Tham nhũng

Ngày thứ 6 vừa rồi chúng ta được biết Chủ tịch Hội Đồng tiểu băng New York Hoa Kỳ bị khuyến cáo với tội danh tham nhũng tới 4 triệu Mỹ kim. Cùng ngày thấy cảnh sát Indo bắt giữ Ông Bambang Widjojanto, người phụ trách phong chống tham nhũng. Ở Nam Mỹ hiện giờ trường hợp của Venezuela cũng rất thú vị. Nước này đã “ăn” hàng tỷ đô la tiền mềm do TQ gửi về, dưới hình thức trả lại bằng dấu khí. Nhưng, đến nay chẳng ai biết hàng tỷ đó đi đâu cả. Đồng thời nên kinh tế của đất nước đó đang suy thoái cực mạnh. Về Hoa Lực lại thấy tin hài hước nhất trong tuần: Lương của Tập Cân Bình mới trên $1,800/tháng. Có vẻ Thánh Tập mặc cả rất giỏi vì nhà Ông sở hữu ít nhất 6 ngôi nhà riêng ở Hồng Kông.

Ở nước nào tham nhũng cũng có, dù đặc trưng và mức độ nghiêm trọng có những khác biệt đáng kể. Ở những nước pháp quyền như Mỹ, Thụy Điển, Đức cũng có tham nhũng chứ. Riêng ở Mỹ có những trường hợp quy mô lớn trong một số ngành chốt, như ngân hàng. Như ở nhiều nước, loại tham nhũng hại nhất ở Mỹ mang hình thức kết hợp giữa kinh doanh và chính trị. Ở đây hai hình thức đáng chú ý là (1) sử dụng những nguồn tài chính công cộng cho mục đích cá nhân và (2) lạm quyền điều tiết bằng cách “mua” ảnh hưởng chính trị.

Mặt khác, ở những nước như Mỹ ít khi có các loại tham nhũng vặt như thường thấy ở một số nước còn đang phát triển. Không có chuyện phải chuẩn bị các loại phong bì, một hiện tượng mà nhiều khi xuất phát từ việc lương trong ngành công tăng thấp hơn kinh phí sống và một số nguyên nhân khác.

Từ góc nhìn của lịch sử phát triển kinh tế quốc tế, chúng ta thấy vai trò của tham nhũng không đơn giản. Chẳng hạn, khẳng định chung rằng tham nhũng sẽ phá hoại tăng trưởng kinh tế là chưa đúng. Ví dụ, lập luận mà cho rằng – ‘có khi mà tham nhũng đóng vai trò thêm dầu vào máy móc kinh tế, làm cho nó làm ngon hơn’ có lúc là đúng. Mặt khác, để có tham nhũng mà không có những hậu quả cả về tăng trưởng kinh tế lẫn về công bằng xã hội phải có một số điều kiện xã hội nhất định mà đại đa số xã hội thường thiếu. Chơi với tham nhũng là chơi với lửa, toàn xã hội, toàn làng rất dễ bị cháy. Lại ở bên Mỹ, ở đầu thế kỳ 21 tham nhũng trong ngành dầu khí, đường sắt, các chính quyền ở các độ thị đã rất phổ biến.

Hãy xem những trường hợp như Hàn Quốc hay Nhật Bản. Vấn đề tham nhũng thì chắc chắn đã có trong những giai đoạn có tăng trưởng kinh tế cao. (Ở đây không có nghĩa là tham nhũng đã một vấn đề kinh khủng chỉ hay mọi nhà lãnh đạo đã ‘bẩn’.) Đáng chủ ý là ở Hàn Quốc, các loại “tham nhũng vặt” (petty corruption) như đưa phong bì cho cô thày mới bất đầu giảm khi vấn đề tiền lương của các nhân viên biên chế trong nhà nước được cải thiện. Só sánh với một số nước như ở Philiphines, Indo. Trong hai nước này, trong nửa thứ hai của thế kỳ 21 tham nhũng đã phát triển rất mạnh; gần như là ‘ngành kinh tế hàng đầu.’ Và luôn luôn có một sự kết hợp giữa chính trị và kinh tế.

