Vài đặc điểm của sự kiện Hong Kong

hk 67 hk 14
1967 2014

Bài viết cho báo Tuổi Trẻ từ Hông Kông, được đặng trên
báo Tuổi Trẻ ngày 30 tháng 9 năm 2014

***

Trong những ngày qua và đặc biệt là trong hai ngày hôm qua, toàn thế giới đã thấy một phong trào xã hội bùng nổ ở Hồng Kông xoay quanh việc nhiều công dân của thành phố cảng đang nỗ lực yêu cầu chính quyền cải cách cơ chế bầu cử của lãnh thổ.

Vốn là một phần thuộc địa của Anh quốc, chủ quyền Hồng Kông đã được trao lại cho Trung Quốc vào mùa hè 1997 trở thành một đặc khu hành chính của Hoa Lục dưới nguyên tắc “một nước hai chế độ.” Nhưng từ trước đến nay, dân thường ở Hồng Kông thường cảm thấy một nỗi đau: đó là cảm thấy mình không hề có quyền thực sự trong nền chính trị của lãnh thổ mình đang cư ngụ.

Suy ngẫm một chút về trường hợp của Hồng Kông, từ góc nhìn một nhà quan sát, tôi thấy có ba điểm đặc biệt quan trọng.

1. Dân không được hưởng. Trước năm 1997, Hồng Kông bị xem là một thuộc địa tư bản, nhưng trên thực tế trước và sau năm 1997 chính quyền và giới tư bản lớn ở đây đã thành lập một liên minh sâu sắc với chính quyền Trung Quốc nhằm mục đích tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi cho giới ngân hàng và tài chính thế giới. Tuy nhiên, dân thường hưởng lợi rất ít từ sự liên minh này.

Tuy mức sống ở đây có vẻ rất cao (thu nhập trung bình của người dân khá cao, tỉ lệ triệu phủ USD đứng thứ nhất trên thế giới…) nhưng trên thực tế đại đa số người dân Hồng Kông có đời sống cực kỳ vất vả. Ngoài ra, khoảng cách giàu nghèo ở thành phố cảng này gần như là cao nhất ở Châu Á. Đối với giai cấp trung lưu trở xuống, chuyện làm 12 tiếng một ngày, 6 ngày trong tuần là chuyện bình thường. Người dân Hồng Kông thấy hàng ngày và thấy rất rõ các thực thế trên.

2. Thể chế bầu cử bị hứa hão. Vào năm 1997, chính quyền Trung Quốc đã cam kết rằng người dân Hồng Kông sẽ dần dần được dân chủ hóa. Họ cũng hứa rằng, người dân của lãnh thổ này sẽ được quyền bầu trực tiếp lãnh đạo của Hồng Kông vào năm 2017. Thế nhưng trong những năm qua, nhất là một năm vừa rồi, chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đã tìm mọi cách không thực hiện những sự cam kết mà họ đã hứa.

Theo thể chế bầu cử mà bản hiến pháp (gọi là ‘Luật Cơ bản’) mà Anh Quốc và Trung Quốc ban hành, dân thường không có quyền chọn các lãnh đạo mà họ yêu thích. Vì thế, dù ‘lòng dân’ ở Hồng Kông như thế nào, họ vẫn không thực sự có tiếng nói quyết định trong việc chọn lãnh đạo của chính lãnh thổ nước họ.

Dù dân cũng có quyền bầu cử đại biểu của họ nhưng số đại biểu do dân bầu chỉ chiếm 50 phần trăm tổng số ghế trong Hội đồng lập pháp. (Số ghế còn lại là của cái gọi là “những khu vực bầu cử chức năng”… như ngân hàng, tài chính, giáo dục, xây dựng v.v.) mà được bổ nghiệm do một ủy ban do chính giới thân Bắc Kinh chọn). Trong khi đó, các nhà tư bản lớn lẫn chính quyền Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền vào Hồng Kông để ủng hộ các đảng phái, phe bảo thủ v.v. Đối với các đảng đối lập thì chúng ta thấy một một sự thiếu hiệu quả trong công tác chính trị, một cách đấu tranh thiếu thống nhất, mất rất nhiều sức lực trong việc đấm đá và đả kích lẫn nhau. Do những lý do trên, độ căng thẳng chính trị ở Hồng Kông luôn duy trì ở mức cao.

3. Tự tôn văn hóa, độc lập Về văn hóa, người dân ở Hồng Kông cũng nhận thấy họ là người Hoa chứ (Hoa là khác Trung Quốc chứ). Nhưng họ cũng có một số sự khác biệt quan trọng so với người dân ở phía kia biên giới chẳng hạn như về kinh nghiệm và điều kiện vật chất mà họ đã giành được hơn một thế kỷ qua. Họ muốn được tôn trọng và muốn độc lập. Vì lẽ đó, họ không chịu nởi khi Bắc Kinh nói một đằng làm một nẻo.

