Đa nguyên Việt Nam (?)

Qua nhiều năm, những người đấu tranh nhằm cải cách thế chế ở Việt Nam đã không ngừng đòi hỏi phải có một nước Việt Nam đa nguyên, trong khi những người bảo thủ tìm mọi cách chống lại, coi nó là âm mưu diễn biến hòa bình nhằm thay đổi “chế độ của chúng ta.” Tôi xin báo tin buồn cho cả hai bên: tất cả các bạn đều sai. Vì từ rất lâu rồi Việt Nam và cụ thể là đảng cầm quyền đã một đảng đa nguyên. Không phải chỉ có tôi khẳng định như thế mà nó là một thực tế đã được chứng minh qua rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, kể cả các công trình nghiên cứu ‘đỏ,’ nghiên cứu ‘vàng,’ và nghiên cứu của những các chuyên gia nước ngoài, từ Mỹ cho đến Hoa Lục.

Vậy, lời khẳng định cho rằng Đảng công sản Việt Nam là một đảng đa nguyên không phải là chuyện gây tranh cãi mà là một nhận xét rất khách quan. Phê bình và tự phê bình mãi đã không thay đổi được thực thế đó. Thích hay ghét “dân chủ tập trung” cũng vậy mà thôi. Qua trao đổi với một số nhân vật trong chính quyền Việt Nam, tôi biết là họ không thích lắm, mỗi khi tôi đề cập đến tính đa nguyên hay (bi quan hơn) sự chia rẽ trong giới chính trị cao cấp. Theo tôi, có gì là không thích ở đây? Vâng, tôi hiểu “biện pháp của Việt Nam” (tức là Việt Nam way) là sự “nhất trí ở cấp cao,” cho phép đưa ý đảng xuống lòng dân. Nhưng, trên thực tế, có ai ở Việt Nam mà không thấy – giống như ở tất cả các nước trên thế giới (thậm chí cả ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triêu tiên) – bao giờ cũng tồn tại những lợi ích khác nhau.

Vì thế, khác với phát biểu của Phạm Chí Dũng trong thời gian gần đây, tôi không thấy ở Việt Nam những nhóm lợi ích và nhóm bao thủ vì trên thực tế, xã hội nào cũng đều có những nhóm lợi ích cả. (Trừ một số ít trường hợp như chế độ của Hitler và Pol Pot, v.v. kể cả các chế độ của Stalin và Mao cũng đã có những nhóm lợi ích của họ, họ đã giết nhau vì những lý do khác nhau). Hay lấy một ví dụ khác. Trong một buổi nói chuyện, GS Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: “Ở Việt Nam gần đây, có hai khuynh hướng, … khuynh hướng muốn thoát Trung, và khuynh hướng muốn hòa hiếu với Trung Quốc.” Đa nguyên rồi chứ còn gì nữa.

Trong thời điểm lịch sử, khi Việt Nam đang tiến hành một cuộc thảo luận trên quy mô quốc gia về hướng đi của đất nước… Vào thời điểm đang có sự phát triển lành mạnh của xã hội dân sự cả trong và ngoài bộ máy, …. Vào thời điểm, khi các vị trong Bộ Chính Trị, trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng và Quốc hội đang tìm con đường đi, tôi xin đề nghị thay vì phủ nhận việc Việt Nam có một nền chính trị đa nguyên thì hãy chấp nhận điều đó, coi nó một thế mạnh và đang phát triển, để ngày càng mạnh mẽ hơn, lấy nó làm điểm tựa để hướng đất nước tới một tương lai dân chủ, tự do. Được không? Nếu làm được như thế thì tất cả mọi người cùng thấy rằng Việt Nam thực sự đang thay đổi một cách trật tự, an toàn và văn minh.

