòa, việc nộp đơn kiện vẫn có lợi, vì nó giúp Việt Nam tăng cường chính danh của việc tuyên bố chủ quyền của mình. Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần để chấp nhận phán xét của tòa án nếu tòa quyết định không có lợi cho Việt Nam. Ðiều thiết yếu là những tranh chấp này phải có một buổi điều trần công bằng, dưới luật tố tụng của quốc tế.

NV: Ông từng viết rằng tình hình căng thẳng hiện nay đòi hỏi lãnh đạo Việt Nam phải có những thay đổi đột phá để giải quyết những bế tắc chính trị hiện có. Theo ông, liệu tình thế này có thể đưa đến sự đột phá đó không?

Giáo Sư Jonathan London: Có lẽ. Tôi nghĩ rằng đã có một thay đổi cán cân quyền lực, và thay đổi đó là một trong những yếu tố quan trọng trong sự bế tắc, cụ thể là mối quan hệ với Trung Quốc đã chuyển đổi, đã có những quan điểm khác nhau từ căn bản. Tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò nào trong tương lai chính trị của Việt Nam, nhưng tại thời điểm này ông rõ ràng đã trở thành một lãnh đạo nổi bật nhất của đất nước, trong khi đó một số các nhà lãnh đạo khác phần lớn im lặng về các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc. Việt Nam chỉ có thể có lợi trong việc lợi dụng tình huống này như một cơ hội để đạt được những cải cách mang tính đột phá mà mọi người dân Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã chờ đợi và khuyến khích. Cái cần phải có là can đảm chính trị.

NV: Cảm ơn ông đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn.

Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới

 Với tư cách là một học giả trong lĩnh vực kinh tế chính trị học đối sánh và một nhà phân tích Việt Nam đương đại, tôi liên tục phải đối mặt với những tình thế nan giải về việc làm sao để đóng góp tốt nhất cho Việt Nam. Tôi không phải là người chỉ gò bó trong phạm vi quan sát, phân tích và lý giải. Chúng ta đều là con người. Chúng ta sống trong một thế giới không thoát khỏi chính trị. Đôi khi, thế giới đó đặt chúng ta vào những tình huống khó xử bất ngờ trên phương diện thực tiễn và đạo đức mà nếu chúng ta phớt lờ chỉ có thể có hại cho chính mình.

Tương lai Việt Nam là vấn đề của Việt Nam. Tuy nhiên, có những trường hợp trong đó những ý tưởng và quan điểm từ bên ngoài có thể hữu ích. Trên tinh thần đó, tôi đề xuất những ý tưởng sau đây với hy vọng rằng chúng có thể đóng góp cho những thảo luận mang tính xây dựng, hướng về tương lai, giữa người Việt với nhau về tương lai đất nước của họ.

 ***

Một số góp ý về quá trình cải cách trong tình hình mới

Cần có một quá trình cải cách thể chế mang tính đột phá để đưa Việt Nam đến một tương lai vững chắc và thịnh vượng. Một đề xuất như vậy bao gồm những yểu tố mang tính mục tiêu và hệ thống. Nó sẽ có khả năng lôi kéo sự ủng hộ của các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ và nhiều nước thành viên trong khối ASEAN. Khi cần thiết, nó có khả năng bao gồm mối quan hệ hợp tác với những tổ chức về minh bạch và hỗ trợ mang tính kỹ thuật thích hợp. Những nhà đầu tư từ Đài Loan và Hongkong nên được hoan nghênh một cách nhiệt tình trong khi những nỗ lực để giải quyết căng thẳng với Bắc Kinh tiếp tục.

Nghị trình này sẽ không mang tính đối đầu và hướng tới đưa Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng cao sau một thời gian chững lại, cùng lúc phục hồi và xây dựng lòng tin quốc gia trong bối cảnh những thách thức hiện nay.

Mặc dù tình trạng hỗn loạn và bạo lực tuần trước là vô cùng đáng tiếc, nguyên nhân chính vẫn chưa được xác định. Trong khi đó, những căng thẳng trên biển nay có dấu hiệu suy giảm trong tương lai gần. Sắp tới, Hà Nội sẽ phải nỗ lực với quyết tâm cao nhất để giải quyết những căng thẳng với Bắc Kinh bằng các giải pháp trên phương diện ngoại giao, pháp lý và mang tính sáng tạo mà từ trước tới nay chưa nghĩ đến. Các giải pháp sáng tạo có thể bao gồm những đề xuất hợp tác phát triển, gìn giữ song và đa phương dựa trên cơ sở và chuẩn mực quốc tế lâu đời và nhằm mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và an ninh cho toàn khu vực. Tư duy tất cả về tay kẻ chiến thắng sẽ chỉ chuốc lấy thất bại. Điều đó sẽ thúc đẩy việc quân sự hóa liên tục trong khu vực với mọi hiểm họa đi kèm.

Nền kinh tế Việt Nam chưa phát huy được tiềm năng của nó là bao. Tốc độ tăng trưởng chậm lại và giờ đây có nguy cơ vĩnh viễn rơi vào quỹ đạo tăng trưởng thấp do những hạn chế về thể chế mà bất cứ người Việt nào có đầu óc cải cách trong và ngoài nhà nước đều dễ dàng nhận thấy. Những hạn chế này gồm thiếu chế độ pháp trị, các thể chế quản lý yếu cộng với những nỗ lực sai lầm để đạt tới một nền kinh tế thị trường với nhà nước đóng vai nặng nề, cũng như thái độ đàn áp nhân quyền làm hủy hoại tính minh bạch, và không kém phần quan trọng, là sự hình thành một loại hình chính trị nhóm lợi ích bè phái đang sử dụng hết sức kém hiệu quả lãng phí nguồn tài nguyên khan hiếm của quốc gia.

Việc thừa nhận những hạn chế thể chế này không phải để chỉ trích Việt Nam mà để nhấn mạnh rằng, nếu Việt Nam muốn có một tương lai thịnh vượng mà người dân xứng đáng được hưởng thì phải thực hiện những cải cách mang tính đột phá.

Một trong những ảnh hưởng khôn lường từ những căng thẳng trên biển gần đây là qua đó ta thấy rõ Việt Nam phải nhanh chóng đánh giá lại tầm nhìn chiến lược của mình. Đất nước phải tránh những quan hệ đối kháng với Trung Quốc. Tình hữu nghị phải được phục hồi và củng cố. Tuy nhiên, tình hữu nghị đó phải dựa trên những nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Nhưng, điều này lại đòi hỏi Việt Nam phải trụ vững trên đôi chân của mình khác hẳn từ trước tới nay.

Việt Nam đang đứng trước ngã tư đường. Để quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao và tồn tại trong hòa bình, ổn định mà không sợ hãi, đất nước phải thay đổi. Để đạt được những thay đổi này, đất nước cần sự ủng hộ của quốc tế. Nhưng để đạt được điều đó, hàng ngũ lãnh đạo đất nước phải trao đổi và thể hiện cho thế giới thấy rằng họ quyết tâm thay đổi. Qua những phản hồi từ công chúng đối với phát ngôn gần đây của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và dựa trên hiểu biết của mình về Việt Nam, tôi hết sức tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ hoan nghênh những thay đổi đó. Can đảm chính trị là những gì cần thiết tại thời điểm này.

Cụ thể là có thể làm gì?

1. Một đội công tác cần được thành lập, dẫn đầu là Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, cùng hợp tác với các tổ chức phát triển quốc tế và các tổ chức hỗ trợ kỹ thuật liên quan để phác thảo một chiến lược giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những thiệt hại do các vụ việc ở Bình Dương, Hà tĩnh và ở bất cứ địa phương nào được xem là cần thiết;

2. Các lãnh đạo nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển quốc tế về khía cạnh vật chất và kỹ thuật cần triển khai một chiến dịch phục hồi kinh tế và xây dựng lòng tin để tìm cách khắc phục tình trạng và nguyên nhân gây ra những rối loạn gần đây. Thông tin về các nguyên nhân chính xác của rối loạn cần được công bố cho thế giới;

3. Hà Nội phải cho thấy tinh thần sẵn sàng nhanh chóng thực hiện nhiều cải cách hơn những gì mà Thủ tướng đã đề cập trong thông điệp đầu năm và cam kết này phải được thể hiện bằng việc triển khai những biện pháp thiết thực để thiết lập chế độ pháp trị, mà theo định nghĩa cần phải sửa đổi hiến pháp;

4. Khung thời gian thực thi quá trình này cần được thông báo và kèm theo đó là việc phóng thích những tù nhân lương tâm trong một thời gian sớm nhất. Tuy những cuộc biểu tình rầm rộ có chỗ đứng trong thế giới chính trị, nhưng chúng không phải lúc nào cũng hữu ích. Nếu các lãnh đạo nhà nước thể hiện sự quyết tâm thay đổi để bảo vệ những quyền phù hợp với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền, thì tất cả các thành viên của cộng đồng bất đồng chính kiến phải có trách nhiệm cam kết tuân thủ các nguyên tắc văn minh và bất bạo động. Trật tự xã hội là thiết yếu, nhưng cần phải hợp tác, tin cậy và hy sinh;

5. Trên cơ sở những biến chuyển được thể hiện về chế độ pháp trị và tuân thủ những nguyên tắc quốc tế về nhân quyền, nhà nước của các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Liên minh châu Âu, Úc và New Zealand sẽ ngay lập tức nâng cao tầm quan hệ với Hà Nội;

6. Nên định ra một lộ trình cải cách thể chế – chẳng hạn hiến pháp – thực thi trong vòng không quá một năm; nhóm 72 nhân sĩ trí thức, những người đấu tranh cho cải cách hiến pháp vào năm 2013 hoặc những đại diện của họ cần được mời để tham vấn. Những cá nhân ưu tú ở các cộng đồng người Việt hải ngoại cần hỗ trợ;

7. Tiếp tục đường lối ngoại giao với Bắc Kinh trên phương diện nhấn mạnh phát triển hợp tác về tài nguyên và phi quân sự hóa trên biển Đông Nam Á. Những đe dọa và hành động quân sự cần được thay thế bằng những nỗ lực tăng cường (chứ không phải làm suy yếu) các chuẩn mực quốc tế. Hợp tác và sử dụng sáng tạo những động cơ của tất cả các bên để hỗ trợ quá trình hợp lý hóa các yêu sách trong khu vực. Những nguyên tắc “kiềm chế lẫn nhau”, tôn trọng và quan hệ hợp tác là thiết yếu.