Jonathan London

Ghi chép: Hôm qua khi báo Tuổi Trẻ mời tôi viế t một bài ý kiến về những sự kiện ở Hồng Kông tôi lo một chút vì khi viết chỉ chịu theo đường lối của chính mình mà thôi. Song, trong một thời điểm mà cả người dân lẫn giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam nói đến dân chủ một cách thoải mái (dù chưa thông nhất và dù còn có những bất đồng, vụ bắt người v.v) tôi sẵn sàng góp ý của mình, giúp đỡ. Cũng xin cho biết bài này viết nhanh nên nội dung thì chắc là chưa có gì sâu sắc.

Phát biểu của Phạm Bình Minh ở NYC

Xem toàn phát biểu (và cả phần hỏi đáp) của Phạm Bình Minh tại tổ chức Asia Society ở New York là một cơ hội tương đối hiếm để nghe và đánh giá lập trường của Chính Phủ Việt Nam (hay ít nhất một bộ phận của nó) tại Mỹ. Nói chung, tôi đánh giá khá cao nội dung của phát biểu và cách phát biểu, đáp câu hỏi của Ông.

Trong bàì phát biểu, Ông Phạm Bình Minh đã nêu một số điểm đáng chủ ý về quan điểm của Ông (Nếu nhớ chính xác thì ông cũng nói “quan điểm của tôi.” Dù là một phát biểu không chính thức, nói thế cũng làm cho tôi suy nghĩ một chút chứ.)

Về nhũng thách thức quốc tế lớn, Ông Phạm Bình Minh có nói đến những rủi ro trên Biển Đông, nhũng rủi ro về thay đổi khí hậu, và sự cần thiết của pháp luật quốc tế và ‘đa phương chủ nghĩa’ (multilateralism). Đáng ghi nhận là bình luận của ông nói (trong một thời điểm mà thế giới có nhiều điểm nóng) Mỹ phải tiếp túc đóng một vai trò chủ chốt và nên không bỏ qua ‘trách nghiệm của mình” ở Đông Á. Đới với khư vực Đông Nam Á Ông bảo là Việt Nam sẵn sàng đóng một vai trò chủ động cùng với những nước khác trong việc xây xựng kiến trúc an ninh mới trong khu vực. Ông Phạm Bình nói cũng phải chống những động thái hung hăng đơn phương (‘unchecked unilaterialism)

Ở cuối bài phát biểu, ông nêu ba mục tiêu chiến lược lớn của Việt Nam là (1) tiếp tục cải cách kinh tế; (2) giữ hòa bình qua việc phát triển những mối quan hệ ngoại giao đa dạng, đa phương trên nguyên tắc giữ độc lập; và (3)a thúc đẩy cái gội là một “ASEAN-led regional order” (tạm dịch một trật tự khu vực do ASEAN chủ động. (Có thể là lần đầu tiên tôi được nghe từ ‘chủ động và từ ASEAN trong cùng nhau).

Chuyển sang Trong phần hỏi đáp Ông PBM đã nhắc lại rằng Trung quốc vẫn là đôi tác thương mại lớn nhất và giá trị của thương mại Việt Nam đối với Trung quốc là bằng 1/5 so với tổng giá trị ngoại thương của Việt Nam. Ông cũng đã nhắc lại hai quốc gia là “hai nước xã hội chủ nghĩa” (thế hà?). Đối với TQ Ông PBM đã phát biểu một cách lịch sự, ngoại giao. Còn hai câu hỏi nữa tôi đã đề ý.

Khi được hỏi về việc bỏ cấm vũ khí của Mỹ, Ông trả lời một cách rất ngấn gọn: “Quan hệ Mỹ Việt đã được bình thường hóa gần 20 năm rồi. Và gần đây hơn hai nước đã đồng ý phát triển quan hệ toàn diện. Trong một quan hệ bình thường việc không bán vũ khí là yếu tố mất bình thường duy nhất.” …“Ra sao, Việt Nam vẫn sẽ mua vũ khí ở đầu đó.”

Cuối cùng, ông được hỏi làm sao tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xử hướng xuống (trong khi Trung Quốc lại tăng), ông trả lời: “Trước hết, phải nói tôi không phải là nhà kinh tế học và vì thế chỉ sẽ trả lời một cách ngoại giao.” Nói thế rất khéo! Song, bảo là Việt Nam phải (1) hoàn thiện cơ chế thị trường; (2) Phát triển và năng cao nguồn nhân lực, và (3) Đầu tư vào hạ tầng cơ sở.” Đúng ông không phải là nhà kinh tế học và là một nhà ngoài giao bỏi vì cả 3 điểm này đều không đạt được mấy nếu không có những cải cách thể chế thực sự sâu rộng. 20 phút trước ông đòi “pháp trị” trong phạm vi quốc tế nhưng đối với nội bộ đất nước không thấy hay không nói ra rằng sự thành công của những cải ở Việt Nam cũng phải có yếu tố pháp trị mới có thể thành công.