JL

CẬP NHẬT: Cho đến một hôm sau, đa số người đọc không thích bài, phản đối, và không chấp nhận. Kể cả bảo đè nghị của tôi là nguy hiểm. Sau một đêm bất bình tôi thấy tội chính là viết nhanh, luộm thuộm về trí tuệ (tức ‘intellectually sloppy’) không đầu tư đủ nỗ lực để làm rỗ ý …. Nguyên ý là dù còn là nền chính trị một đảng/độc đảng/đọc đoán, và dù xã hội dân sự mà đang nổi lên còn liên tục bị hàm dọa (này là ‘kẻ cơ hội’ này là ‘bộ phận gây rối’), thì nhìn một cách tổng thể hơn, nền chính trị của Việt Nam có những yếu tố có tính ‘đa nguyên,’ trong hay ngoài ngoặc kép…. Tôi biết sự khác biệt giữa chính trị phe, phái và một dân chủ đa nguyên chứ… Phải cẩn thận hơn, rỗ hơn với cả ngôn ngữ lẫn ý tưởng…

Cảm ơn các bạn!

Phỏng vấn với CNBC Asia về chuyến đị của Lề Hồng Anh

Sáng nay lên CNBC TV Asia nhằm mục đích sáng tỏ tình hình quan hệ Việt -Trung cho quốc tế. Thành công hay không chẳng biết và việc chỉ có mấy phút cũng không cho phép phân tích tình hình một cách toàn diện. Để xem clip bám vào đây. Xin cảm ơn bạn đã dịch nội dung (ơ dưới).

JL: Ngoài mặt thì chuyến đi của Lê Hồng Anh là để hàn gắn những đổ vỡ gây ra bởi những cuộc bạo loạn diễn ra hồi tháng 5. Giữa hai nước vẫn còn nhiều vấn đề lớn chưa được giải quyết. Tôi tin là hai bên sẽ tiếp tục đàm phán thêm nữa. Tình hình chưa rõ ràng lắm. Phía TQ dường như vẫn muốn thuyết phục hay tạo áp lực buộc VN không được đưa vấn đề cho trọng tài quốc tế phân xử.

Q: Các cuộc bạo loạn đó đã gây nhiều thiệt hại cho các cơ sở sản xuất nhưng TQ chỉ đòi bồi thường thiệt hại – vậy là nhẹ đối với vụ việc nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. Ông nghĩ sao?

JL: Ông còn nhớ là ngoài cơ sở của TQ, các cơ sở của Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc cũng bị hư hại. Cũng dễ hiểu là VN phải bồi thường để trấn an các nước rằng vẫn là một môi trường ổn định và thân thiện cho đầu tư quốc tế.

Q: Đúng thế, nhiều cơ sở không can dự đến cuộc tranh chấp cũng bị liên luỵ. Đó là chuyện khác thường, phải không?

JL: Thật là kỳ lạ – tình hình lúc đó khá mờ ám. Bạo loạn xẩy ra ở 3 tỉnh, một tỉnh còn có hàng trăm công nhân TQ làm việc mà không có giấy phép. Trong khi đó quan chức địa phương thì đuổi dân lấy đất cho các dự án của họ. Cho nên nguyên do đưa đến bạo loạn cũng khá phức tạp. Dù sao thì hiện nay ở VN đang diễn ra một cuộc tranh luận lớn về hướng đi cho VN đối với TQ. Nhiều người có lẽ không biết chính trị VN rất phức tạp. Không như TQ, VN không phải là nước chỉ có một ông vua. Chính trường VN là một cổ máy có nhiều bộ phận.

Q: Tôi nghĩ hiện nay TQ rất là bận tay – họ phải đàm phán với Hoa Kỳ về quan hệ giữa hai nước. Bắc Kinh muốn Hoa Kỳ đừng quấy rối ở Châu Á và có vẽ thích khiêu khích Washington… (nói lang bang về địa chính trị của Châu Á). Châu Á dường như không có một tiếng nói đoàn kết để chống lại TQ…

JL: Tình hình đang biến chuyển rất lạ lùng và rất nhanh, nhưng tôi cho rằng thái độ hung hăng của Bắc Kinh trên vùng biển Đông Nam Á đã châm ngòi cho một số diễn biến khá thú vị về việc thành lập liên minh – như nhiều cuộc gặp gỡ ngoại giao đã diễn ra giữa VN và Hoa Kỳ. Các nước như Nhật Bản, Singapore, Phillipnes và Úc. Tình hình biến chuyển thật nhanh chóng.