Nếu những điều trên có vẻ bất khả thi về mặt chính trị, hãy công nhận rằng những giải pháp đề xuất gây tranh cãi nhất ở trên có thể giúp Việt Nam và sẽ được quốc tế công nhận và ủng hộ ngay lập tức. Những phản đối rằng cải cách đích thực ở Việt Nam chỉ có thể xảy ra sau khi đạt được tăng trưởng kinh tế có thể bị bác bỏ bằng những bằng chứng phong phú rằng chính việc không có những cải cách đó đã cản trở sự phát triển của Việt Nam. Hành động trong tình đoàn kết quốc gia và quan hệ đối tác với các nước có cùng quan điểm sẽ đưa Việt Nam đến một tương lai tươi sáng hơn. Nhân dân Việt Nam xứng đáng được hưởng điều đó.

Jonathan London
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2014

An Agenda for Institutional Reform in the Current Context

As a scholar of comparative political economy and analyst of contemporary Vietnam I am constantly confronted with dilemmas as to how best engage with Vietnam. Staying strictly within the realm of observation, analysis, and explanation is not for me. We are all human beings. We inhabit a world that is inescapably political. And a world that, from time to time, imposes upon us unexpected practical and moral dilemmas that we ignore at our own peril.

Vietnam’s future is the business of Vietnam. There are, however, instances in which foreign ideas and perspectives may have value, and it is in this spirit that I put forward the following ideas with the hopes that they might feed into constructive, forward-looking discussions among Vietnamese about the future of their country.

***

 An Agenda for Institutional Reform in the Current Context

An agenda of institutional reform must be undertaken to place Vietnam on path to a prosperous, secure future. Such an initiative would comprise targeted and systemic elements. It would draw support from the states of such countries as Korea, Japan, Singapore, Australia, the United States, and self-selected members of ASEAN. Where necessary, it would feature partnership with relevant technical assistance and transparency organizations. Investors from Taiwan and Hong Kong should be enthusiastically welcome as efforts to resolve tensions with Beijing continue.

The initiative I have in mind would be non-adversarial in nature and aimed at restoring Vietnam to a high-growth trajectory after a period of slow growth while restoring and building national confidence in the context of present challenges. If other such efforts are already underway, they should be wholeheartedly supported.

Although the chaos and violence of last week are deeply regrettable, the precise causes have, as yet, not been identified. In the mean time, tensions on the seas show now sign of abating in the near term. In the time ahead, Hanoi must work with maximum resolve to address the tensions with Beijing through diplomatic, legal, and creative solutions heretofore unimagined. The latter might include bi-lateral and multi-lateral joint development and preservation initiatives based on sound and enduring international norms and designed to bring economic, environmental, and security benefits to the entire region. A winner-takes-all logic will only produce losers. It will feed the continued militarization the region, with all attendant risks.

Vietnam’s economy is performing far below its potential. That its growth has slowed and now risks seeking permanently to a low-growth trajectory owes to institutional constraints widely recognized by reform-minded Vietnamese within and outside of the state. These include the absence of the rule of law, weak regulatory institutions, and misguided efforts to achieve a state-dominated market economy, as well as a repressive human rights posture that crushes transparency and, not least, the development of a brand of patron-client interest-group politics that has proven vastly counterproductive and wasteful of scarce national resources.

To acknowledge these institutional constraints is not to criticize Vietnam – it is to underscore that if Vietnam is to have the prosperous future its people deserve it must under-take breakthrough reforms.

One of the unforeseen effects of recent tensions on the seas is the clear sense that Vietnam must swiftly reevaluate its strategic outlook. The country must avoid adversarial relations with China. Friendship must be restored and strengthened. But that friendship must stand on the principles of equality and mutual respect. Yet this, in return, will require Vietnam to stand on its own two feet in a way as yet unseen.

Vietnam is at a crossroads. To return to a high-growth trajectory and to live in peace and security and without fear the country must change. To achieve these changes the country needs international support. But to gain that support the country’s leadership must communicate and demonstrate to the world that it is committed to change. Judging by public responses to Prime Minister Dung’s recent statement and based on my knowledge of Vietnam I have every confidence that the Vietnamese people would welcome such changes. What is needed now is political courage.

What, specifically, might occur?

1. A task force should be established led by Bùi Quang Vinh of the Ministry of Planning and Investment and formed in partnership with international development agencies and relevant technical assistance agencies in charting a strategy for effectively and swiftly addressing damage caused by events in Bình Dương, Hà Tĩnh and any other localities as deemed necessary;

2. National leaders working together and with the technical and material support from international development partners should launch a campaign of economic recovery and confidence building that would seek to overcome conditions and causes that fueled the recent disturbances. Information about the precise causes of the disturbances should be made public to the world;

3. Hanoi must signal its readiness to swiftly undertake reforms beyond those the Prime Minister alluded to in his New Year’s message and this commitment must be demonstrated by undertaking real steps to institute the rule of law which, by definition, would require amending the constitution;

4. A time frame for this process should be announced and the introduction of this timeline should be accompanied by the release of prisoners of conscience on a short timetable. While boisterous demonstrations have their place in the world of politics, they are not always helpful. If state leaders demonstrate a commitment to change and to protect rights in line with international human rights norms, all members of the dissident community must accept the responsibility of committing itself to principles of civility and non-violence. Social order is essential, but requires cooperation, trust, and sacrifice;

5. On the basis of demonstrated movements toward the rule of law and adherence to international principles of human rights, states of such countries as Korea, Japan, Taiwan, the United States, the European Union, Australia and New Zealand should immediately elevate the status of their relations with Hanoi;

6. A ‘road map’ for institutional – i.e. constitutional – reforms, to be achieved within one year or less, should be set in place; the group of 72 intellectuals and notable persons who championed constitutional reforms in 2013 or representatives thereof should be invited into consultations as partners. Talented individuals in overseas Vietnamese communities should assist;

7. Diplomacy with Beijing should continue, with an emphasis on the joint development of resources and demilitarization of the Southeast Asia Sea. Militaristic posturing and threats must be replaced by efforts to strengthen – not weaken –international norms. Cooperation and the creative use of incentives by all parties can assist in rationalizing regional claims. Principles of “mutually-assured constraint,” respect, and partnership are essential.

If the above seems politically unfeasible, recognize that the most controversial proposals above measures would win Vietnam immediate international recognition and support. Objections that real reforms in Vietnam can only occur after economic growth has been achieved can be rebutted by an abundance of evidence that it is precisely the absence of such reforms that has slowed Vietnam’s development. Working in the spirit of national unity and partnership with like-minded countries will propel Vietnam into a brighter future. The Vietnamese people deserve no less.

Jonathan London
Hanoi, 25 May 2014

Hai bước cần thiết

Tình trạng hiện nay của Việt Nam là khá phức tạp. Hành vi bất chính đáng của phía Bắc Kinh thực sự là khó xử lý. Nhưng có hai vấn đề mấu chốt lại khá đơn giản và phải giải quyết ngay.

Vấn đề thứ nhất là thiếu thống nhất. Vấn đề thứ hai là hiện nay Việt Nam không có một người bạn thân thiết nào cả. Nếu cứ tiếp tục thờ ơ với hai vấn đề vừa lớn vừa đơn giản này, tôi e rằng đất nước sẽ rất khó mà thoát khỏi tình trạng hiện nay. Mặt khác, hai bước này sẽ giúp Việt Nam một cách đang kể và cực nhanh.

Hãy bắt đầu với việc thống nhất. Mới hôm qua, Ông Trương Tấn Sang có phát biểu rằng

“Tôi mong bà con trong những tình huống khó khăn như thế này cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt và nhắc nhở nhau tăng cường đoàn kết xung quanh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và phải hết sức cảnh giác trước những thông tin mang tính chất chia rẽ nội bộ.”

