Bình tĩnh, tự tin, đoàn kết

Việt Nam sẽ luôn luôn nằm sát cạnh Trung Quốc, một nước lớn, giàu mạnh và gần đây đã trở thành một siêu cường quốc. Những việc đó không có nghĩa là Bắc Kinh có thể áp đặt những chính sách hoàn toàn bất chính đáng của nó trên Biển Đông Nam Á.

Quan hệ Trung – Việt luôn là mối quan hệ phức tạp. Sớm muộn, cả hai nước và toàn khu vực cần phải tìm những giải pháp cho những tranh chấp cả về ngắn hạn lẫn dài hạn.

Mối quan hệ Việt –Trung còn đầy tiềm năng về nhiều mặt. Sẽ là tốt đẹp nếu đó là mối quan hệ toàn diện và có ích cho cả hai bên. Nhưng, cái gọi là giấc mộng  Trung Hoa sẽ thành một ác mộng cho mọi bên và toàn khu vực nếu Bắc kinh có tham vọng trở thành một đế quốc.

Cách đây không lâu một bạn Ấn Độ đã nói rằng, cách Trung Quốc (và cụ thể Bắc kinh) tự nhìn mình là khác hẳn so với cách của khu vực và thế giới nhìn Trung Quốc. Vâng, nền kinh tế thế giới đã đầu tư những số tiền khổng lồ vào Trung Quốc với những lý do vì lợi nhuận, chứ không phải là tôn trọng một nhà nước có hành vi dã man trong nước hay trên biển.

Đối với Việt Nam, muốn giành sự ủng hộ của quốc tế phải phản đối một cách bình tĩnh, tự tin, và văn minh. Những quan điểm cực đoan thực sự không có lợi ích gì cho Việt Nam hiện nay. Song, cũng không có ích gì khi vẫn còn tuyên bố Trung Quốc và Việt Nam là anh em như trước đây (chính vì nó hàm ý chủ quyền của hai nước là không bằng nhau). Thay vào đó, sự đoàn  kết trong nước, trong cộng đồng người Việt Nam hải ngoại, và giữa Việt Nam và quốc tế không chỉ cần thiết, mà là cách duy nhất để thay đổi hành vi của Bắc kinh. Thực hiện những bước cơ bản về cải cách thế chế trong nước sẽ giúp hiện thực hóa quá trình này.

Con đường hứa hẹn nhất là giải quyết tranh chấp lãnh hải một cách đa  phương và hòa bình. Giải pháp nào cũng cần dựa vào cơ sở pháp lý và cơ chế giải quyết tranh chấp của thế giới, như là Tòa án Quốc tế.

Tôi có nhiều người bạn Trung Quốc và trước đây cũng đã thảo luận với không ít trong số họ về vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Hãy nhớ vấn đề không phải là người dân Trung Quốc hay nước Trung Quốc, mà là một số chính sách bất chính đáng của giới thống trị nước đó.

Muốn một tương lai tươi đẹp, phải sống hòa bình, nhân ái, và hợp tác để tránh những sai lầm của quá khứ. Vấn đề trước mắt là đối phó một siêu cường quốc mà đến nay chưa muốn nghe ai cả .

JL

Giảm rừng trong pháp luật

Trong những ngày qua chúng ta đã được xem những hình ảnh đáng lo từ Dương Nội, Hà Nội, nơi mà những tranh chấp về đất đã bùng nổ một cách hỗn loạn và mang tính bạo động. Ở đây tôi sẽ không đề cập chi tiết đến trường hợp (hay là vụ việc) Dương Nội. Thay vì đó tôi chỉ xin chia sẻ hai phản ứng sau khi đã xem những video-clip trên mạng.

Phản ứng thứ nhất, chắc là chẳng có gì khác với những người khác: Ôi dồi, ghê quá, kinh khủng. Đáng tiếc, đến tận 2014 những hiện tượng như vậy còn xảy ra ở Việt Nam, đất nước mà, theo chúng ta được biết, đang hoạch định phát triển tới một nước “văn minh.” Dù nghĩ gì về tiềm năng hay tương lai của Việt Nam, rõ ràng sự văn minh đó còn xa (dù tôi cũng thừa nhận có những cái ở chính nước mình cũng thiếu “văn minh” trong khá nhiều khía cạnh khác nhau).