Trong một phát biểu của một chính khách của nhà nước Việt Nam trước một khán giả mà chủ yếu là những nhà khinh doanh của Mỹ thì đã phải chờ lâu cho ai nào hỏi về những cam kết về nhân quyền của Việt Nam (đọc ở dưới).

JL

Cập nhật:  Vì tôi đã không thể xem hết 71 phút thì không thấy có hai người đề cập về vấn đề nhân quyền trong phần hỏi đáp. Như một bạn trên FB đã cho biết:

Một là của một vị tên là John McAuliff, giám đốc quỹ Hòa giải và phát triển có hỏi VN làm thế nào để tôn trọng nguyên tắc ‘tôn trọng lẫn nhau’ với Mỹ (trong bối cảnh khi mà quan điểm báo chí hiện nay ở Việt Nam có mong muốn kêu gọi Mỹ quan tâm tới ổn định của Biển Đông). Nguyên tắc này đòi hỏi VN làm thế nào để thích nghi với những giá trị của Mỹ, trong đó có nhân quyền. Người thứ 2 là bà Jayne Werner, một nhà nghiên cứu về Đông Á. Bà đặt câu hỏi về tiến trình TPP trong đó có 2 điều kiện về công đoàn độc lập và nhân quyền: VN nhìn nhận các vấn đề đó ra sao? Đã thúc đẩy nó đi tới đâu? và sẽ kết lại những vấn đề đó ra sao? Ông Phạm Bình Minh đã rất ‘ngoại giao’ đối với các câu hỏi này.

Với người thứ nhất thì ông nói có lẽ hiện nay quan điểm cũng như cách tiếp cận về nhân quyền của Việt Nam khác với Hoa Kỳ nhưng luôn có những đối thoại để đi tới những hiểu biết thống nhất hơn. Với người thứ 2 thì ông chỉ nói tới công đoàn độc lập – cho rằng đó không là vấn đề quá lớn ở Việt Nam, và cũng không là vấn đề riêng của Việt Nam. (Cảm ơn bạn Quy NTK).

Nhưng cũng rất choáng khi phó thư tướng có nói “công đoàn lạo động đọc lập không có vấn đề gì.” (“The issue of independent labor unions is not a problem,” Ông nói).

PBM

 

 

Bình thường hóa quan hệ Việt-Trung

chin vietThích hay không thích vẫn nên gặp nước láng giềng thường xuyên. Vấn đề không phải là gặp hay không gặp, cười hay không cười. Vần đề là nội dung và bản chất của quan hệ là như thế nào.

Tôi biết rằng lần nào những lãnh đạo của Đảng hay Nhà Nước Việt Nam gặp những lãnh đạo của Đảng hay Nhà Nước Trung Quốc đều làm nhiều người Việt Nam còn rất băn khoăn, dù băn khoăn về những lý do khác nhau.

Hãy lấy những ví dụ khác. Chẳng hạn, Hoa Kỳ và Anh Quốc hay Hàn Quốc và Nhật Bản. Thường nói Mỹ-Anh có một ‘quan hệ đặc biệt.’ Nam Hàn và Nhật cũng có một quan hệ ‘đặc biệt’ nhưng ‘sự đặc biệt đó là phức tạp lắm vì những lý do lịch sử. Chúng ta cũng rất khó có thể biết nội dung của những trao đổi giữa những nhà lãnh đạo của Mỹ-Anh hay Hàn Quốc – Nhật. Đúng không?

Thế quan hệ ‘đặc biệt’ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng không thể tranh cãi được. Nhưng cũng có quan điểm là đến này quan hệ đó là quá đặc biệt. Khác so với những quan hệ sông phương khác, quan hệ Việt Trung có những khác biệt rõ ràng, như ai cũng biết. Khác biệt quan trọng ở đây là quan hệ lâu đời giữa hai đảng cầm quyền ở hai nước này. Nhưng, có lẽ sự khác biệt cơ bản hơn cả là vấn đề thiếu minh bạch.

Tôi biết hai đảng, hai nhà nước có mối quan hệ ‘đặc biệt.’ Nhưng trong tình hình mới cũng có thể lý luận rằng một quan hệ ‘đặc biệt’ là chưa khôn lắm. Muốn có mối quan hệ bình đẳng cũng có thể phải ‘bình thường hóa’ quan hệ Việt-Trung một cách làm cho nó xứng đáng với mối quan hệ giữa hai nước, hai nhà nước bình thường. Nâng cao khối lượng và chất lượng của thông tin về quan hệ. Làm cho dân Việt yên tâm hơn. Tôi không thích những lý thuyết âm mưu mà cũng thích minh bạch như mọi người.

Ngay thơ? Không. Ý mới? Không. Chỉ là ý trên đầu của tôi vào một buổi chiều trời mưa mà thôi.

JL

PS. Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam ngài Phạm Bình Minh sẽ sang Mỹ đầu tháng 10.