Dù vẫn hiểu được ý ông nói nhưng tôi lại thấy tuyên bố kiểu này chưa hay lắm vì rất khó có thể giành được sự ủng hộ và thống nhất của toàn bộ người Việt Nam. Chẳng hạn, có ai trên cấp cao dám tuyên bố:

“Vào thời điểm lịch sử này mong toàn dân Việt Nam, không phân biệt quan điểm chính trị nào, dù ở trong hay ngoài nước, cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt và nhắc nhở nhau tăng cường đoàn kết xung quanh tổ quốc”?

Ý ở đây là toàn xã hội Việt Nam cần phải bắt đầu có một tình thần mới!

Hỡi các bạn Việt Nam! Việc quyết định tương lai của đất nước riêng là quyết định của các bạn. Và tôi không giả định những quan điểm của tôi là hoàn toàn đúng, thậm chí phần lớn đúng. Tuy nhiên, Việt Nam phải thực sự khắc phục sự thiếu thống nhất trong nội bộ và toàn xã hội vào đúng thời điểm này.

Tất nhiên không tể đề cập những vấn đề trên biển trước mặt một mình. Như đã nói trước, Việt Nam phải thể hiện cho thế giới những lý do thuyết phục để làm sao cho họ thấy nên ủng hộ Việt Nam. Việc gửi thông điệp tới LHQ là được cũng như cố gắng giải quyết tranh chấp bằng những phương điện luật pháp. Nhưng xin nghe tôi: nếu không có những tiến bộ rõ nét về mặt thế chế và nhân quyền, thì 100% sẽ không có một nước nào ủng hộ Việt Nam. Đừng phản ứng với những vụ việc Bình Dương và Hà Tĩnh bằng hành vi đàn áp. Hãy tìm những con đường mới để làm cho Việt Nam được thế giới tôn trọng.

Nếu thấy hai bước này là quá lớn, thì đề nghị bạn nghĩ lại Vì nếu có đủ dững cảm đề thay đổi, Việt Nam sẽ thành một nước hừng mạnh hơn và sẽ cũng có rất nhiều nước sẵn sàng bắt tay và giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền và tiến vào một thời kỳ mới.

JL, Hà Nội

Khủng hoảng đòi hỏi bước đột phá của đội ngũ lãnh đạo Việt Nam

Những cuộc bạo loạn chết người tuần trước ở Việt Nam tuy gây tổn thất đến hình ảnh và ổn định quốc gia nhưng lại là vấn đề thứ yếu so với bế tắc chính trị dai dẳng của Hà Nội. Theo Adam Fforde, một chuyên gia lâu năm về Việt Nam quan sát: cho tới thời điểm này, chúng ta còn chưa thấy “sự lãnh đạo hoặc chỉ đạo để hướng tới những nỗ lực cần thiết”. (Đó là phân tích của một người rất thân Việt Nam). Và tôi đồng ý, Việt Nam hầu như không còn cơ hội để vượt qua cơn khủng hoảng ở Biển Nam Trung Hoa một cách lành lặn nếu không giải quyết được những bế tắc chính trị của mình.

Nói một cách đơn giản, bế tắc này hiện diện ở bốn nhân vật chính trị được chia thành hai (hoặc thậm chí ba) nhóm. Nhóm thứ nhất vây quanh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một nhân vật bị nạn tham nhũng tha hóa, lại được những tinh tú quốc doanh cũng như giới cảnh sát ủng hộ. Mặc dù có vẻ là chính khách lành nghề nhất, ông ta lại bị những người gièm pha đầu óc cải cách coi là chưa thực sự cải cách và không có khả năng mang lại những cải cách về thể chế cần thiết cho Việt Nam.

Nhóm thứ hai hướng về Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch nước. Họ là những người bảo thủ hay những người bảo vệ hiện trạng thể chế. Ở phương diện quốc nội, lòng trung thành của họ phần lớn là hướng tới nhau, tới Đảng và quân đội. Ở phương diện quốc tế, lòng trung thành của họ đầu tư dài hạn vào niềm tin rằng Bắc Kinh là một “đồng chí tốt”. Có nhiều y kiến về Trương Tấn Sang, và có ý kiến cho rằng Ông có những quyền lợi cụ thể của mình.

Dù sao, vấn đề không phải là xác định một cách chính xác mà là nhìn rõ về lãnh đạo, Việt Nam đến nay đã có tình trạng bế tắc. Bế tắc này không làm tê liệt nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận hành của bộ máy nhà nước. Thay vì đối thoại với thế giới một cách tự tin, chúng ta lại được chào đón bằng sự im lặng kéo dài. Phiên họp toàn thể của Ban chấp hành Trung Ương Đảng gần đây mới chỉ bóng gió đề cập đến khủng hoảng này. Thảo luận trong phiên họp kín của Bộ chính trị vẫn chưa có gì rõ ràng

Điều gì đã xảy ra vậy? Nhiều bộ phận của nhà nước đã phản ứng với thách thức một cách quyết liệt, đặc biệt là, kể cả các lực lượng bảo vệ bờ biển đã bị qua mặt và đánh bại lẫn bộ phận truyền thông nhà nước, đều được bật đèn xanh để công kích Trung Quốc và chưa hề lùi bước. Ở các lĩnh vực khác, rõ ràng nhà nước lại hạn chế khả năng hơn. Vắng bóng những đồng minh thân cận, Hà Nội đã cố gắng truyền tải sự bất mãn của mình bằng tinh thần yêu nước của công chúng. Những nỗ lực này của nhà nước, dù chưa tắt hẳn, nhưng đã suy yếu dần do những hạn chế của chế độ độc đảng.

Một trong nhiều điểm khác biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc là sự thảo luận chính trị cởi mở hơn của những người tiền nhiệm (mặc dù vẫn còn bị đàn áp). Ngay từ lúc cuộc khủng hoảng bắt đầu, không gian ảo ở Việt Nam đã bốc lên ngùn ngụt. Người Việt Nam ở các phe phái khác nhau đã đòi quyền biểu tình ôn hòa. Trong khi những người biểu tình đầu tiên được phép tiên phong, thì phần nào họ vẫn bị đàn áp. Thay vì quang cảnh những con phố náo nhiệt, nhà nước lên kịch bản chặt chẽ cho các cuộc “mít-tinh phản đối” tại các thính phòng khác nhau để thể hiện cảm hứng yêu nước. Một số người đã bị chụp ảnh lúc đang ngủ gật.

Nỗ lực của nhà nước trong việc tổ chức công nhân biểu tình chống Trung Quốc nhanh chóng trở nên hỗn loạn. Thế nhưng, ở phương diện nào đó thì điều đó cũng chả có gì ngạc nhiên. Cho đến tận sau các cuộc bạo loạn, người Việt Nam vẫn chưa được nghe bất cứ một phát ngôn nào từ các cấp lãnh đạo. Trật tự xã  hội cần sự điều phối và hợp tác chứ không phải đơn giản là mở cổng xả lũ cho những đám đông thiếu cả kinh nghiệm xã hội lẫn chính trị. Thật vô ích để dẫn đến hậu quả tồi tệ và để lại điều tiếng trên trường quốc tế như thế này.

Để giải quyết khủng hoảng vừa rồi, cần phải dũng cảm thực hiện từng bước. Cụ thể, cần phải tiến hành như sau:

1. Hà Nội cần phải nhanh chóng đưa ra tuyên bố. Một nguyên thủ quốc gia cần phải thực hiện điều này và cần được truyền hình trực tiếp. Chính quyền nên cân nhắc hai tuyên bố: một bằng tiếng Việt tới người dân do một nguyên thủ như thủ tướng Dũng chẳng hạn, một bằng tiếng Anh do một trong những quan chức cấp cao thành thạo Anh ngữ. Thứ trưởng Bộ ngoại giao Hà Kim Ngọc, người có sự hiểu biết tinh tế về ngoại giao phương tây, có thể là một ứng của viên thích hợp. Những tuyên bố này cần giải quyết được tình huống theo cả hướng đối nội lẫn đối ngoại, cần giải thích rành mạch vị trí của Việt Nam và dự kiến giải quyết khủng hoảng thông qua các phương tiện pháp lý và ngoại giao chứ không phải bằng biện pháp vũ trang. Nếu Bắc Kinh gửi tối hậu thư trong những ngày tới, Hà Nội phải hồi đáp công khai và rõ ràng.

2. Lập tức thúc đẩy nỗ lực để phục hồi sự tín nhiệm kinh tế. Tổ chức một hội đồng bao gồm những cố vấn quốc tế tin cậy để giải quyết vấn đề của những nhà máy bị tổn thất, những người bị thương và những thử thách mà các nhà quản lý và công nhân ở các doanh nghiệp nước ngoài bị phá hoại phải đối diện. Nhanh chóng phục hồi niềm tin là vấn đề sinh tử. Công việc này phải được thực thi theo cách hơn cả cần thiết.

3. Lãnh đạo nhà nước Việt Nam và lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân dự đang phát triển của đất nước, bao gồm cả những người trong và ngoài chính phủ, cần đi tới những thảo luận về những điều khoản tham gia rộng rãi trên phương diện trách nhiệm chính trị của quốc gia đối với khủng hoảng này. Việc này cần bao gồm những quan chức chính phủ hàng đầu, đại diện nhóm Kiến nghị 72 (một tập hợp lỏng lẻo các trí thức cải cách nổi tiếng có những những liên hệ lâu dài với Đảng), và những thành viên chủ chốt đang lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự.