JL, Hồng Kông

Vài suy nghĩ về báo chí Việt Nam

Một trong những phát triển khá hứa hẹn ở Việt Nam hiện này là sự nổi lên của nhiều nhà bình luận độc lập và cái gọi là “nhà báo độc lập” và “báo chí độc lập.” Dù có quan điểm nào về chính trị, việc đất nước đang phát triển một ‘phạm vi công’ (tức một không gian mà những ý kiến có thể được phô diễn một cách công khai — bằng tiếng Anh gọi là ‘public sphere’) là không thể bàn cãi rồi.

Nhìn động thái phức tạp của chính quyền đối với sự nổi lên của báo chí độc lập hàm ý lập trường của nhà nước đang diễn biến một, dù tính chất của diễn biến đó còn quá mơ hồ. Riêng tôi khuyên chính quyền Việt Nam để cùng với dân dần dần bội dưỡng không gian đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một nền báo chí đa dạng hơn.Trong bối cảnh này, tôi có một vài đề nghị rất nhỏ đối với giới gọi là “nha báo độc lập” của Việt Nam.

Trước khi chuyển sang những đề nghị đó xin giải tích quyết định  viết một bài về chủ đề này xuất phát từ hai việc. Một là nội dung của một bài “Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng còn có độc lập?” do Nguyễn An Dân viết. Hai là những ý tưởng của tồi gần đây sau 2-3 năm quan sát sự phát triển của ‘ngành’ báo chí độc lập ở Việt Nam trong những hình thức của nó. Vì bài đó và những ý tưởng của tôi liên quan đến nhau. Đề nghị ngấn gọn là như sau:

Bình luận và phản biện xã hội là một chức năng cốt yếu của một nền báo chí. Song, những bài miêu tả và phân tích một cách khách quan và nêu rõ những quan điểm khác nhau – tức ‘news gathering and reporting’ không nên bị bỏ qua. Ai cũng thích đọc những bài nêu lên ý kiến. Nhưng, đề nghị các nhà báo Việt Nam độc lập cũng nên nỗ lực để phát triển những thế mạnh của họ đối với những chức năng khác của ngành báo chí. Trong đó có việc viết những ‘bài thời sự’ (news ariticles) bình thường, khách quan, và đáng tin cậy. Tôi biết rằng viết những bài báo ‘bình thường’ có lúc chán. Viết bình luận, chém gió sướng hơn. Song, một tờ báo đáng tin cậy (trên giấy hay mạng?) không thế thiếu những bài viết đó, và nhờ vậy Việt Nam dần dần mới có một nền báo chí thực sự độc lập.

Tôi xin nhấn mạnh, tôi rất ửng hộ sự đa dạng hóa của nền báo chí ở Việt Nam. Tôi cũng hiểu làm nhà báo ở Việt Nam một cách chuẩn và chuyên nghiệp, nhất là nhà báo độc lập, còn quá khổ, thậm chí đầy rủi ro. Với tư cách là bạn của Việt Nam tôi cũng đè nghị các bạn trong bộ mấy để thấy một cách mới sự giá trị của báo chí trong quá trình dân chủ hóa đất nước một cách trật tự, an toàn, văn minh. Bào chỉ không nên chỉ được xem là một công cụ, phải không? Việc có những bất đồng chính kiến được thảo luận một cách văn minh là chuyện bình thường ở các nước văn minh, phải không?