Về một chính trị, dù có thể đoán tham nhũng sẽ tồn tại ở một mức nào đó thì không có nghĩa là nước nào mà nên coi tham nhũng là một việc chính đáng dù nó đã được “bình thường hóa” hay không. Vấn đề là thừa nhận đó là một vấn đề phải tìm hiểu những giải pháp khả thi. Một giải pháp mà chúng ta đang thấy hiện nay là chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cân Bình mà đã gây dư luận rộng rãi.

Đến nay, chiến dịch này đã làm cho nhiều người ấn tượng chính vì khá nhiều ‘cá lớn’ hay con hổ đã bị bắt, dù trong số tên này gần như là chưa có một “con hoàng tử.” Chiến dịch này cũng có thể có gái trị, không chỉ trong việc cường cố vị trí của Ông Tập mà là giảm sự toả khắp của Tham nhũng. Mặt khắc, cũng có quan điểm mà chính những chính khách của Hoa lực thừa nhận, chiến dịch chống tham nhũng đến nay chủ yếu làm cho họ cận thận hơn. Điều đó cũng giải thích làm sao trong vài tháng trước cho đến này những người xép hàng ngoài các của hàng như Hermes, LV, Gucci ở Hồng Kông đã giảm.

Hãy về Việt Nam đị. Như nhiều nước đang phát triển, Việt Nam cũng phải đối phó với cả hai loại tham nhũng nói trên: lớn và vặt. Về những chuyện lớn tôi chẳng cần nói đến vì mục đích ở đây không phải là “nói xấu” ai cả. Ý chỉ là đề nghị chúng ta nên nhìn vấn đề này rõ. Chẳng hạn, trong tuần qua ta được biết đối với nước được Ngân Hàng Thế Giới vay vốn để tiến hành những dụ án phát triển, Việt Nam là nước đã có số ‘vụ án’ tham nhũng thứ nhì, chỉ sau Ấn độ. Tôi cũng biết có những người trong Nhà Nước Việt Nam đang có gắng đề cập vấn đề này.Thâm chí chính Chính phủ và Ngân Hàng Thế giới đã kết hợp nghiên cứu và xuất bản một báo cáo rất tốt về vấn đề tham nhũng. Dù đã có một số tranh cãi về tham nhũng gần đây, những nỗ lực của Thanh Tra chính phủ Việt Nam cũng nên được hoan nghênh và ửng hộ.

Ở quy mổ nhỏ, ở cấp địa phương, đề cập những vấn đề liên quan đến tham nhũng cũng có những thách thức riêng của nó. Tôi không ảo tưởng tí nào về mức độ phúc tạp.

Vấn đề là phải sáng tạo. Dám làm những gì cần làm. Ở phia sau tham nhũng luôn luôn có những khuyến kích kinh tế. Nếu không giải quyết gốc vấn đề thì không thế nào đạt hiệu quả. Ví dụ, riêng đối với các loại tham nhũng vặt, kinh nghiệm quốc tế cho rằng giới thiệu những trừng phạt nặng, những luật nghiêm, thường ít khi có hiệu quả. Như Bà nhận giải thưởng Noben Eleanor Ostrom đã viết, thay vì xóa tham nhũng, nó thường làm cho tham nhũng chạy sâu hơn vào những bóng của xã hội. Một cách, nếu chính thức hóa, minh bạch hóa một số hành động mà — trước được coi là trái phép – thí nó có thể giảm bớt vấn đề.