Triển lãm CCRĐ năm 2015

Trong những ngày qua “Vụ án Triển lãm về cải cách ruộng đất bị đóng của vì vấn đề kỹ thuật” (VATLVCCRĐBĐCVVĐKT) đã được nhiều người quan tâm đến và nhiều nhà bình luận, nhà blog đề cập. Từ góc độ xã hội học tối thấy sự kiện này là rất thứ vị. Từ góc độ của một cá nhân, tôi lại thấy sự kiện này là rất đáng tiếc. Hình như ý mà nên có một triển lãm về CCRĐ là một ý rất tốt, một ý mà rất nhiều người có thể ủng hộ được. Vấn đề là ở chỗ nội dung. Vào 2014, không thế nào có thể có một triển lãm mà đầy ‘thông tin’ một chiều, thông tin mà không phân tích CCRĐ một cách khách quan, coi mở, với tinh thần hòa giải.v.v.

Vậy, thay vì nhấn mạnh những vấn đề về mặt học thuyết (chẳng hạn bản chất chính trị của ký ức tập thể) hay suy ngẫm về những chuyện buồn tiếc (triển lãm được tổ chức vào một thời điểm mà nhũng vấn đê xoay quanh ruộng đất còn chưa được giải quyết), tôi xin đề xuất một đề nghị đơn giản như sau:

1. Hình thành một hoặc hai hội đồng đặc biệt về nghiên cứu CCRĐ, có sự thăm gia của những thành phần xã hội thực sự đa dạng để đi vào việc đánh giá lại lịch sử và ý nghĩa của CCRĐ; Nếu cần, hãy hình thành hai hội đồng khác nhau, một gồm những tổ chức của nhà nước và một gồm những tổ chức xã hội dân sự;

2. Hãy tìm ra một cơ chế để bàn những kết quả nghiên cứu, có thể là một hội thảo về chủ để này nhằm mục địch nêu rõ những gì chúng ta biết và đồng ý và những chủ đề còn tranh cãi; Sẵn sàng tổ chức hội thảo này ở Hồng Kông; gỉa định nếu làm chuẩn sẽ chẳng có vấn đề tài chính nào (nhiều người sẽ ủng hộ chứ);

3. Hãy mời những người giỏi về bảo tàng học, nhân học, v.v. để dự những hội thảo này và thiết kế một triển lãm về CCRĐ, một triển lãm kiểu mới, có tính hoa giải, không áp đạt quan điểm nào nhưng lại tạo ra một cơ hội cho dân của đất nước để có những thảo luận cần có; Triển lãm có thể đề cập trực tiếp những tranh cãi mà chưa được giải quyết và sự liên quan đương đại của chủ đề.

‘Vấn đề kỹ thuật’ của Việt Nam ngày nay chính là chưa dám hay chưa phát hiện ra những cách thảo luận về ngày xưa. Một nước văn minh là một nước không sợ nói về lịch sử một cách coi mở. Rõ ràng Việt Nam còn rất nhiều chuyện lịch sử nên thảo luận. Muốn một xã hội văn minh thì hãy dám lấy triển lãm về CCRĐ năm 2014 một cơ hội. Nếu làm thế thì Triển Lãm CCRĐ năm 2015 sẽ là một bước có tâm quan trọng lịch sử và có thể là một mô hình cho nhiều thảo luận tiếp theo. Ảo tưởng? Hy vọng là không.

JL

Từ “đảo nổi di động” đến “đảo nổi cố định”

Từ chuyện hạ đặt giàn khoan 981 trái phép trong vừng biển của Việt Nam cho đến những hành động hung hăng đối với ngư dân Việt Nam, toàn thế giới đã và đang thấy rất rõ những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở biển Đông. Việc Trung quốc xây trái phép một bài ngầm thành một “đảo nổi” ở Gạc Ma có thể dược xem là một yếu tố vô trách nghiệm nữa trong chiến dịch quy mô lớn này.

Hành động này xây ra ngay sau khi Bắc Kinh cam kết với Việt Nam rằng họ sẽ nỗ lực để giảm căng thẳng. Hành động này nhắc nhở toàn khu vực và thế giới rằng phải luôn luôn nhìn kỹ nhũng gì Bắc Kinh nói và làm. Rát tiếc co khả năng cộng đồng quốc tế không thế nào bắt buộc Trung Quốc ngừng hành động này ngay. Nhưng điều đó không có nghĩa là các nước không nên phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng những cam kết của họ.

Nếu so sánh việc dặt một giàn khoan với việc xây một đảo nhận tạo thì có nhũng yếu tố giống nhau lẫn những yếu tối khác nhâu. Nếu giàn khoan 981 là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng qua việc bất đầu di chuyển một “đảo nổi di động” qua vừng viển của Việt Nam thì việc xây dựng ở Gặc Ma là một nỗ lực đặt một “đảo nỏi cố định. Hành đọng này cũng là một nỗ lực để quan sự hóa khu vực Trường Sa.