Phản ứng thứ hai, mà những bạn đọc có lẽ sẽ quan tâm hơn, là một khái niệm từ thông luật (common law) gọi là “due process,” mà tôi sẽ đề cập ở dưới nay đây. Trước khi đi vào vấn đề xin nêu rõ: Việc còn có những cảnh tượng như ở Dương Nội xuất phát từ việc cái gọi là “due process” thực sự là chưa có ở Việt Nam, chủ yếu vì Việt Nam chưa phải là một xã hội pháp quyền theo đúng nghĩa của nó. Sau khi đề cập ý nghĩa của khái niệm “due process” tôi sẽ quay về những bước cần thiết mà Việt Nam cần hay nên làm để hướng tới một xã hội mà nếu mất “due process” thì không thế nào có “văn minh.”

Vậy, “due process” là gì? Trong một thảo luận ngắn với những bạn hiểu biết về luật, đã có những mô tả như sau:

•   Là pháp trình chính đáng

•   Là tôn trọng quyền cá nhân

•   Là công minh …. là minh bạch và công bằng trong xử sự

•    Là quyền được xét xử công bằng & minh bạch theo đúng pháp luật

•    Là những nguyên tắc pháp luật bắt buộc mà phải tuân thủ

•    Là “đúng thủ tục” hoặc “đúng trình tự”

Như một người bạn đặc biệt sáng suốt đã chia sẻ:

“Khái niệm/concept này không có trong hệ thống luật Việt Nam/khoa học pháp lý Việt Nam. Câu trả lời của bạn phiên dịch là: “công bằng, đúng trình tự thủ tục luật định”.  Tuy nhiên, khái niệm này trong hệ thống common law gắn với luật hiến pháp (của Việt Nam), một số triết lý cơ bản về việc hạn chế quyền lực của nhà nước, và bảo vệ quyền tự do cá nhân (rule of law in general). Nó cũng gắn với cách tiếp cận (luật pháp)… Cách tiếp cận này dựa trên (giả định) là nhà nước có thể dùng luật để điều chỉnh hành vi của đám đông/cộng đồng/xã hội. Tuy nhiên (ở Việt Nam), hệ thống này lại được dựa trên những nguyên lý vay mượn từ hệ tư tưởng Xô-viết coi pháp luật là công cụ của giai cấp tầng lớp thống trị.

Ngoài ra, văn hóa Việt Nam còn dựa trên nền triết lý cơ bản của Khổng giáo. Vì vậy, những quy trình, thủ tục, nội dung luật của Việt Nam còn phản ánh những quy chuẩn văn hóa này. Ví dụ: cáo trạng của một tội phạm, ngoài việc ghi tên bị cáo, còn có thể ghi tên cả các thành viên trong gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ, con) của bị cáo. Điều này giống như hành vi “chu di tam tộc” theo luật của vua chúa phong kiến.

(Song) việc du nhập hệ thống/quan điểm pháp luật từ nơi này sang nơi khác đã tốn rất nhiều giấy mực và (cần) có nhiều công trình nghiên cứu công phu (trong luật so sánh – comparative law, xã hội học luật – v.v). Hiệu quả của du nhập pháp luật thì còn gây nhiều tranh cãi. Cải cách pháp luật – nếu không làm thật sự cẩn trọng và khoa học – có thể đem lại những kết quả ngoài dự kiến kiểu “lợi thì có lợi nhưng răng không còn.”

Sau cùng, bạn này cho rằng, một hệ thống luật pháp về nhiều mặt là như một sản phẩm văn hóa. Quan điểm này tôi cũng hiểu và chấp nhận.

Nhưng cuối cùng, ở bất cứ xã hội nào, những thể chế đều là sản phẩm của những quan hệ xã hội, gồm cả văn hóa lẫn chính trị, kinh tế, v.v. Việc còn vay mượn từ hệ tư tưởng Xô-viết coi pháp luật là công cụ của giai cấp thống trị cũng là một yếu tố trong văn hóa chính trị Việt Nam đương đại chứ, nhưng cuối cùng, đó là một quyết định chính trị cũng như không chấp nhận những nét xấu trong Khổng giáo về những vấn đề giới tính, chẳng hạn.

Ở Hàn Quốc, Đài Luân (Loan), những nước cũng có những nét ảnh hưởng văn hóa từ Khổng giáo, ít khi còn thấy những chuyện như đã thấy ở Dương Nội. Vì vậy, vấn đề có lẽ không phải ở phạm trù văn hóa mà là ở chỗ Việt Nam còn chưa với tới một xã hội pháp quyền.