Tôi lấy một ví dụ rất rõ. Ở Hà Nội hay TPHCM và những khu đô thị khác nhiều người Việt Nam phải làm kinh tế trên vỉa hè. Đó là một đặc trưng của kinh tế Việt Nam. Họ bắt buộc phải làm ăn. Nhưng họ lại phải luôn luôn đối phó với công an địa phương. Công an địa phương, ngoài việc có trách nhiệm chuyên nghiệp để thực hiện sư nghiệp và thi hành pháp luật. Ngoài đó, có ai sẵn sàng phủ nhận ngành công an cũng có một số khuyến khích kinh tế mà ảnh hưởng cách quản lý trật tự không? Thay vì quét đường suốt ngày, lấy đồ, chờ phong bì, làm sao không giới thiệu một số biên pháp sáng tạo như cấp bằng hoạt động kinh tế với theo một giá phù hợp, yêu cầu người bán hàng hành động theo một số điều kiện về vệ sinh, bảo đảm về đường đi bộ, v.v. Lấy những nguồn thu đó về chính quyền và đồng thời tăng cao lương của CA địa phương.

Vâng, biết rồi, đề nghị này là quá đơn giản – nhưng, tôi tin rằng dù một chút dũng cảm chính trị những chính quyền ở các địa phương cũng có thể thí nghiệm, tìm được giải pháp mà sẽ đều giúp dân thường sống và cũng đề cập những quyến khích kinh tế.

Ai biết tham nhũng ở Việt Nam là một vấn đề mang tính hệ thống. Ở nước nào cũng thế thôi. Như vậy, vào lúc này chúng ta (tức người Việt Nam và những bạn và người – như tôi – làm việc ở Việt Nam) hãy tìm những giải pháp hệ thống. Như bình thường, nói dễ hơn làm. Muốn giới thiệu những cơ chế và thể chế để giảm nó không chỉ yêu cầu sự quyết tâm chính trị mà sẽ yêu cầu dũng cảm chính trị đề thừa nhận vấn đề một cách công khai. Phải sáng tạo trong việc đề cập và giải quyết những khuyến khích kinh tế một cách khả thi. Tối đa hóa độ minh bạch trong mọi lĩnh vực, cho phép các tổ chức xã hội vì minh bạch hành động công khai. Nâng cao độc lập của ngành báo chí.

Ai đều phải làm ăn. Vấn đề là làm sao dân Việt Nam ở mọi tầng lớp có thể làm ăn một cách mà không ảnh hưởng xấu đến toàn xã hội. Làm thế chúng ta sẽ không cần cãi nhau về những trang web như Chân dung Quyền lực mà có thể cãi nhau về những chuyện khác!

JL

Share Button

Những bất ngờ trên đường chọn lãnh đạo kế vị

Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thường không minh bạch vừa có một màn công khai rầm rộ bằng hội nghị toàn thể lần thứ 10 của Trung ương Đảng mới kết thúc. Ván bài này cược cao thắng lớn và có nhiều ý nghĩa đối với không chỉ sự phát triển của Việt Nam mà cả triển vọng chiến lược của cả khu vực. Vậy thực hư ra sao?

Hấp dẫn nhất là vấn đề chọn lãnh đạo kế vị và kèm theo đó là chuyện tranh giành quyền lực. Năm 2016 Đảng Cộng sản sẽ tổ chức đại hội 12 và trước đại hội đó, đảng phải chọn lứa lãnh đạo mới. Nhiều ủy viên của Bộ Chính trị gồm 16 người của Việt Nam sẽ đến tuổi về hưu. Sau đại hội 12, bốn vị trí cao nhất trong nền chính trị Việt Nam – tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, và chủ tịch quốc hội – sẽ do những người mới nắm giữ. Những nhân vật nào và liên minh nào sẽ thắng và theo tổ hợp nào là vấn đề được quan tâm.

Như ở hầu hết các nhà nước độc đảng, hoạt động chính trị chọn nhân sự kế vị ở Việt Nam tất yếu sẽ diễn ra ở hậu trường. Bằng chứng về những gì thực sự đang diễn ra được che giấu một cách có hệ thống. Chính việc hiện nay Việt Nam đi chệch khỏi khuôn mẫu này đã khiến giới quan sát lưu ý. Thực vậy, diễn biến của các sự kiện hiện nay đang vén bức màn phơi bày hoạt động chính trị chóp bu ở Việt Nam mà xưa nay chưa có tiền lệ. Có nhiều bất ngờ đã xảy ra.