Dù chúng ta chưa biết về tương lai, chưa biết sẽ có nhà báo đọc lập nào sẽ được thả trong những tuần tới, sẽ có một nền bào chí như thế nào trong những năm tới, tôi xin chức mừng cả nước Việt Nam về sự phát triển và đa dạng hóa của ngành bào chí, cũng như khuyên khích cả người dân lẫn lãnh đạo chính trị nỗ lực để nuôi dưỡng bào chí trên đường thúc đầy dân chủ hóa của đất nước Việt Nam.

JL

Xin lỗi bài này đã có những sự thay đổi vì đã gặp một số khó khăn về tiếng Việt.

Sao Mỹ lại chiếu phim đó?

fẻgChia sẻ với các bạn Việt Nam vài bình luận về những chuyện ở Ferguson, Mỹ.

Đối với Hoa Kỳ, từ lâu “phim dờ ấy” (tức là ‘this same old bad movie’) đang được chiếu, chiếu nữa, chiếu mãi. Tất nhiên không phải là bộ phim mà là một thực tế được tái lập và duy trì liên tục qua hàng loạt thập kỷ mà đến nay hệ thống chính trị bị tập đoàn tư sản mua rồi chưa hề thực sự quan tâm đến. Hiện tượng những người nghèo (đặc biệt là người da đen) bị công an bán, nình sâu vào, không phải là chuyện về công an hay thực thi pháp luật. Nó xuất phát từ những sự mất công bằng trong những thế chế xã hội, chính trị, kinh tế của đất nước Mỹ… Vậy không bất ngờ, những nhà báo của Trung Quốc hiện giờ đang rất đông ở bên Mỹ, quay phim, gửi về nhà, chiều cho dân Tàu biết là ở nước họ, không có vấn đề gì hết.

Tôi thấy xấu hổ đới với nước mình không? Không. Tôi thấy xấu hổ vì nước mình là nước giàu nhất thế giới mà có một xã hôi mà trong đó nhiều người còn nghèo, chẳng được sống trong những điều kiện tốt, không có những cơ hội hứa hẹn. Tôi thấy xấu hổ về những hình ảnh trển mà phản ánh những điều kiện ở xã hội Mỹ hậu 11 tháng 9. Một xã hội mà có vừng công an địa phương đã quân sự hóa (vì những chính sách chống khủng bố vì lợi nhuận) trong khi mức sống của dân trong những địa phương lại giảm. Thật chán!

Đối với chuyện Ferguson, đó không phải là thất bại của dân chủ, đó là thất bại của dân chủ kiểu Mỹ và là thất bại của những chính sách xã hội kinh tế của nhà nước Mỹ từ những năm 1980, hay lau hơn nữa. Xin lỗi vì thực sự không có thời giờ để đi sâu vào.

Vấn đề ở Mỹ hay ở Việt Nam hay bất cứ nước nào không phải là dân chủ. Vấn đề là những thế lực và thế chế mà muốn phá hoại dân chủ, mà không quan tâm, không bảo vệ, và không thúc đầy các quyền lợi của người dân. Nếu điểm yếu của Việt Nam là những thế chế dân chủ đã chưa được phát triển tốt, thì vấn đề của Mỹ là những thế chế của dân chủ đã teo lại nếu không muốn nói là cũng đã chưa phát triển tốt. Một nền chính trị kinh tế tốt là một nền chính trị kinh tế mà tạo ra những điều kiện cho mọi người để sống trong những điều kiện tốt, có đủ cơ hội kinh tế xã hội. Những nước má có sự thực hiện tốt nhất trong những khía cạnh này là những nước dân chủ xã hội. Xã hội mỹ hay chứ. Nhưng, còn quá nhiều thiếu sót. Thế thôi.

JL

Ngăn chặn gì?

Hôm nay tôi đã hơi buồn khi đọc tiêu đề: Thủ tướng: Phải ngăn chặn việc hình thành các tổ chức phản động mà đã chạy trên nhiều tờ báo của Việt Nam. Tôi đọc thấy quá chán.