Một ví dụ của khái niệm “due process” là “cảnh báo Miranda’ mà ai  đã xem phim Mỹ đều biết. (“You have the right to an attorney…”) – công an ở Mỹ phải thông báo cho mọi nghi phạm hình sự ngay lúc bị bắt giữ:

“Anh có quyền giữ im lặng và từ chối trả lời câu hỏi. Bất cứ điều gì anh nói cũng sẽ được dùng để chống lại anh trước tòa án. Anh có quyền có luật sư trước khi khai báo với cảnh sát và luật sư sẽ hiện diện khi cảnh sát thẩm vấn anh. Nếu anh không thể tìm được luật sư, anh sẽ được cung cấp một luật sư trước khi trả lời các câu hỏi. Anh có thể trả lời câu hỏi khi không có luật sư, nhưng anh vẫn có quyền ngưng trả lời bất cứ lúc nào để chờ sự có mặt của luật sư”.

Ở đây tôi lấy cảnh báo Miranda là một ví dụ của khái niệm “due process.”

Ở Dương Nội vấn đề không phải là bắt giữ mà là giải quyết một vụ biểu tình kéo dài. Là chuyện khác. Nhưng quá tiếc, khi chúng ta thấy những người Việt Nam đang đánh nhau như vậy. Sao đánh nhau? Vì hệ thống luật pháp của Việt Nam còn phản ánh lịch sử phức tạp của đất nước. Người Việt Nam càng ngày càng yêu cầu những vấn đề được xử lý “đúng thủ tục” hoặc đúng “trình tự”.  Nhưng, như một bạn đã nêu, nói “đúng quy trình” lại đến một trong những ác mộng của người dân hiện giờ.

Người bạn sáng suốt trên lại chia sẻ:

Vấn đề có lẽ phức tạp hơn vì thủ tục/quy trình hiện giờ là hệ quả của một quá trình phát triển lịch sử. Hệ thống pháp luật phong kiến (pre-colonial law) không có khái niệm “quy trình” như thế hệ chúng ta hiểu/mong muốn. Lý tính/cá nhân (rationality/individualism) chưa bao giờ mạnh trong hệ tư tưởng VN. Pháp luật thuộc địa (colonial French law) giới thiệu một số triết lý/quan điểm pháp luật phương Tây (và lần đầu tiên thiết lập hệ thống tòa án với tư cách cơ quan xét xử) nhưng cũng đồng thời duy trì luật/phong tục bản địa.

Cách mạng giải phóng dân tộc muốn xoá bỏ hoàn toàn “hệ tư tưởng phong kiến” và ảnh hưởng của thực dân Pháp nên du nhập những ý tưởng pháp luật Xô-viết. Sau khi mở cửa/hội nhập thì các nhà tài trợ/tổ chức quốc tế khác nhau lại giới thiệu một số quan điểm mới như rule of law/due process (những quan điểm này đã trải qua hàng trăm năm phát triển ở nơi chúng ra đời).

Tuy nhiên, không quan điểm pháp luật nào trong số những quan điểm nói trên chiếm ưu thế tuyệt đối ở Việt Nam hiện nay. Vì thế, chúng ta không có quy trình/luật nào mang tính thống nhất cả (đặc tính cơ bản của pháp luật phải là tính phổ quát – universality). Bản thân người dân Việt Nam cũng không thích quy trình. Phỏng vấn với nhiều đối tượng (trừ những đối tượng rất nghèo và cực kỳ ít sự lựa chọn trong cuộc sống) cho thấy họ sẵn sàng trả tiền cho thẩm phán/luật sư/công an để có một kết quả như ý muốn của riêng mình. Ở một xã hội như Việt Nam đương đại có lẽ khái niệm “công bằng xã hội” vẫn hết sức cần thiết và quan trọng ngang/hơn việc xây dựng quy trình/thủ tục hợp lý và minh bạch. Về phương diện này, “thấu tình, đạt lý” có lẽ vẫn là một quan điểm (popular narative) được rất nhiều người chấp nhận.”

Làm sao có những người thông minh thế mà vẫn còn luật rừng ở Việt Nam? Lý do cũng không xa những vấn đề luật pháp. Vì, đặc biệt trong những bối cảnh mà thiếu ‘due process’ ta sẽ thấy chuyện những người giỏi không dám hay không có đủ cơ hội để lên tiếng, phản biện xã hội một cách xây dựng, mạnh mẽ. Luật rừng thật là đối thủ của tiến bộ xã hội.