GM2

Còn có một yếu tố hết sức quan trọng mà người Việt Nam thấy nhưng quốc tế chưa nắm: việc những hành động đang tiếp diễn ngay tại nơi 64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh năm 1988 làm nên một vết thương rất sâu cho người dân Việt Nam. Trong tình hình mới này, có lễ Việt Nam phải yêu cầu phía Bắc Kinh tông trọng luật pháp bằng mọi phương diện ngoại giao và hợp tác với các nước để báo vệ quyền của mình và của quốc tế trong toàn khu vực biển Đông.

Lưu ý: Bài naỳ đã được đăng vào ngày 12 tháng 9, 2014 nhưng bài gốc có một số “từ mới.” Chẳng hạn trong bài gốc đã có mọt tính từ “cưỡng bức” và “bất chính đáng” để mô tả động thái của phía Trung Quốc. Và trong bài, để có tính hòa giải môt chút tôi đã viết hàng chục người Việt Nam, trong khi bài được đăng có viết ‘Hải quan nhân dân Việt Nam.” Biết làm biển tạp ở Việt Nam là kho và cũng phải thừa nhận tôi đã không yêu câu xem bài cuối cùng…. oh well….

JL

Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ

Cách đây không lâu một người bạn (người Việt Nam) đã hỏi tôi về quan hệ giữa văn hóa, giáo dục, và dân chủ. Tất nhiên bạn này đang quan tâm đến mối quan hệ này trong bối cảnh của Việt Nam ngày nay. Cụ thể, bạn này đã muốn biết có những cuốn sách hay nào đề cập vấn đề này. Là một người đã được đào tạo trong ngành xã hội học chính trị tôi cũng biết nhiều tài liệu liên quan. Nhưng khi bạn hỏi, tôi phải suy ngẫm từ đầu vì lâu lâu không nghĩ nhiều về những ý tưởng này một cách liên quan đến Việt Nam.

Thực ra, quan hệ giữa văn hóa, giáo dục, và dân chủ là khá phức tạp và đầy tranh cãi. Đặc biệt khi chúng ta muốn hỏi liệu có một quan hệ nhân quả nào giữa (một mặt) văn hóa và giáo dục và (mặt khác) dân chủ. Phức tạp không chỉ là vì những khái niệm này (văn hóa, giáo dục, dân chủ) mang lại những ý nghĩa khác nhau hay những quan điểm khác nhau. Mà vì sự đa dạng của những điều kiện vật chất, chính trị, xã hội qua lịch sử. Điều dó không có nghĩa là chúng ta chỉ có thể đầu hàng, từ bỏ mọi hy vọng. Thay vì đó, chỉ chấp nhận hai điều: (1) Kinh nghiệm quốc tế cho thấy còn khó khẳng định có một quan hệ trực tiếp giữa văn hóa/giáo dục và dân chủ; (2) Tuỳ vậy, chúng ta có đủ bằng chứng để kết luận có một liên kết mạnh giữa “phát triển con người” và chính trị dân chủ.

Khái niệm và thực trạng

Ở Việt Nam có những ý tưởng khác nhau về ý nghĩa của văn hóa, giáo dục, và dân chủ. Để bắt đầu tìm hiểu thêm, xin làm rõ những khái niệm này đã. (Không phải vì tôi giả định bạn đọc không biết mà vì nghĩ là muốn trao đổi nên có một cơ sở.)

Trong ba khái niêm ‘văn hóa’ cũng có thể là mơ hồ nhất, đặc biệt ở Việt Nam. Cách sử dựng từ văn hóa ở Việt Nam làm cho tôi rất đau đầu. Nước nào đều có một nên văn hóa hay (đúng hơn) những đặc trưng văn hóa của nó. Theo tôi, nên hiểu văn hóa một cách cơ bản và khách quan nhất. Nói cho đơn giản, văn hóa là những ý tưởng, giá trị, và tín ngưỡng được chia sẻ và có ảnh hưởng đến hành vi của người dân trong một bối cảnh xã hội nhất định. Nói thế mới nắm bắt những nội dung cột yếu của một văn hóa, dù chấp nhận nói thế chưa nói gì hết về nội dung của “văn hóa Việt Nam.”

Tôi không dám nói văn hóa Việt Nam là gì và cũng rất ngại tinh ai bảo là biết sự trả lời của câu hỏi đó. Văn hóa là quá phức tạp. Ở đây chỉ xin chia sẻ vài ý về những cách tiếp cận ‘văn hóa’ tôi thường thấy ở Việt Nam.

Có những người cho rằng văn hóa là vấn đề về “trình độ” học vấn hoặc là về “dân trí.” Xin chia sẻ với các bạn tôi không thích những cụm từ như “dân trí” hay “trình độ văn hóa”. Theo tôi, những khái niệm này phản ánh một thái độ phong kiến và bảo thủ. Xin đừng giả định cái gọi là ‘văn hóa’ trong những chính sách của nhà nước là văn hóa thực sự của người Việt. Văn hóa không thế nào mà san phẩm của nhà nước. Song, cũng không tể hiểu văn hóa một cách phi chính trị, như chính K. Marx đã thấy. Chúng ta có thể thảo luận mãi về ý nghĩa của ‘văn hóa Việt Nam.’ Mời cách bạn cãi nhau vô tư!