Trong những tháng từ đầu năm đã có những lúc Ngài Thủ tướng đã làm cho tôi cũng như nhiều người khác khá ấn tượng. Thậm chí nghĩ là Ông cũng có thể là người cải cách to lớn. Rất tiếc, vào hôm này chúng ta lại có lý do để lo láng về những ý định của Ông. Tôi không loại trừ khả năng tôi đang nhầm. Nếu thế, thì xin lỗi Ông.

Song, trong một lúc lịch sử mà Việt Nam rất gần đoàn kết và cũng rất cần sự ửng hộ của quốc tế tôi xin đề nghị tuyên bố một cách có tính hăm dọa rất có thể không có ích lắm.

Vậy, xin đề nghị (một cách tính bạn) nên ngăn chặn việc ngăn chặn hình thành các tổ chức muốn Việt Nam có một tương lai hứa hẹn. OK, chẳng cần một người nước ngoài để khẳng định Việt Nam ‘phải làm gì.’ Song, khi Ngài TT tuyên bố ‘phải ngăn chặn phản động’ tôi rất lo về ý nghĩa của những gì ông đã nói về dân chủ.

Thay vi tuyên bố như thế, hãy có đủ dũng cảm và tầm nhìn để cho phép những người ôn hòa, yêu nước gốp phần vào sự phát triển của đất nước theo lương tâm của họ. Được không?

CẬP NHẬT: Theo một bạn online, bài gốc của TTXVN mà đã được một số tơ báo điện tử đăng lại đã không phẩn ánh đúng tinh thần của Thủ tướng. http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Thong-cao-bao-chi-ve-hoat-dong-cua-Thu-tuong-ngay-168/206378.vgp. Nếu đúng thì một lần nữa xin lỗi Ông (dù còn vài vấn đề ‘ta’ chưa đồng ý.)

Sau cùng, còn khó đánh giá ý nghĩa của ‘vụ’ này. Về cơ bản nên bảo vệ và thúc đẩy quyền của dân. Ủng hộ trật tự xã hội, không ủng hộ việc lấy cớ nào để chống lại cải cách.

JL

Việt Nam Hậu 981

Có những thời điểm mà lịch sử chạy nhanh hơn bình thường. Chúng ta đang sống trong một thời điểm như thế. Trong thời gian từ đầu tháng 5 đến nay, Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng trong nền chính trị của đất nước. Tôi thậm chí dám khẳng định rằng có khả năng Việt Nam đã bước vào giai đoạn chính trị có tính quyết định nhất kể từ năm 1975. Tất nhiên những biến chuyển tôi đang đề cập liên quan đến những hành động phi lí của Bắc Kinh trên biển và, cụ thể hơn, những tác động của nó đối với nền chính trị của Việt Nam, gồm cả chính trị nội bộ của đảng cầm quyền và xã hội Việt Nam.

Phải cười một chút khi viết những từ “tôi dám khẳng định có khả năng.” Viết thế để vừa nêu một cách mỉa mai những khó khăn mà chúng ta thường gặp trong việc phân tích chính trị ở Việt Nam và vừa nêu tình trạng đầy cơ hội nhưng không có gì chắc chắn của tình trạng đất nước đang đối phó hiện nay.

Đánh giá tác động của những sự kiện xoay quanh “vụ 981” và những kết quả của nó gặp hai trở ngại lớn, làm cho chúng ta khó có thể đánh giá tầm quan trọng hay ý nghĩa lịch sử của giải đoạn này. Lý do thứ nhất, chúng ta chẳng có khả năng để dự báo tương lai, như nhà bình luận Cao Huy Thuần đã tìm hiểu trong một bài đáng độc gần đây. Tình trạng còn biến chuyển nhanh và phức tạp. Tình trạng có quá nhiều “biến số,” gồm cả động thái của Bắc Kinh, những phát triển trong quan hệ Việt-Mỹ, Việt-Nhật, v.v., những biến chuyển và sự kiện trên biển, và những chuyển động chính trị ở Việt Nam cả trong lẫn ngoài bộ máy.