Đó là điều hứa hẹn nhất và là chiến lược hợp lý duy nhất cho Hà Nội để giành quyền kiểm soát trên cả phương diện đối nội cũng như đạt được tinh thần đoàn kết rộng khắp cần thiết để tham gia vào trường quốc tế hiệu quả hơn. Phóng thích những tù nhân lương tâm và tạo động thái với những người Việt hải ngoại sẽ là một thông điệp về một Việt Nam thay đổi và rằng Việt Nam là một đất nước xứng đáng được quốc tế ủng hộ.

4. Việt Nam phải bước ra khỏi các đối sách chính trị và thuật hùng biện theo lối hòa cả làng. Đất nước và khu vực không cần xung đột vũ trang, và vũ trang cần phải tránh mọi giá.

 Về lâu dài, Việt Nam cần theo đuổi các giải pháp mang tính chiến lược và hòa bình trên cả kênh ngoại giao lẫn quốc phòng để Bắc Kinh thấy rằng: vi phạm luật quốc tế và không tôn trọng các quốc gia láng giềng sẽ chỉ chống lại những lợi ích lâu dài của họ. Hà Nội cần tiến tới hợp tác nghiêm túc với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Cuộc thảo luận không cần phải bàn về việc kiềm chế Trung Quốc nhưng cần hướng tới mục tiêu ổn định và đạt được một trật tự thịnh vượng trong khu vực.

Tác giả: Tiến sĩ Jonathan D. London là giáo sư tại Phân khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế (the Department of Asian and International Studies) tại Đại học Thành phố Hồng Kông (the City University of Hong Kong) và thành viên cốt cán của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á (the Southeast Asia Research Centre).

Lưu ý: là bản dịch thứ hai

Bài vốn được viết cho một đọc tập thể độc giả quốc tế mang tên: South China Sea Crisis Demands Vietnam’s Leadership Breakthrough

Nguồn: http://cogitasia.com/south-china-sea-crisis-demands-vietnams-leadership-breakthrough/

 

Nguy hiểm hung hãn của Bắc kinh trên biển

Tác giả Philip Bowring: Nhất báo Hoa nam, ngày 18/5/2014

————————————————————————————

Hành vi mặt-đối-mặt hiện tại của Trung Quốc cùng các quốc gia láng giềng ở Biển Đông là hung hăng, kiêu ngạo có mùi vị chủ nghĩa sô vanh và chủ nghĩa vị chủng. Vượt quá mức biểu hiện của niềm tự hào quốc gia, hành vi này đã khiến cho lòng yêu nước có một cái tên xấu. Những người Hồng Kông yêu nước nên nhận ra mặt thật của nó: một mưu đồ nguy hiểm.

Bắc Kinh không chỉ nhe răng bành trướng của mình đến Việt Nam và Philippines, họ đã thành công trong việc chuyển Indonesia từ một vị trí cố gắng hoạt động như một điều phối viên giữa Trung Quốc và các quốc khác quanh Biển Đông sang thành một đối thủ [của Trung Quốc]. Trong những tháng gần đây, Indonesia đã hai lần cáo buộc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên một phần quần đảo Natuna của họ. Không có gì gọi là “sự trỗi dậy hòa bình” khi Trung Quốc chọc tức một anh hàng xóm mà họ nghĩ là yếu ớt với dân số hơn 400 triệu người.

Tất cả tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc được bao bọc trong đường lưỡi bò chín đoạn kéo dài hơn 1,000 hải lý từ bờ biển Quản Đông và Hải Nam đến gần đảo Borneo, một hải đảo cùng chủ quyền của Mã Lai, Indonesia, và Brunei. Đường lưỡi bò chín đoạn này cũng bao gọn hầu như tất cả vùng biển giữa Việt Nam và Philippines. Tuyên bố này bao trùm hơn 90 phần trăm vùng biển mặc dù Trung Quốc (tính cả Đài Loan) chỉ có khoảng 20 phần trăm bờ biển giáp Biển Đông.

Tất cả tuyên bố chủ quyền này được dựa trên cơ sở lịch sử mà trong đó, sự hiện diện của những dân tộc khác cùng lịch sử di chuyển và kinh doanh trên biển trong 2000 năm của họ – trước khi Trung Quốc bắt đầu thám hiểm xuống vùng biển phía Nam và xa hơn nữa – đã được thuận tiện gạt bỏ. Người Indonesia đã đến châu Philippines và biến Madagascar hơn 500 năm trước Trịnh Hòa [nhà hàng hải và thám hiểm người Trung Quốc]. Các dân tộc Đông Nam Á thời đó đã hấp thụ nhiều thứ từ Ấn Độ và thế giới Hồi Giáo hơn từ Trung Quốc.

Trong trường hợp của các vấn đề hiện tại với Việt Nam, được khởi động bởi hành vi mang giàn khoan và tàu bảo vệ vào vùng biển phía Đông tp Đà Nẵng, Trung Quốc có một cái cớ nhỏ vì họ hiện đang có chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, một vị trí gần địa điểm của giàn khoan hơn so với Việt Nam. Tuy nhiên, các quần đảo này từ lâu nay nằm trong sự tranh chấp giữa hai quốc gia, một vấn đề hiện nay đã được xem là đã giải quyết sau khi Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1974.

Nhưng khi họ [Trung Quốc] chưa bao giờ thiết lập một khu định cư thực thụ ở Hoàng Sa, lý do đặc quyền kinh tế 200 hải lý mà họ sử dụng để lấn chiếm chủ quyền đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam trên cơ sở rất yếu kém. Lịch sử cũng cho ta biết bờ biển này là trọng tâm của nền thương mại của vương quốc Chămpa, một đối thủ hàng đầu trong thương mại khu vực kéo dài cả nghìn năm.

Một sự thỏa hiệp hợp lý giữa Trung Quốc và Việt Nam chắc chắn là có thể có được. Mãi Lai và Thái Lan đã tiến đến một thỏa hiệp như vậy trên khu vực nhiều khí đốt giữa họ và Vịnh Thái Lan. Những quốc gia khác trong vùng như Indonesia, Singapore, và Mã Lai đã đem vấn đề chủ quyền biển đảo ra Tòa án Công Lý Quốc tế và đã chấp nhận kết quả phán xét. Nhưng Trung Quốc vẫn không muốn thỏa hiệp hoặc chấp nhận để một trọng tài phán xét. Trong khi đó, hợp tác phát triển là điều bất khả thi vì Trung Quốc luôn đặt điều kiện là phải chấp nhận chủ quyền của họ.

Trong trường hợp bãi cạn ngoài khơi Philipines, Trung Quốc đã dựa trên một kết hợp của lịch sử họ chế ra và việc họ đã đệ đơn đăng ký chủ quyền đầu tiên, một lý do nghèo nàn khi họ không có sự hiện diện liên tục ở đó và khi Philipines đã thừa hưởng chủ quyền theo hiệp ước giữa hai cường quốc phương Tây. Những bãi cạn này và các nơi khác Trung Quốc tuyên bố chủ quyền rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philipines và trong vùng biển đi lại lâu nay của các sắc tộc của quốc gia này. Điều này không có gì để chối cãi.

Bãi cạn Scarborough nằm khoảng 200km cách Luzon và 650km cách Trung Quốc. Tuyên bố chủ quyền trên Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shoal) còn vô lý hơn nữa. Đó là rạn san hô nơi Philipines bắt giữ ngư phủ Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt loài rùa biển không lồ, một loài vật đang được bảo vệ. Các cuộc biểu tình giật gân đã từng bùng nổ tại Bắc Kinh. Rạn san hô này nằm 110km cách đảo Palawan, gần 1,500km cách Trung Quốc.

Thực tế về việc tuyên bố vô lý này đã có từ thời kỳ Quốc Dân Đảng thật ra không có. Chuyện các chính phủ trước đây có thể thỉnh thoảng đã triều cống Trung Quốc cũng không có. Đối với những quốc gia giao thương này, việc triều cống là một dạng thuế, cái giá phải trả để giao dịch với Trung Quốc. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền đối với họ. Và nếu Trung Quốc có khi đã đóng vai trò đế quốc trong vùng, đó đúng ra là lý do để quan ngại, không phải cơ sở để cho rằng mình là chúa tể của vùng biển phần nhiều thuộc Mã Lai Đa Đảo [Malaysian Sea]. Nếu không thì Thổ Nhĩ Kỳ có thể tuyên bố Ai Cập thuộc về họ và Nga có thể tuyên bố chủ quyền trên khắp vùng Trung Á [Central Asia].

Một Trung Quốc hồi sinh hiện nay muốn thể hiện sức mạnh và cho thấy ai là bá chủ trong vùng – cũng như họ đã từng làm với Việt Nam năm 1979 – và nhắc nhở Hoa Kỳ về những khuyết điểm của họ [Hoa Kỳ]. Nhưng bên cạnh đó cũng có một sự miễn cưỡng cơ bản để đối xử bình đẳng với các láng giềng không phải người Hán của mình, những dân tộc – riêng Việt Nam – với lịch sử và văn hóa riêng của họ, chưa từng chịu ảnh hưởng lớn nào của Trung Quốc.