Ở các nước ‘văn minh’, ít khi thấy những quang cảnh như đã thấy ở Dương Nội. Vấn đề không phải là ở chỗ Việt Nam vẫn còn là một nước đang phát triển. Vấn đề là làm sao Việt Nam có thể xây dựng những cơ chế hữu hiệu để xử lý những tranh chấp về đất đai hay những vấn đề xã hội khác. Muốn như vậy, có lẽ phải hướng tới một hệ thống tư pháp minh bạch hơn, độc lập hơn, như đã được đề nghị nhiều lần rồi mà đến nay chưa được cấp trên ủng hộ.

Tôi không phải là chuyên gia về pháp luật nên chỉ hy vọng Việt Nam có thể sớm thực hiện những cải cách cơ bản như vấn đề thiếu ‘due process.’ Nếu không, toàn dân Việt Nam sẽ tiếp tục sống với luật rừng, một tình trạng không hứa hẹn cho sự phát triển của đất nước.

JL

‘Pro’ hay ‘No’ Nukes cho Việt Nam?

Khi tôi còn là 1 đứa trẻ, cha mẹ đưa cả nhà lên xe bus do một trung tâm cộng đồng ỏ Cambridge đã thuê; đi cùng nhiều người hàng xóm trên xe hơn 4 tiếng từ Boston vào New York để tham gia một cuộc biểu tình lớn chống lại hạt nhân.

Tôi nhớ ngày đó – ngày 12 tháng 6 năm 1982 – rất rõ. Vì dù chỉ khoảng 13 tuổi tôi đã quan tâm nhiều đến chính trị rồi, đặc biệt những chính sách đáng lo của Ông R. Reagan; người mà đến nay tôi vẫn cho rằng là một trong những tổng thống nguy hiểm nhất của Mỹ, đặc biệt đối với những chính sách kinh tế và không ít chủ trương đối ngoại (là một quan điểm sẽ giải tích dịp khác.)

Ở New York vào ngày đó đã có tới một triệu dân biểu tình, và trong đó có tôi. Ngaỳ đó cũng đã không có chuyện giả làm thợ cưa đá dưới chân tượng Nữ thần Tự hay Công Viên Trung Tâm của New York.

1982nycprotest

Hai hôm khác tôi cũng nhớ là ngày có tai hoạ hay tai nạn Chernoybl và tất nhiên ngày 11 tháng 3 năm 2011, ngày mà sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Nhật đã xảy ra. Cả ba vấn đề (những rủi ro thời Reagan, và hai tai nạn Chernoybl và Fukushima) đều nhắc lại chúng ta nhớ những rủi ro và sự nguy hiểm của công nghệ hạt nhân.

Mới hôm qua tôi có đọc một bài trên mạng về một báo cáo của tổ chức Chatham House (Anh Quốc) mà đã nêu 13 lần kể từ năm 1962 mà những vũ khí hạt nhân đã  rất gần được phóng nhầm lẫn, Kể cả một lần ở Mỹ một tên lửa hạt nhân đã phóng sau khi cái cờ lê của một nhân viên kỹ thuật rơi vào silo chứa tên lửa, đánh thủng bình nhiên liệu tầng 1 của tên lửa gây rò rỉ nhiên liệu. Toàn bộ silo sau đó đã phát nổ, đẩy đầu đạn hạt nhân bay ra khỏi ống phóng. Đầu đạn đã rơi xuống đất gần đó; rất may là nó không nổ. Trên thể giới còn 17,000 đầu đạn và những rủi ro của bao nhiêu hành động thử hạt nhân trong ngành hạt nhân ở các nước.

                              Ái chà chà!

Cách đây không lâu tôi cũng đã được cơ hội gặp một người Việt là chuyên gia về ngành hạt nhân và chúng tôi đã có dịp thảo luận một về chủ đề năng lượng hạt nhân ở Việt Nam. Ông đó đánh giá thấp những loại công nghệ mà Nga dự định sử dụng tại Ninh Thuận và như nhiều người khác, cũng lo về khả năng của Việt Nam để quản lý một loại công nghệ không an toàn trong một bối cảnh thể chế mà những yếu tố như minh bạch, trách nghiệm giải trình còn hết sức thiếu. Riêng tôi, dù cũng thừa nhận toàn thể giới phải tìm những giải pháp mới về năng lượng nhưng rất lo ngại về công nghệ hạt nhân vì nó rất nguy hiểm.