Còn giáo dục thì sao? Khi nói đến giáo dục chúng ta chủ yếu nghĩ đến nhà trường. Nhưng, chúng cũng có thể hay thậm chí nên hiểu giáo dục gồm những hành động mà tạo ra, nâng cao, hay truyền đạt kiến thức, kỹ năng, dự tính, và đạo đức. Hiểu thế, hơn là một ngành của nhà nước hay nhà trường, giáo dục là một qua trình xã hội mà có thể xây ra ở bất cứ bối cảnh nào, từ nhà trường cho đến nhà ở hay chỗ việc làm. Muốn nói đến một hệ thống giáo dục thì lại chuyện khác. Nó gồm có tất cả những tổ chức, thể chế (chủ yếu chính thức) xoay quanh những hành động giáo dục, trong đó có các loại trường và trung tâm giáo dục. (Vậy, ‘hệ thống’ học thêm dạy của Việt Nam nằm ở đâu?) Đối với những mục đích kinh tế xã hội chính trị, thì sự quan trọng của giáo dục là ở chỗ làm cho còn người phát triển những năng lực kinh tế, xã hội chính trị nhất định. Ở đây, chưa nói gì đến nội dung của giáo dục cả.

Còn giáo dục ở Việt Nam? Một lần nữa (và ở nước nào cũng vậy) không tể hiểu nên giáo dục nếu không tính đến bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế, hay văn hóa của nó. Ở Việt Nam hiện nay đang thấy những thảo luận soi nổi về giáo dục. Ngoài những thảo luận như “nên có ipad hay không?,” “nên mặc áo màu gì,” và “phải đóng tiền bao nhiêu để được con mình vào lớp ‘chất lượng,’” cũng có những tranh luận về nội dung chương trình và chiến lược sự phạm. Tất nhiên có những nội dung chính trị trong nội dung chương trình giáo dục. Theo tôi được biết, giáo dục về dân chủ ở Việt Nam đến nay còn chưa phát triển mạnh.

Đối với dân chủ, tôi chưa được thuyết phục cái gọi là “dân chủ tập trung” là dân chủ thực sự. Tôi cũng biết về những hạn chế của cái gọi là “dân chủ tư bản” chứ. Hãy tìm hiểu về xã hội Mỹ, chẳng hạn. Đó là một nước mà có những thể chế dân chủ thực sự. Nhưng cũng có thể coi nó một nên dân chủ “chất lượng thấp”. Đúng hơn là một nền dân chủ đã bị 1% số người gọi là giới giàu nhất bắt làm con tin. Về định nghĩa, tôi đồng ý với lập trường P. Schmitter và T. Karl trong bài viết nổi tiếng của họ, Dân chủ là gì…và không phải là gì?

thua rồi bác ơiĐừng nghe những người mà chẳng biết gì về dân chủ nói xấu đến dân chủ. Một chế độ dân chủ phải dựa vào thể chế pháp trị. Trong một xã hội dân chủ uy quyền của nhà nước và chính phủ là uy quyền mà chính nhân dân trao, chấp nhận, và rút ra qua những cơ chế dân chủ. Trong một xã hội dân chủ, những đảng được phép canh tranh với điều kiện phải hành động theo những nguyên tắc dân chủ. Đảng phái nào mà cầm quyền không được phép loại trừ khả năng những đảng phái khác có thẻ lên được. Trong một xã hội dân chủ xã hội dân sự và nhân quyền được thúc đẩy và bảo vệ nghiêm túc, không cho phép côn đồ hung dữ dù thuộc bất cứ loại nào xâm phạm quyền dân sự chính đáng của mọi công dân v.v.

Quay về Việt Nam, tôi (tạm) sẵn sàng có một thái độ tương đối (nếu chưa tuyệt đối) cởi mở đối với ‘tầm nhìn dân chủ’ của TT Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng lo là ‘dân chủ’ ấy chưa phải là chính hiệu, đặc biệt khi chúng ta vẫn chưa thấy một bước cụ thể nào. Rõ ràng, muốn có chế độ dân chủ, phải thay đổi những thiết chế chính thức. Phải cải cách sâu rộng. Dù chấp nhận quan điểm của Schmitter và Karl hay thích ‘tầm nhìn’ dân chủ của nhóm 61 đảng viên hay thậm chí Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thì chúng ta vẫn phải đối phó với một số câu hỏi như sau:

Nếu chúng ta chấp nhận rằng hiện nay xã hội Việt Nam còn thiếu dân chủ (như chính ngài Thủ Tướng đã nhiều lần hàm ý) thì phải làm gì và làm thế nào để thay đổi hiện trạng? Ngoài những vấn đề chính trị, vai trò của tăng trưởng kinh tế là như thế nào, và dân chủ ở Việt Nam sẽ yêu cầu những gì đối với văn hóa và giáo dục của đất nước?