Lịch sử về sự giả định tính ưu việt của Trung Quốc, đặc biệt đối với những người có màu da sậm hơn, thật là dài. Niềm tin vào thuyết ưu sinh và sự cần thiết phải bảo vệ và phát huy đặc tính đại Hán rất mạnh mẽ trong thời kỳ Cộng Hòa. Nó cũng được nhìn thấy vang dội trong quan điểm và chính sách xã hội của Lý Quang Diệu ở Sing. Niềm tin này từ lâu đã bị loại bỏ ở phương Tây và bị lên án dưới thời Mao Trạch Đông. Nhưng, nó đã được trỗi dậy ở lục địa Trung Hoa, nơi mà một số học giả khó thể chấp nhận rằng con người hiện đại phát xuất và lan rộng từ châu Phi và Trung Quốc theo đó, không phải là một chủng tộc có nguồn gốc độc đáo và riêng biệt của nhân loại.

Philip Bowring là một nhà bình luận báo chí làm việc tại Hồng Kông. nguồn: Beijing’s dangerous arrogance in the South China Sea. http://www.scmp.com/comment/insight-opinion/article/1514360/beijings-dangerous-arrogance-south-china-sea

Người dịch: Hoàng Triết

Lưu ý: cũng có một bản dịch khác do Bút Lông Kim tại đây.

Giữa hỗn loạn, những nền tảng xung đột vẫn y nguyên

Sau khi hầu hết dư luận tập trung vào các cuộc biểu tình hỗn loạn đã nhấn chìm một số lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, gây nên những căng thẳng và thiệt hại về người, thì nguyên nhân cấu trúc của xung đột vẫn chưa đổi và sẽ còn tồn tại cho đến khi lãnh đạo hai nước và hai đảng phát triển trí tưởng tượng hòng cứu nguy lãnh thổ bằng một cuộc chiến ngu xuẩn nữa. Nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp hơn thế từ hai nhà nước, “xã hội chủ nghĩa“ này.

Hôm qua, Bắc Kinh có thể thấy nhẹ nhõm khi Hà Nội tự ghi bàn bằng cách tự chuốc lấy hậu quả và sai lầm trong việc khuyến khích công chúng thể hiện chủ nghĩa yêu nước. Và sẽ phải mất hàng tháng để sửa chữa điều này. Những ai tìm hiểu về cuộc xung đột đều nhận ra Trung Quốc khiếu nại hoành tráng ra sao. Phép thử cho Hà Nội (sẽ phải một lần nữa ngồi xuống cho bài kiểm tra về quản lý quan hệ công chúng) là tìm ra giải pháp hữu hiệu hơn trong trường hợp này.

Sáng hôm qua, tôi xuất hiện trong chương trình tọa đàm của đài CNBC châu Á. Đường dẫn hyper-linked clip này chia sẻ hầu hết những gì tôi phát biểu.

Không ít người đang khẩn thiết yêu cầu nhà nước Việt Nam thúc đẩy những nỗ lực để truyền tải thông điệp của họ tới nhân dân Việt Nam cũng như thế giới. Điều này rõ ràng cần được thực hiện chu đáo hơn và theo tôi, cần phải có những lãnh đạo cấp cao thành thạo tiếng Anh đủ để thực thi nhiệm vụ này.

Hôm kia, các quan chức Việt Nam đã gửi tin nhắn khẩn thiết yêu cầu người dân thể hiện tinh thần yêu nước và quyết tâm bảo vệ những khu vực lãnh hải „thiêng liêng“ và kêu gọi họ thực hiện điều đó đúng luật pháp và theo cách không để kẻ xấu lợi dụng.

Trong khi những gì „quá ít, quá muộn“ chắc có vẻ bị hiểu sai lệch, thì đây là nỗ lực đầu tiên trong rất nhiều nỗ lực tiếp theo mà Hà Nội phải thực hiện để (1) liệt kê những thiệt hại và (2) kêu gọi sự chú ý của thế giới một lần nữa vào xung đột chính, để xung đột đó không đơn giản biến mất.

Ở điểm (1), như đã chia sẻ trước, một tổ chức xã hội dân sự đã sớm gợi ý thực thi những bước sau:

Thăm hỏi những công ty thiệt hại nhiều nhất do những kẻ bạo loạn gần đây gây ra và gửi tới lời xin lỗi (chính thức, nếu cần thiết); Đảm bảo cho các nhà đầu tư nước ngoài rằng chính phủ Việt Nam sẽ giúp đỡ ngay lập tức và hỗ trợ họ phục hồi sản xuất nhanh nhất có thể cũng như đảm bảo rằng những vụ việc đáng tiếc như vừa qua sẽ không xảy ra nữa.

Tổ chức thăm hỏi công nhân Việt Nam để giải thích về hậu quả những gì đã xảy ra và và tìm hiểu những vấn đề liên quan đến công nhân và quản lý; trong khi đó, hướng dẫn chính quyền địa phương nêu ra những nhu cầu của công nhân và giới chủ hiện nay và thực hiện những việc tiếp theo.

Đây là một kiến nghị đầy tham vọng nhưng đó là một việc cần phải làm khẩn trương. Và tôi biết nhà nước đang có những nỗ lực như vậy. Chỉ hỷ vọng những nỗ lực đó là thực sự hiệu quả. Chúng ta đã chứng kiến nhà nước Việt Nam đảm đương tốt một số lĩnh vực (chẳng hạn như di tản khỏi các thảm họa); nhưng đây là lĩnh vực quan trọng và khẩn thiết nhất.

Cuối cùng, tôi xin bổ sung: sáng nay là tôi rất vui lòng gặp Ngài Felix Chung đáng kính, thành viên của Hội đồng Lập pháp Hongkong, đại diện cho ngành may mặc. Ông nói với tôi rằng, hôm nay, ông sẽ tới Lãnh sự quán Việt Nam tại Hongkong để thảo luận và cam kết. Tôi nói với ông, tôi sẽ rất vui được tiếp kiến ở Việt Nam hoặc giúp đỡ bằng mọi cách. Được đào tạo trong lĩnh vực phát triển quốc tế đối sánh, tôi chưa bao giờ ngưỡng mộ ngành công nghiệp quần áo, nhưng có thể nói rằng, ngành công nghiệp quần áo cần Việt Nam cũng như Việt Nam cần đến ngành công nghiệp này.

Đối với điểm (2), nghĩa là một bức tranh lớn hơn, tôi được biết rằng, một nhóm làm việc từ Bắc Kinh sẽ viếng thăm Hà Nội trong vài ngày tới. Hy vọng, họ sẽ đưa ra những đề xuất mang tính xây dựng chứ không đơn giản là đe dọa. Hy vọng, những đề xuất chủ quyền chung sớm được nghiên cứu. Nếu không, về lâu dài, chúng ta sẽ phải gánh chịu những tổn thất, đau đớn không nói nên lời trong khu vực. Tôi chưa bao giờ trực tiếp phải trải qua chiến tranh và cũng không thích điều đó. Tôi hy vọng người khác cũng thế và cùng hành động để giữ những nhà lãnh đạo Hà Nội và Bắc Kinh trên bàn đàm phán.

Cuối cùng, xin thưa thế giới nói chung, cũng như những ai đang sống trên những quốc gia châu Á nói riêng, rằng: phần lớn người Việt Nam rất buồn vì những gì đã xảy ra. Như một độc giả Việt Nam đã chia sẻ rằng trong một thư gửi bằng tiếng Anh:

Tới những người bạn quốc tế của tôi,

Trong những ngày qua, trong quá trình phản đối bạo lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền của họ đối với chủ quyền Việt Nam, những cuộc biểu tình của công nhân ở các nhà máy Việt Nam đã đi quá xa. Trong khi biểu hiện yêu nước được khuyến khích trong một vài lĩnh vực, thì bạo loạn lại xảy ra, tự phát và không có kế hoạch, và đó không phải là kết quả của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Điều đó có thể xẩy ra khi công nhân làm việc dưới điều kiện khắc nghiệt và không thể đặt lòng tin vào công đoàn của họ. Những người công nhân nổi loạn làm việc cho Apple ở Trung Quốc là một ví dụ.

Sự sục sôi của đám đông có thể dấy lên từ mục đích ôn hòa ban đầu. Vấn đề là, dưới khẩu hiệu của chủ nghĩa dân tộc, những phá phách không được kiểm soát đó đã phá hủy những nhà máy quốc tế ở Việt Nam, không chỉ của Trung Quóc mà cả Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cả người Trung Quốc và Việt Nam đều bị thương. Rất nhiều người bạn Việt Nam và cả tôi đều rất buồn. Chúng tôi chỉ muốn thực lòng xin lỗi vì sự cố tồi tệ này. Chúng tôi rất mong sự thông cảm của các bạn. Đặc biệt xin gửi lời xin lỗi tới những người dân Trung Quốc đang sống và làm việc tại Việt Nam.

Biểu đạt rất chân thành !