Lý do thứ hai chính là sự thiếu minh bạch (nếu không muốn nói là tính mờ đục) của nền chính trị cấp cao Việt Nam mà, đến nay, làm cho ai – trừ khoảng 0,00001 % người Việt Nam (cũng như tôi) – rất khó phân tích rõ tình trạng. Kể cả những nhà phân tích giỏi nhất vẫn phải dựa vào những suy đoán và những từ như “có thể”, “rất có thể”, “có khả năng”, “có thể tưởng tượng”, vân vân… Đối với giới nghiên cứu hay bình luận về chính trị ở Việt Nam, chẳng có ai tránh khỏi được trở ngại này.

Vậy, bất chấp những hạn chế trên, suy ngẫm về những biến chuyển, những thay đổi, và những gì mà chúng ta chưa biết được về Việt Nam hậu 981 vẫn có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những khả năng, cơ hội, và rủi ro đất nước đang đối diện. Cũng có thể góp phần một chút đến những thảo luân đang tiếp diễn ở Việt Nam. Ở đây, tôi sẽ đề cập một cách ngắn gọn đến vài lĩnh vực then chốt. Cuối cùng, tôi sẽ đặt ra một số câu hỏi mà “cũng có thể” (hihihi!) mang tính quyết định cho phương hướng của đất nước.

Chính trị nội bộ cấp cao

Hiện này người dân Việt Nam các cấp và mọi nơi đang rất muốn hiểu rõ về những quan điểm và những quyết định của 16 người có quyền nhất, tức là Bộ Chính Trị ĐCS Việt Nam. Muốn biết họ đã làm gì hay sẽ làm trong tương lai gần. Về việc này đã có nhiều bài phân tích các loại, từ những bài báo và blog của những nhà Bình Luận Việt Nam từ những bài của giới “học giả” và “chuyên gia” về Việt Nam. Chúng ta có thể kết luận gì?

Trên cơ sở những gì được biết, nghe, và suy đoán, tôi thấy Việt Nam hiện nay không chỉ là “sẵn sàng” mà là đang làm những bước đị có tính quyết định để đối phó với tình hình mới. Tôi suy đoán BTC đã hiện này còn sẵn sàng để kiện Bắc Kinh nếu không có một thay đổi lớn trong động thái của nó. Và tôi biết BTC đang nỗ lực để nâng cấp mạnh mẽ những mối quan hệ chiến lược mới với hai nước chủ chốt là Mỹ và Nhật. Tất nhiên còn qua sớm để biết những việc trên sẽ có nghĩa gì. Dù vậy, tôi cũng như nhiều người khác tin rằng đã và đang có một sự thay đổi rõ nét.

Về khả năng ‘giới bảo thủ’ chưa có muốn hay thay đổi hay chưa có đủ dũng cảm để thay đổi tôi cũng có vài suy nghĩ. Cơ bản nhất là chủ quyển của đất nước đang bị thắc thức trực tiếp. Thứ hai Việt Nam sẽ có nhiều lợi về nhiều mặt nếu có những thay đổi thế chế. Khác so với trước, gần như là không còn khả thi để giữ lập trường 4-16 một cách công khai. Người Việt Nam ở khắp nơi đang rất bức xúc. Họ muốn một quan hệ mới với Trung Quốc. Họ muốn minh bạch ngay lập tức về mọi việc từ 1990 đến nay.

Ngành và hành động ngoại giao

Lĩnh vực ngoại giao của Việt Nam đang có những thay đổi quan trọng. Ngoài hàng loạt nỗ lực để bàn với Bắc Kinh, đã có những lúc làm cho chúng ta thấy Việt Nam đang thay đổi. Thích hay không thích Nguyễn Tân Dũng, bài của Ông ở Manila có một tình thần mới. Thích hay không thích, rõ ràng Việt Nam đã và đang nâng cấp quan hệ với hai ba nước trong và ngoài khu vực: Philippines, Nhật, và “đế quốc” Mỹ.