Những cơ chế mang lại và củng cố dân chủ: Ở đâu là văn hóa, giáo dục?

Bạn của tôi là một người hiểu nhiều về những thế mạnh cũng như những điểm yếu của một nền chính trị dân chủ, nhất kiểu dân chủ của Mỹ. Cũng là một người lo lắng là nhiều người ở Việt Nam còn chưa có những động thái phù hợp với một xã hội dân chủ. Bạn thấy này không chỉ đối với dân chúng mà chính đối với những người đang đòi dân chủ.

Ví dụ rõ nhất là vào tháng 5 vừa rồi, khi Việt Nam đã gặp sự cố vì bạo loạn ở một số tỉnh liên quan hành động xâm lược của Trung Quốc. Theo một số nhà bình luận, vấn đề là “dân trí” của người Việt Nam là quá thấp để có một phong trào chính trị có tính dân chủ và độ trật tự xã hội cao. (Tôi lại thây vấn đề là nhân dân Việt Nam còn quá thiếu kinh nghiệm với chính trị dân chúng chưa nói đến hoạt động chính trị dân chủ.) Nếu “dan trí” của dân chúng là quá thấp, không phù hợp với một xã hội dân chủ thì phải cứ chỉ cho phép những người ‘dân trí cao’ và ‘đúng đán’ hành động, tốt nhất là trong phòng kín? Hay nên thúc đẩy những thay đổi thế nào? Và làm sao làm dược?

Theo nhiều người, cơ chế quan trọng nhất đối với quá trình dân chủ hóa chính là phát triển kinh tế. Theo quan điểm này, dù cũng có thể quan trọng, những thay đổi về văn háo và giáo dục cũng chí có thể có được với sự phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế cũng quan trong vì chỉ với nó có thể có một giải cấp trung lưu đủ lớn để yêu cầu những cải cách dân chủ. Những quan điểm này là ở trung tâm của học thuyết hiện đại hóa chính trị, một học thuyết không mới nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực chính trị học. Trong một bài ngắn tôi không thể đi sâu vào vấn đề. Vì thế, tôi chỉ xin giới thiệu tác phẩm của một học già người Mỹ, Seymour Martin Lipset (1922-2006), một nhân vật khá quan trọng trong những tranh luận về dân chủ. Tôi không giả đình thảo luận trên sẽ đắp lại tất cả câu hỏi nhưng ít nhất có thể có ích dụng.

Vào năm 1959 (khi Việt Nam nằm trong thời điểm đầy bi kịch), ông Lipset đã viết bài “Vài điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ: sự phát triển kinh tế và chính trị công chính”. Trong bài, Lipset cho rằng phát triển kinh tế và dân chủ hóa có một sự liên kết. Quan trọng hơn, qua phân tích, ông cho rằng cơ chế quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế chính trị (đối với dân chủ hóa) là phát triển kinh tế thường mang lại những giá trị và thái độ dân chủ hơn, hướng tới một cấu trúc giải cấp xã hội ít bị phân cực hơn, một tầng lớp trung lưu rộng lớn hơn, và quan hệ giữa người với người (associational life) lành mạnh hơn. Hơn nữa, trong công trình nghiên cứu này, ông luôn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị, loan báo về những nguy cơ của chính trị cực đoan, làm rõ tầm quan trọng của việc hạn chế sự bất công bằng, bất bình đẳng, và nỗ lực để tạo ra sự phát triển của một giải cấp trung lưu lớn.

Sau nhiều năm, chúng ta biết sự liên kết giữa phát triển kinh tế và dân chủ là phức tạp. Những nước như Singapore (dù nhỏ) cho thấy phát triển kinh tế không có nghĩa là nền chính trị dân chủ sẽ tự động xuất hiện. Đặc biệt Ông Lý Quang Diệu (và gần đây hơn Jackie Chan) khẳng định người phương Đông không cần dân chủ hay văn hóa phương Đông không phù hợp với dân chủ. Nếu thế thì Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan là gì?

Mặt khác, chúng ta cũng thấy ở các nước thu nhập trung bình, thì quá trình dân chủ hóa nhiều khi là không vững chắc hay thậm chí rơi vào một quá trình suy thoái (v.d. Philippines). Trong những nước này những thể chế dân chủ là chưa đủ mạnh hay chưa được bảo vệ một cách hữu hiệu. Theo L. Diamond, nhà học thuyết hàng đầu của hôm nay, biến số “phát triển con người” (theo ý nghĩa của A. Sen v.v.) là yếu tố quyết định nhất trong việc phát triển dân chủ. Dù vậy, vẫn còn những nước còn đang phát triển (như Indonesia) mà đã chuyển sang một xã hội dân chủ một cách trật tự, an toàn, và có vẻ hiệu quả.

Làm gì?