JL

Những nguy cơ và những cơ hội

Hai hôm qua, tình hình trong nước đã rất tồi tệ, nguy hiểm và đáng sợ. Nói thế có quá đáng không? Tôi nghĩ là không. Bạo lực ở Hà Tĩnh đã quá nguy hiểm và nếu cứ có những vụ như thế có thể sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Cái đã làm cho tôi rất lo lắng là hôm qua đã có những thông tin (chưa được kiểm chứng) rằng nhiều người (tới cả 20 người TQ) đã thiệt mạng. Những con số này có vẻ không thật. Nhưng, việc đã có hơn 150 người riêng ở Hà Tĩnh bị thương lá một sự kiện quá xấu rồi, chưa nói gì đến Bình Dương cả. Rất tiếc phải nói, hai, ba hôm nay là thực sự một thảm hoạ trong quan hệ quần chúng va, quan trọng hơn cả, một thảm họa về quan hệ đại chúng toàn cầu cực lớn. Những hình ảnh thế giới đang thấy không ích gì cho Việt Nam về vấn đề chủ quyền đâu.

Nhưng trong câu chuyện này, bạo động phải xếp hàng thứ yếu, chính thức lại là năng lực, hay nói cách khác là thiếu năng lực lãnh đạo. Đã đến lúc phá vỡ sự im lặng từ chính quyền Hà Nội. Xin lỗi các Ông bà, những gì đã được nói, tuyên bố, gửi qua SMS còn chưa đủ đâu và đã quá muộn. Tôi hy vọng rằng Việt Nam có thể vượt qua tình hình này trong thời gian sớm nhất có thể. Trong bài này, tôi sẽ thảo luận những bước cụ thể cần làm.

Nhân tiện xin thông báo với các bạn Việt Nam, hôm kia tôi đã quyết định viết một blog bằng tiếng Anh để giúp cho thế giới hiểu tình trạng của Việt Nam đối với những hành động của Trung Quốc. Hôm qua, tôi bắt đầu đăng bài trên blog bằng việc gọi tình hình hiện nay ở Việt Nam là một cuộc khủng hoảng, được hiểu là tình trạng mà toàn bộ quan điểm chiến lược của Việt Nam đang được chất vấn từ nhiều hướng, và rằng, đi cùng với khủng hoảng là cả nguy cơ và cơ hội. Trong vòng 24 giờ qua khủng hoảng đã sâu sắc hơn, trong tất cả ba khía cạnh. Nhưng, vẫn còn những cơ hội.

Ngày hôm nay, thế giới đang xôn xao về bạo động diễn ra tại Bình Dương và còn tiếp tục xôn xao với những diễn biến không kém phần căng thẳng về những cuộc bạo động gây quan ngại ở tỉnh Hà Tĩnh. Những bức ảnh bạo loạn ở Hà Tĩnh lan truyền trên mạng cho thấy những bạo hành thể xác. Chưa biết hôm này sẽ thế nào nhưng riêng hôm qua tôi tấy mọi chuyện đã trở nên đáng sợ, thưa mọi người. Tình trạng náo loạn đã chấm dứt, nhưng hậu quả thì chưa thể thấy ngay được.

Vì lí do này, những cuộc bạo loạn nên đặt vào hàng thứ yếu. Cái chính là năng lực lãnh đạo, hoặc thiếu năng lực lãnh đạo từ các cấp. Thực ra thì chưa đến mức phải gọi là khủng hoảng lãnh đạo. Tôi chỉ hy vọng Việt Nam rằng có thể vượt qua tình hình này trong thời gian sớm nhất.

Xin các bạn biết, một số người dung ở dưới đã được viết cho một đọc giả quốc tế mà biết rất ít hai hiểu Việt Nam một cách sai lầm và vì thế những nội dung dưới cũng có thể có những cái tất nhiên rồi. Mặt kách, cũng có nội dung mới, liên quan đến mọi người. Cưới cùng, có mốt số quan điểm có lễ sẽ được thấy là tranh cãi. Vâng, biết. Xin chỉ biết những quan điểm này phản ánh những nỗ lực của tôi để hiểu và giải thích những gì đang tiếp dẫn ở Việt Nam)

Giới lãnh đạo

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự hào về đường lối nhất trí của mình. Ví dụ như Hồ Chí Minh, thường bị hiểu nhầm là “người lãnh tụ vĩ đại” của Việt Nam, trong khi thực tế ông là một biểu tượng của sự nhất trí. Trong khi đường lối nhất trí của Việt Nam đã tỏ ra hữu ích ở nhiều thời điểm, thì ở những thời điểm khác nó đã đẩy đất nước vào tình trạng bế tắc kéo dài, như đã xảy ra dưới thời Lê Duẩn (từ giữa thập niên 60 cho đến 1986) (nhất trí phục tùng) đã làm nên đặc trưng của giới lãnh đạo Việt Nam trong khoảng một thập kỉ vừa qua (bế tắc bất thường).

Cụ thể hơn, đặc điểm của giới cầm quyền Việt Nam là bế tắc giữa các lãnh đạo cấp cao. Một mặt là sự bế tắc đại diện là đầu óc cải cách của Nguyễn Tấn Dũng (người gián tiếp liên quan đến những bê bối tham nhũng quy mô lớn) và tập thể cử tri chính trị gồm giới doanh nghiệp quốc doanh chóp bu địa phương và trung ương.

Mặt khác là tam đầu chế của chính quyền gồm Tổng bí thư (Nguyễn Phú Trọng), Chủ tịch nước (Trương Tấn Sang) và Chủ tịch Quốc hội (Nguyễn Sinh Hùng) – những người nhìn chung bị coi là bảo thủ và thiếu tự tin (tôi không sử dụng từ “trung thành”) đối với Trung Quốc. Trong nước, lòng trung thành của họ hướng về nhau, về Đảng, về hiện trạng với sự tôn trọng những định chế cốt lõi của Việt Nam. Trên bình diện quốc tế, lòng trung thành của họ (làm sao tôi có thể dùng từ này một cách lịch sự đây?) với ảo tưởng vĩnh viễn rằng Bắc Kinh là đối tác. Trong khi việc tranh chấp hiện nay đã làm câm bặt những ý kiến như vậy, những người tham gia cuộc chơi này chưa phát triển tài hùng biện thích hợp và có lẽ điều này giải thích tại sao họ không lên tiếng.

Nhìn chung, sự kết hợp những xu hướng cải cách không đủ mạnh và bị hoen ố bởi tham nhũng cộng với tu duy bảo thủ giáo điều lưỡng lự là cái khiến nền kinh tế chính trị thị trường kiểu Lenin của Việt Nam phát triển chậm hơn khả năng của nó. Trong khi đó, người dân phải đối mặt với những điểm yếu xã hội và kinh tế lớn hơn nhiều.

Vài năm nay, những nhà phân tích Việt Nam có tư tưởng đổi mới biết rằng Việt Nam đã xin chính phủ để có những cải cách mang tính đột phá, nhưng điều này đã không diễn ra. Sao phải dẫn nhập dài dòng thế? Vì cuộc khủng hoảng Việt Nam ngày nay phải đối mặt trên phương diện quốc nội và quốc tế có thể đã không được hiểu rành mạch rằng đó là khủng hoảng chính trị của Việt Nam. Việt Nam gần như không có cơ hội thoát khỏi khủng hoảng lành lặn nếu sự bế tắc này không được gọi đúng tên của nó. Đáng chú ý là tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 khóa XI đang diễn ra, theo như tôi biết, vụ xung đột với Trung Quốc gần như không được đề cập đến một cách đáng kể.

Sự im lặng đến chối tai

Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của sự bế tắc và do dự kéo dài để đoạn tuyệt với Bắc Kinh là sự im lặng đến chối tai từ Quảng trường Ba Đình, nơi tọa lạc của chính quyền Đảng Cộng sản Việt Nam và là nơi 69 năm về trước Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập với trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ – nỗ lực thất bại cuối cùng nhằm nhận được sự công nhận của Washington. Đã đúng một tuần từ khi Trung Quốc thách thức chủ quyền Việt Nam, một tuần mà phương tiện truyền thông đại chúng rất ấn tượng của Việt Nam được bật đèn xanh để công kích Trung Quốc, một tuần mà không gian mạng trở nên gay gắt và hiện tại thì, biểu tình trở nên điên cuồng, còn người dân Việt nam chưa nghe được bất kỳ tuyên bố nào từ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước hay Chính phủ. Không một lời!

Trong khi đó lãnh đạo trong nước bàn tán sôi nổi về phát biểu mạnh mẽ của Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị thượng đỉnh tuần trước, thì thực ra, ASEAN không phải là giải pháp cho những vấn đề của Việt Nam, mà chính Việt Nam mới là giải pháp cho vấn đề của mình. (Tôi không nói hội nghị ASEAN là một thất bại bởi ít nhất thì một số ít quốc gia thành viên đã bị mua chuộc trong khi các thành viên khác sợ Trung Quốc hoặc không đủ can đảm). Vấn đề là giới lãnh đạo Việt Nam, tôi rất buồn khi phải nói rằng, đang trong tình trạng tê liệt.

Trong thời điểm mà Bắc Kinh được ghi nhận là đang xâm phạm chủ quyền Việt Nam và quy tắc ứng xử quốc tế, sự im lặng của giới lãnh đạo Việt Nam thể hiện rằng họ không có tiếng nói và thậm chí gần đây còn không mở ra được thành những thảo luận mang tính toàn cầu.