Trong những tháng 5, 6, 7 có nhiều người nghi ngờ về sự chậm phát triển của mối quan hệ Việt-Mỹ. Còn ai vẫn nghĩ thế? Những suy đoán mãi về Việc Phạm Bình Minh đã hoãn lại chuyến đi, trong khi đó Ông Phạm Quang Nghị lại sang Mỹ có vể là không còn quan trọng lắm. Quan trọng là những thảo luận giữa ĐCSVN và Hoa Kỳ mạ đang xảy ra ngay vào những ngày nay là những thảo luận hứa hẹn nhất trong lịch sử của hai nhà nước.

Chúng ta có ly do để hy vọng sự phát triển của những mối quan hệ song phương sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho Việt Nam để đề cập và giải quyết những vấn đề về thể chế mà đến nay vẫn cứ là rào cản ngăn chận con đường của Việt Nam tiến tới một vị trí mạnh hơn. Những thảo luận giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam và Nhật, v.v… không phải là chỉ “có khả năng” để mang lại thay đổi, nó đang tác động sâu sắc đến toàn khu vực.

Về mặt quân sự

Chuyến đi sang Việt Nam của Tướng George Martin Đempsey, sĩ quan cấp cao nhất trong cả lực lượng vũ khí Mỹ và là Chủ tịch chỉ huy Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ là dấu hiệu mới nhất là những quan hệ quân sự giữa hai nước chứng tỏ đang có những biển đổi nhanh và sâu. Đối với động thái của phía Việt Nam, còn chưa rõ. Những mặt bề ngoài chưa chắc có ích gì trong việc nắm hiểu tình hình. Lấy ví dụ, sự miễn cưỡng của những đại tướng Việt Nam để nói mạnh hay nhảy một cách công khai vào một trận đương đầu với Bắc Kinh chưa chắc là khôn ngoan. Đồng ý, riêng về mặt quan hệ quốc tế Thượng Tướng Nguyễn Chị Vịnh là chuẩn hơn.

Trong những tháng tới, chúng ta sẽ thấy Mỹ xóa một số ràng buộc trong cấm vận vũ khí đối với Việt Nam (đọc bài tiếng Anh ở đây). Thực ra, việc toàn khu vực đang rơi vào một quá trình quân sự hóa là rất đáng buồn về nhiều mặt. Ít nhất nó phản ánh sự thực là niềm tin trong khư vực đã mất đi cực nhanh và hàm ý những số tiền khổng lổ sẽ bị trệch đi từ những mục đích phục vụ dân sự. Song, làm gì khi nước láng giềng có những động thái thực sự táo bạo bằng vũ lực như hiện nay?

Kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế, chúng ta thấy những nguy cơ và cơ hội rõ hơn. Có bạn nhận định, những hành vi và thái độ của Bắc Kinh đã bắt buộc giới lãnh đạo Việt Nam xem xét phương hướng lâu dài của nền kinh tế. Trong những tháng qua cho đến này, những nhà phân tích nhà kinh tế của Việt Nam (trong và ngoài nước) đang tìm hiểu những vấn đề này qua nhiều mặt. Cho đến nay, quan hệ kinh tế giữa hai nước đã mang lại cả những nguồn lợi quan trọng lẫn những chuyện không hay. Bên cạnh những nỗ lực để không cho phép những căng thẳng trên biển tắc động xấu đến quan hệ kinh tề, cần có và đang có những phương án cặn kẽ khác nhau để kịp đáp ứng cho mọi kịch bản.