Lý do đang suy nghĩ về chủ đề mà có tác động đến mọi người trên thế giới này là mới sáng nay tôi có đọc một bài của Trung Tâm Quốc tế và Chiến Lược Học (Hoa Kỳ) do Murray Hiebert viết nêu những ý kiến vì sao tổng thống Barack Obama nên ký một hiệp định song phương về hợp tác năng lượng hạt nhân được gọi là hiệp định 123 mà sẽ được sự chuyển các loại thiết bị, nguyên liệu, và kiên thức chuyên môn(Về hạt nhân) giữa hai  nước Việt Nam và Mỹ.

Luận điểm của bài là sẽ giúp Obama thúc đẩy những nỗ lực để phát triển ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á và đồng thời kích thích những nỗ lực để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa  Mỹ và Việt Nam. Cuối cùng sẽ cho những công ty Mỹ thị trường hạt nhân đang tăng trưởng ở Đông Nam Á. Chính Bộ Trưởng ngoại giao Hòa Kỳ John Kerry  nói  nếu thị trường hạt nhân ở Việt Nam hôm nay có giá trị khoảng 10 tỷ đô la thì  đến 2030 giá trị của nó sẽ tới 50 tỷ đô la. Theo Viện Năng lượng Hạt Nhân của Mỹ (một tổ chức do các công ty ngành hạt nhân), thì Việt Nam có khả năng mang lại một 10-20 tỷ đô la kinh doanh cho những công ty hạt nhân của Mỹ.

Rõ rằng Việt Nam cần những nguồn năng lượng mới. Nhưng tôi cũng như nhiều người chưa chắc năng lượng hạt nhân là một con đường hứa hẹn cho Việt Nam, nói cách khác hiệp định 123 có phù hợp cho một bối cảnh mà nhiều khi hoàn toàn thiếu minh bạch và, nói chung, những nặng lực điều chỉnh còn yếu?

Sự kiến thức của tôi cũng như đại đa số người dân về năng lượng hạt nhân cũng có những hạn chế. Song chúng ta đều biết đủ để theo dõi và chất  vấn những quyết định về năng lượng hạt nhân. Ở các nước khác, không  chấp nhận những quyết định về hạt nhân mà chỉ được thông qua chỉ ở cấp cao. Phải có sự ửng thuận rộng rãi.

Trong bài về quan hệ song phương Mỹ – Viêt về năng lượng hạt nhân cũng nói một trở ngại trong việc thông qua 123 chính là hồ sơ nhân quyền mà đến nay đã và đang làm cho những người ở cả hai nước Việt Nam và Mỹ bất bình. (Việc cho phép chuyển giao công nghệ hạt nhân cho Việt Nam có rủi ro vũ khi hạt nhân được sử dụng trong đồn công an!?) Mặt khác, hoãn lại 123 cũng có những rủi ro nhất định cho Mỹ trong  lúc mà các nước khác như Canada đến Trung Quốc, Pháp, Nga, và Hàn Quốc đều đang cố gắng tiếp cận thị trường hạt nhân của Việt Nam.

Đầu những năm thập kỷ 1990, khi mới bắt đầu nghiên cứu về Việt Nam, tôi đã được phép của tổ chức Asia Society làm quan sát viên của cuộc hội thảo đầu tiền về cơ hội đầu tư tại Việt Nam được do Asia Society tổ chức tại New York.

Tôi rất nhớ một lúc ở trong thang máy. Trong đó chỉ có vài người gồm những lãnh đạo của SCCI Viêt Nam (State Committee for Cooperation and Investment, cựu), một ông Phó giám đốc của tập đoàn Westinghouse của Mỹ (một công ty lớn trong ngành năng lượng hạt nhân) và tôi, là nghiên cứu sinh. Tôi rất nhớ vì những cán bộ cấp cao của Việt Nam đó gần như là không giao tiếp được bằng tiếng Anh được. Vì thế những đồng chí này chỉ cười một cách lịch sử với  ‘Ông Westhinghouse.’ 20 năm sau có vẻ cả hai bên đều sẵn sàng ôm nhau. Chúng ta nên nghĩ sao?

JL