Việc thiếu vắng tiếng nói chặt chẽ, rõ ràng từ Hà Nội đang gây ra những tổn thất nghiêm trọng. Thay vì liên lạc với thế giới với sự tự tin đáng có, Hà Nội đang trên bờ vực khủng hoảng quan hệ công chúng thậm chí còn khiến các quan chức hãng hàng không Malaysia hổ thẹn. Quả thực, tình hình dường như xác nhận những gì mà đồng nghiệp của tôi Adam Forde đã nói trong một cuộc phỏng vấn với AFP (trích ở đây), rằng hiện tại Việt Nam thể hiện là một “chế độ không xác lập được trật tự hoặc đường lối lãnh đạo khả thi để đem lại những nỗ lực cần thiết” nhằm đối phó với Trung Quốc. Liệu Hà Nội có thể chứng minh điều ngược lại?

Bạo loạn

Bây giờ hãy chuyển sang các vụ bạo loạn. Như đã ghi chép, ngày hôm qua, bạo loạn phản ánh sự phẫn nộ của nhân dân nhưng cũng cho thấy mức độ nguy hiểm của sự nhiệt tình mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa được tung ra, đặc biệt là ở những môi trường đàn áp như Việt Nam. Đa số (tôi nhấn mạnh) đa số người Việt, gồm những người chỉ trích Đảng-nhà nước kịch liệt, lên án những hành động như vậy, khi họ mạo hiểm đặt Việt Nam vào tình huống xấu trong lúc chủ quyền đất nước đang bị đe dọa trực tiếp từ bên ngoài. Chúng ta có thể mong nhà cầm quyền trấn áp với sự khẩn cấp và lực lượng tối đa. Than ôi, bạo động dường như là hậu quả của một nỗ lực chắp vá để biểu tình có trật tự.

Trong khi bằng chứng còn hiếm, bạo loạn dường như là kết quả của biểu tình quy mô nhỏ được lên kế hoạch bất cẩn và khởi xướng bởi các công ty do nhà nước quản lý hoặc đầu tư đã nổ ra nhanh chóng sau đó. Tình hình cho thấy bản chất sâu sắc của những thách thức mà Hà nội phải đối mặt để giải quyết khủng hoảng.

Trong khi gần như tất cả sự chú ý của truyền thông tập trung vào Bình Dương, những diễn biến ở Vũng Áng – tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc Huế còn đáng lo hơn, vì có vẻ liên quan đến bạo lực và bốn người không rõ quốc tịch thiệt mạng (chưa kiểm chứng). Khi những bức ảnh của sự kiện này được đưa ra (tôi đã xem) chúng ta có thể chắc chắn rằng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục xấu đi.

Những người ủng hộ xã hội dân sự có tiếng (như Nguyễn Quang A) nhấn mạnh rằng hỗn loạn không phải là câu trả lời, đồng thời, giữ quan điểm đúng đắn rằng một vai trò mang tính xây dựng xã hội dân sự trong cuộc khủng hoảng hiện tại yêu cầu việc bảo vệ nhân quyền mà cho đến giờ Hà Nội chỉ nói đãi bôi. Bạo động là việc không may. Nỗi bực tức của người dân Việt Nam có thể thông cảm được do hành động của Bắc kinh nhưng họ đang gây thiệt hại lớn.

Phải nhớ rằng người Việt Nam gần như không có kinh nghiệm trong việc tham gia bất cứ các hình thức chính trị thực sự nào, ít nhất là các cuộc biểu tình được tổ chức lỏng lẻo. Việt Nam là một quốc gia có năng lực trong nhiều lĩnh vực, như di tản lũ lụt và có một mạng lưới truyền thông quốc gia với những người dân được kết nối. Do vậy, từng bước giải quyết bạo động phải được tiến hành. Tuy nhiên, đe dọa dân chúng kiểu cũ rích sẽ không hữu ích. Người Việt lo lắng về tương lai đất nước mình. Đàn áp sẽ không giải quyết được vấn đề.

Con đường phía trước

Nếu Việt Nam muốn đương đầu với cuộc khủng hoảng hiệu quả, kiểm soát được tình hình và giải quyết được những vấn đề cơ bản về chủ quyền, cần phải triển khai như sau:

1. Sớm nhất có thể, hi vọng là trong 24 giờ tới, Hà Nội phải ra tuyên bố. NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ TUYÊN BỐ THÔNG THƯỜNG. Tuyên bố này nên được lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước hay Chính phủ trình bày trực tiếp qua truyền hình. Quan điểm của tôi là, nhà nước nên cân nhắc hai tuyên bố, một bằng tiếng Việt do một nguyên thủ quốc gia, như Nguyễn Tấn Dũng (người có kinh nghiệm quốc tế tốt nhất) và một bằng tiếng Anh, đưa ra bởi một quan chức cấp cao phù hợp trong Đảng, Nhà nước hoặc Chính phủ và thành thạo Anh ngữ. Nguyễn Thiện Nhân, một ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo của một tổ chức quần chúng quan trọng cũng có thể là một ứng viên phù hợp. Những tuyên bố này sẽ nêu ra những mức độ trong nước và quốc tế của tình hình: nhắm đến ổn định tình hình bằng việc tuyên bố những điều khoản rõ ràng nhất có thể Hà Nội dự định để giải quyết khủng hoảng trong quan hệ với Trung Quốc qua các phương tiện ngoại giao, hợp pháp và sáng tạo/hợp tác vốn chưa được thảo luận (chẳng hạn như cùng phát triển, chia sẻ chủ quyền trên vùng đệm, vv)

Để xủ lý vấn đề ở những cơ sở đã bị phá hoại, như đã được đề nghị:

  • Đến thăm 02 chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị thiệt hại lớn nhất trong vụ bạo loạn vừa qua: một doanh nghiệp có vốn của Trung Quốc và một doanh nghiệp có vốn của nước ngoài khác (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore). Xin lỗi các nhà đầu tư này vì chính quyền Việt Nam đã không ngăn được bạo lực đối với doanh nghiệp của họ.

 

  • Cam kết  chính quyền Việt Nam sẽ khắc phục hậu quả và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp của họ trở lại hoạt động bình thường, đảm bảo sẽ không có việc tái diễn như vậy đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và kiên quyết sẽ tìm ra, trừng trị những kẻ kích động gây bạo lực.

 

  • Gặp một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Trung Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam, tôn trọng pháp luật Việt Nam, đối xử tốt với công nhân Việt Nam. Tôi khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc làm ăn theo pháp luật Việt Nam và nhận trách nhiệm bảo vệ họ trong mọi trường hợp.

 

  • Gặp những công nhân Việt Nam (những công nhân trực tiếp lao động chân tay) để nghe họ trình bày về nguyện vọng và tâm tư, tình cảm của họ. Giải thích quan điểm của Nhà nước Việt Nam về Biển Đông, giàn khoan HD 981 cũng như ghi nhận tinh thần yêu nước của công nhân. Yêu cầu chính quyền địa phương chú ý và cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của công nhân và giải thích công nhân tôn trọng và bảo vệ các chủ đầu tư cũng chính là tôn trọng và bảo vệ việc làm của mình.

2. Giới lãnh đạo chính trị Việt Nam và các lãnh đạo của xã hội dân sự đang phát triển, các thành phần ở cả trong và ngoài nước, cần đi vào thảo luận. Những người này nên bao gồm đại diện của giới lãnh đạo tối cao của nhà nước, đại diễn Nhóm kiến nghị 72 (để cải cách hiến pháp, sự tập hợp lỏng lẻo các trí thức và những người người có liên hệ lâu dài với Đảng); các thành viên cấp cao của các tổ chức xã hội dân sự hàng đầu. Đây quả là chiến lược hứa hẹn nhất và có thể hiểu được duy nhất cho Hà Nội để kiểm soát tường thuật trong nước và đạt được kiểu đoàn kết “lều lớn” cần thiết để tham gia vào trường quốc tế một cách hiệu quả đồng thời loại bỏ hỗn loạn nội tại. Tôi không tự tin nhiều vào biểu tình phi chiến lược hiện tại, vốn mô phỏng nhiều cuộc họp của tầng lớp chính trị gia địa phương trong nhiều thành phố trên cả nước; những cuộc biểu tình được tổ chức kém và việc đưa tin báo chí rộng rãi về cuộc đối đầu trên biển; Các lãnh đạo xã hội dân sự phải lần lượt thực hành quyền lãnh đạo của họ, bằng việc lặp lại và phát sóng rộng rãi nhất có thể qua tất cả các phương tiện hiện có để thể hiện nhu cầu cần phải kiềm chế bạo lực và hỗn loạn; niềm tin của xã hội dân sự và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế có thể được tăng cường bởi sự phóng thích những người bất đồng chính kiến dưới một bộ quy tắc để được đàm phán. (Xin các bạn từ phía nhà nước Việt Nam thông cảm, tôi rất ủng hộ Việt Nam và như vậy xin phép nói thẳng thắn như vậy với nỗ lực để có một cách tiếp cận xây dựng nhất!)