Ở đây xin chia sẻ ba quá trình quan trọng mà đang tiếp diễn. Một, trong bối cảnh hiện nay, giới lãnh đạo Nhật Bản đang xem xét lại chiến lược kinh tế khu vực về mặt lâu dài. Mất an ninh, mất tự do đi lại trên những biển Đông Á và Đông Nam Á là một đe dọa cực lớn đối với cả nước Nhật, Hàn Quốc, và Philippines và quá đó, và là một sự đe dọa mà Mỹ sẽ không thể nào bỏ qua. Đã đến lúc phải có những cải cách kinh tế thực tế. Cứ tiếp tục nói “đổi mới” là không đủ vào thời điểm lịch sử này.

 Xã hội dân sự và “Phạm vi công”

Một nhà nước dân chủ và văn minh là một nhà nước là hết sức nghiêm túc trong việc bảo vệ và thúc đẩy những quyền con người. Hiện nay là lúc đất nước Việt Nam sẽ phải bắt đầu phát triển một nhà nước như thế. Khác so với trước, có những khuyến khích mạnh để tập trung vào việc ấy. Quan trọng ở đây không chỉ là “chấp nhận” xã hội dân sự mà là bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nó, làm cho nó phát triển một cách đa dạng, phong phú, thành một sức mạnh của đất nước.

Nói thế có quá lạc quan? Cũng có thể và cũng có thể không. Những thái độ và hành động đàn áp còn chưa được xóa. Những tù nhân lương tâm còn chưa được thả. Mặt khác, trong những tháng vừa rồi sự phát triển của cái gọi là “phạm vi công” (public sphere) đã có những dấu hiệu hứa hẹn, từ những thư ngỏ của các Đảng viên kỳ cựu cho đến sự thành lập của Thời Báo Việt Nam. Trong những tuần tới chúng ta có thể chờ đợi xem những ai được thả nữa. Nếu không có ai thì …. thôi… lại phải… chờ xem.

Trên đường dân chủ hóa, trật tự xã hội là một yếu tố quan trọng. Trong một xã hội văn minh, một người như Trần Nhật Quang hay Đỗ Thị Minh Hạnh đều có quyền để bày tỏ quan điểm của họ một cách ổn hòa và cũng không có quyền để lạm dung quyền của bất cứ ai cả. Hành vi đàn áp là hành vi phong kiến và lỗi thời cần phải xoá bỏ. Hãy thay đổi một cách làm cho thế giới xem Việt Nam là một nước đang thay đổi, một nước nên thông cảm và ủng hộ.

Liệu có cách nào cho những thành viên của xã hội dân sự ở Việt Nam được tuyên bố một cách công khai những cam kết của họ để cho chính quyền biết, dù có những bất đồng cần phải bàn thảo, cùng quyết tâm giữa trật tự và tuyết đối bác bỏ mọi hành vi bạo động. Liệu có cách nào để Nhà nước tuyên bố sẽ có một cuộc đối mới thực sự trong việc bảo vệ và thúc đầy quyền con người? Như chính N. Mandela đã nói: Mọi sự có vẻ như bất khả cho đến khi nó xảy ra.

Kết luận

Trong những tháng qua đã có nhiều người ở khắp nơi, từ mọi thành phần nói hay cảm thấy xã hội của đất nước ‘phải thay đổi.’ Thực ra, Việt Nam hiện này chắc chắn là đang thay đổi; thay đổi để thích nghi với một môi trường chiến lược mới.

Đáng tiếc, cho đến nay, chúng ta còn quá hạn chế trong việc hiểu rõ về những thảo luận đang tiếp diễn ở những cấp cao nhất của nền chính trị đất nước. Trong khi đó, còn quá sớm để đánh giá tầm quan trọng của những thay đổi mà đã, đang, và sẽ tiếp diễn. Song, Việt Nam của hôm này là rất khác so với Việt Nam của đầu tháng 5. Tôi thậm chí dám khẳng định vào thời điểm lịch sử đặc biệt này, Việt Nam có những cơ hội tốt để xoay trục tới một tương lai thực sự độc lập, dân chủ, và tự do.

JL Hồng Kông