Vậy, Việt Nam muốn dân chủ hay một nước dân chủ hơn, nên đề ý những đề nghị của Lipset? Nói là phải có phát triển kinh tế trước khi có dân chủ nhưng những trờ ngại lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế rất có thể xuất phát từ việc đất nước còn thiếu dân chủ. Nếu thế, trong quá trình cải cách nhằm phát triển kinh tế, phải hướng tới chế độ pháp trị. Phải tập trung vào việc mở rộng những cơ hội kinh tế xã hội một cách tối đa nhằm mở rộng giải cấp trung lưu. Trong quá trình dân chủ hoá phải tránh việc có những quan điểm cực đoan ở mọi phía (nhất là từ phía nhà nước). Phải khuyến khích những thái độ, những hành vi dân chủ. Phải ngừng ngay những chiến dịch đàn áp. Phải bỏ quan điểm xem cả văn hóa lẫn giáo dục là những công cụ để giữ nguyên trạng, bảo vệ lợi ích, v.v.

Là người Mỹ, tôi không ngây thơ về dân chủ. Là nhà nghiên cứu về Việt Nam, tôi không ngây thơ về đất nước Việt Nam. Thúc đẩy dân chủ là không dễ đâu. Nhưng ít nhất những nghiên cứu sẵn có về dân chủ ở các nước cũng có thể giúp đất nước Việt Nam đi vào những cuộc thảo luận sâu hơn. Dù chưa đủ, nâng cao sự hiểu biết về những điều kiện cần thiết của một xã hội dân chủ cũng là bước quan trọng của mọi công dân có trách nhiệm và có ý chí nhằm giúp Việt Nam bước lên con đường tới dân chủ.

Khác so với trước, người dân Việt Nam hiện nay có nhiều cơ hội để tiếp cận thông tin. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập đến dân chủ, nhiều người Việt Nam hỏi: Ông ta đang thực sự nói gì vậy? Tôi vẫn nghĩ rằng, Việt Nam sẽ dân chủ trước Trung Quốc. Chỉ hy vọng cho dân Việt Nam (và sức khoẻ tâm lý của tôi) là quá trình này sẽ đến sớm chứ không muộn.

Ai cũng muốn con đường của Việt Nam tới một xã hội dân chủ văn minh, trật tự, an toàn. Song, quan điểm mà cho rằng ‘dân trí’ của người Việt Nam còn quá thấp để có một chế độ dân chủ theo tôi rất giống những quan điểm từ thời Pháp thuộc. (Nếu thế đất nước Việt Nam đã chưa thoát tư duy thuộc địa?). Chủ nghĩa Lenin, vốn được coi là một đường lối, một tư duy cách mạng chưa chắc là tốt hơn. Cả hai quan điểm (CN thuộc địa và CN Lenin) đều giả định người dân Việt Nam thường giống như là trẻ con, là ‘bà con,’ là sực vật mà chỉ có lòng không có ý. Muốn văn hóa dân chủ hãy tạo ra một xã hội bình đẳng. Muốn dân chủ hãy phát triển một hệ thống giáo dục mới, cho phép những sinh viên và nhà nghiên cứu tìm hiểu một cách chuẩn, không sợ gì. OK?

Vừa rồi tôi mới bắt đầu đọc một cuốn sách có tên “Giáo dục, dân chủ, và phát triển.” Khi nào đọc song sẽ chia sẻ vài lời đánh giá. Trước đó, xin hỏi, muốn dân chủ ở Việt Nam (dù là dân chủ như thế nào) thì cái gì là quan trọng? Bên cạnh những chuyện chính trị thì sự quan trọng của tăng trưởng kinh tế, ‘văn hóa,’ và giáo dục là như thế nào. Tôi có quan điểm của mình nhưng lại vẫn không giả định tôi biết hết.

JL

Vào 2/9 còn ưa 19

Độc lập Tự do Hạnh phúc. Ba nguyên vọng cao nhất. Vào ngày 2 tháng 9, tôi xin chúc cả nước Việt Nam thành công trên đường đạt được những nguyên vọng cao quý này. Như chúng ta biết, đạt những nguyên vọng này không dễ một chút nào. Như vậy, xin cảm ơn các bạn đã nhắc đến một cách làm mà đã được đề xuất vào năm 1919:

1. Tổng ân xá cho những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập;
7. Thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra…

Rất hay. Nên làm. Hay chỉ là lời lừa của những ‘kẻ cơ hội,’ như Phan Châu trinh, như Phan Văn Trường, như những nhà cải cách đang bị cáo thế ngày nay?

Vào một giải đoạn lịch sử như hiện nay, tôi thấy vấn để chủ yếu của Việt Nam không phải là chống lại những người đang đấu tranh vì những nguyên tắc trên. Thay vì chống lại những cơ hội lịch sử hãy tìm cách nắm bắt được những cơ hội mà có. Hãy đẩy mạnh đường lối của 1919. OK?

Thân ái, JL