3. Việt Nam cần bước vào một cuộc thảo luận quốc gia và tranh luận dựa trên tất cả các ý kiến của thảo luận đó. Đất nước và khu vực không đủ sức đương đầu với một xung đột quân sự và phải tránh xung đột bằng mọi giá. Hiển nhiên là, các cuộc thảo luận đang diễn ra trong giới lãnh đạo Việt Nam, và tôi công nhận là các cuộc thảo luận mức độ cao hiếm khi công khai. Như đã nói, đất nước sẽ có lợi từ thảo luận công khai và tranh luận để có thể đóng góp vào các cuộc thảo thuận đó và thảo luận rộng hơn, tôi xin chia sẻ vài suy nghĩ cuối cùng:

Hôm qua, tôi trao đổi với học giả và trí thức Mỹ danh tiếng Amitai Etzioni, người ủng hộ chiến lược “Kiềm chế lẫn nhau” trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tôi hỏi về quan điểm của ông đối với trường hợp của Việt Nam, mà ông đã đưa ra những ý kiến sau, tôi xin chia sẻ tại đây:

Không quốc gia nào nên sử dụng ngoại giao cưỡng ép, bằng việc thiết lập những sự đã rồi như một cách để thay đổi hiện trạng. Mọi thứ nên được thay đổi thông qua đàm phán, phân xử hay tòa án IR. Đây là những gì tôi phát biểu trong Kiềm chế lẫn nhau và những gì đồng nghiệp của tôi phát biểu trong position paper on MAR. (Những thay đổi hiện trạng nên thực hiện qua đàm phán giữa các bên liên quan; qua phân xử, hòa giải, hoặc các cơ quan quốc tế và tòa án; hoặc tìm các giải pháp mới mang tính sáng tạo như chia sẻ chủ quyền.)

Những quốc gia leo thang tình trạng sẵn sàng chiến đấu nên chú ý là leo thang dễ hơn xuống thang rất nhiều và phải tự hỏi là hành động đó sẽ dẫn đến đâu. Tất cả các quốc gia liên quan đều có nhu cầu quốc nội, dịch vụ cho những nhu cầu đó sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả nếu họ đầu tư nhiều hơn vào khí tài. Điều đó cũng sẽ đe dọa ổn định chế độ của họ.

Tôi hoàn toàn ủng hộ những ý kiến này và tin rằng Việt Nam nên theo đuổi những con đường này một cách sát sao. Etizioni đã đề cập đến những vấn đề khác về chính sách hiện tại của Việt Nam mà tôi sẽ trình bày trong những ngày tới. Trong khi đó, Hà Nội cần khôi phục trật tự bằng việc:

Vượt qua sự bế tắc của chính mình (người dân Việt Nam cần và đáng được hưởng sự lãnh đạo, địa phương cần sự lãnh đạo, ngay bây giờ);

1. Chấm dứt sự im lặng của giới lãnh đạo cấp cao qua trao đổi rõ ràng với khán giả Việt Nam và quốc tế (đến T6 còn quá ít, và quá mượn),

2. Bước vào các cuộc thảo luận với thành viên xã hội dân sự ở cả trong lẫn ngoài nhà nước (kể cả cộng đồng hải ngoại) để đạt được trật tự và tính hợp pháp cần thiết hòng dẫn đất nước từ vị thế nguy hiểm hiện nay đến một tương lai hứa hẹn hơn

3. Cách hứa hẹn nhất để giải quyết khủng hoảng hiện tại là kết hợp những điều trên cùng với cam kết nghiêm túc với cộng đồng quốc tế và các cuộc thảo luận đang diễn ra về các giải pháp tối ưu để đạt được và duy trì trật tự khu vực trong ổn định và thịnh vượng.

JL

Ghi chú: Xin lỗi vì bất cứ sơ suất, cường điệu hay xúc phạm nào trong quá trình biểu đạt. Tôi không có nhiều thời gian và muốn kết thúc bài viết này.

Láng giềng tham lam

Chuyện Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy không cho họ có quyền áp đặt những tuyên bố chủ quyền giả tạo. Thế nhưng đó chính là điều Bắc Kinh đang làm ở Nam Hải, hay Biển Đông Nam Á, nếu ta muốn dùng một tên gọi trung lập về chính trị không có những hàm ý thực dân hay đế quốc. Với những người như tôi đã từng quan sát sự phát triển của Trung Quốc với niềm hy vọng và hứng thú, kiểu bành trướng không nhượng bộ gần đây của Bắc Kinh là điều vô cùng đáng thất vọng và thật sự đáng lo ngại cho toàn khu vực.

Hành động mang một giàn khoan trị giá cả tỉ đô-la đến đặt ở một vị trí xa xôi nằm hẳn trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước khác đòi hỏi phải có không chỉ vốn và chuyên môn kỹ thuật, mà còn cả thái độ kiêu căng chính trị và việc rõ ràng bất chấp các chuẩn mực quốc tế.

Chỉ trong trí tưởng tượng của Bắc Kinh mới có chuyện chủ quyền đối với vùng biển nơi họ đặt giàn khoan của mình là điều không thể chối cãi. Do một quan chức Đài Loan quá rảnh rỗi tưởng tượng ra hồi thập niên 1940, đường 11 đoạn, nay là đường chín đoạn mà Bắc Kinh dùng để tuyên bố chủ quyền với tám mươi phần trăm Biển Đông Nam Á hoàn toàn không có cơ sở pháp lý hay lịch sử nào.

Những hành động xâm lấn phi pháp kiểu như chúng ta đang thấy hiện nay chẳng phải là điều mới mẻ. Những lần Bắc Kinh chiếm đoạt đẫm máu và phi pháp các đảo trong Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Quần đảo Trường Sa năm 1988 đã khiến hàng chục người Việt thiệt mạng và vẫn chưa phai nhòa trong tâm trí người Việt Nam. Bản thân những biến cố này, vốn đã tiếp theo một lịch sử lâu đời của những quan hệ căng thẳng giữa hai nước, lại được tiếp theo bằng hai thập niên Trung Quốc liên tục quấy nhiễu và ngược đãi vô số ngư dân Việt Nam.

Tuy sự cực đoan chính trị hay cực đoan quốc gia chủ nghĩa không bao giờ hữu ích, có gì đáng ngạc nhiên khi người Việt trên khắp thế giới nhìn Bắc Kinh bằng con mắt nghi ngờ và bất tín?

Trên khắp đất nước Việt Nam, những hành động giàn khoan của Bắc Kinh đang được xem là sự vi phạm trắng trợn và thách thức trực tiếp đối với chủ quyền của Việt Nam, mà quả là đúng như vậy. Hà Nội sẽ phản ứng ra sao? Ở Philippines, hành vi gây hấn tương tự đã khiến Manila tái thiết lập hợp tác quân sự với Mỹ và các nước khác. Về phần mình, Hà Nội đã phát tín hiệu cho thấy họ sẽ tiếp tục với các nỗ lực giải quyết tranh chấp này bằng các biện pháp ngoại giao và các biện pháp hòa bình khác, có lẽ thông qua các cuộc đàm phán bí mật giống như những cuộc đàm phán đã tổ chức ở Thành Đô năm 1990.

Nếu ngoại giao không mang lại kết quả và Bắc Kinh vẫn gây hấn, thì chẳng ai tiên đoán được tình hình sẽ ra sao.Tuy người Việt không muốn xung đột, họ nổi tiếng là quyết tâm khi đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài. Nếu các cuộc đàm phán chẳng đi đến đâu thì sao? Tuy Việt Nam có các tài sản quân sự đáng nể, Hà Nội đã nói rằng chúng chỉ được dùng để phòng vệ. Thế nhưng vẫn có rủi ro rất cao xảy ra một biến cố dẫn đến những hành động phòng vệ.

Trong những tháng và năm sắp đến, tính hiệu quả của Hà Nội trong việc quản lý mối quan hệ của mình với nước láng giềng thích gây hấn có thể phụ thuộc vào tính hiệu quả của Hà Nội trong việc kết hợp sự ngăn ngừa với sức mạnh mềm. Về sức mạnh mềm, sự đoàn kết của người Việt trên toàn thế giới và việc tăng cường các liên minh chiến lược sẽ là điều thiết yếu. Tiến hành các cải cách thể chế đã mong đợi từ lâu và cải thiện nhân quyền cũng sẽ hữu ích về những phương diện này. Nếu có thể, những đàm phán với Bắc Kinh phải tiếp tục.

Những mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã và sẽ luôn luôn phức tạp. Lịch sử và số phận của hai nước này đan quyện lẫn nhau và chẳng sớm thì muộn cũng sẽ đạt được giải pháp nào đó cho những căng thẳng hiện tại. Vẫn chưa rõ liệu có thể đạt được trạng thái cân bằng tương lai đó một cách hợp lý hay không. Nếu không thì sẽ là một phát triển thật xấu cho toàn khư vực và sự phát triển toàn diện của không chỉ Việt Nam và Trung Quốc mà toàn khu vực.

Suy đoán về việc những căng thẳng hiện tại có thể lún sâu đến mức nào có thể làm nản lòng đến mức khiến ta nhớ đến sự điên rồ của chuyện này. Về kinh tế, các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc có tiềm năng đáng kể. Quan hệ giữa hai nước này nên toàn diện và hai bên cùng có lợi. Thách thức hiện nay – với Hà Nội và khu vực – là đối phó với một nước láng giềng mà hành vi của nước đó đe dọa toàn cộng đồng. Bản thân tôi hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ sớm hiểu rằng làm láng giềng tốt sẽ có lợi cho chính họ.

JL

Bài nguyên đã được viết bằng tiếng Anh mang title:
“No one loves a bully.”