Bất ngờ thứ nhất xuất phát từ quy trình và các kết quả được cho là đã đạt được nhưng không kiểm chứng được của một vòng lấy phiếu tín nhiệm khác thường và bí mật trên danh nghĩa, trong đó 197 ủy viên Trung ương xếp hạng các ủy viên Bộ Chính trị theo mức độ tín nhiệm đối với thành tích của các ủy viên. Việc Bộ Chính trị chịu để cho Trung ương Đảng, vốn có vai trò giám sát chính thức đối với Bộ Chính trị, lấy phiếu tín nhiệm nhắc cho ta nhớ rằng, về chuyện chính trị, đảng cộng sản Việt Nam đã làm theo cách riêng của mình. Trung Quốc thì không như vậy.

Cuộc lấy phiếu tín nhiệm trì hoãn lâu nay đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề xuất để chỉ tên điểm mặt phê bình hành vi xấu trong Bộ Chính trị. Nên nhớ là vào năm 2012, Nguyễn Phú Trọng và các ủy viên Bộ Chính trị tìm cách trừng trị một ủy viên Bộ Chính trị không được nêu tên (được nhiều giới cho là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) nhưng bất thành khi Trung ương Đảng không chấp thuận, mà thay vì thế bắt buộc toàn thể Bộ Chính trị tự phê bình các khuyết điểm tập thể của mình. Việc lấy phiếu tín nhiệm dường như là một cách khác để kỷ luật những ủy viên có thành tích kém cỏi, dù tiến hành trong cảnh cửa chốt then cài.

Bất ngờ thứ nhì: Thay vì được lặng lẽ trôi qua như một “công việc nội bộ”, việc lấy phiếu tín nhiệm đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng, đặc biệt là vì thời điểm bỏ phiếu. Do lứa lãnh đạo năm 2016 sẽ rất có thể chỉ gồm toàn các ủy viên Bộ Chính trị, cuộc lấy phiếu tín nhiệm – dù có ý định là hoàn toàn bí mật – đã được xem là hàn thử biểu về các thế lực chính trị mạnh yếu, chưa biết đúng sai ra sao, trước đại hội đảng.

Dù phần lớn người dân Việt Nam không theo dõi sát sao hoạt động chính trị của đảng, trong những năm gần đây Việt Nam đã phát triển một văn hóa chính trị ngày càng năng động, nhờ sự truyền bá nhanh chóng của Internet và những cơ hội mà Internet mang lại người dân Việt Nam đọc và bình luận về hầu như bất cứ chuyện gì khiến họ quan tâm, trong đó có chính trị.

Điều này dẫn đến một diễn biến lý thú thứ ba, đó là sự xuất hiện của trang mạng Chân dung Quyền lực bí ẩn và có lượng truy cập rất lớn. Trong vài tuần qua, trang mạng này đã đăng những câu chuyện động trời nhưng dường như trích dẫn tư liệu đầy đủ về chuyện xấu xa được cho là của nhiều ủy viên Bộ Chính trị, trong đó có ít nhất hai ủy viên được xem có thể đương nhiên nắm chức vụ lãnh đạo vào năm 2016. Sự xuất hiện của trang mạng này và việc trang mạng này khiến thiên hạ bàn tán xôn xao rõ ràng đã có tác động, và khiến chính phủ kêu gọi tránh xa nó.

Tuy có người xem Chân dung Quyền lực là một “chiến dịch bôi nhọ”, trang mạng này nhằm mục đích theo dõi tất cả các ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm. Một trong những đặc điểm đáng chú ý nhất của trang này là cách tường thuật dường như dựa trên bằng chứng. Ở một nước mà báo chí hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của giới quyền lực chóp bu, một trang mạng kiểu này có những tác động kinh thiên động địa. Người dân Việt Nam chắc chắn đang để ý. Ví dụ ai mà biết được người nhà của một ủy viên Bộ Chính trị có chủ trương bảo thủ và ứng cử viên cho một vị trí lãnh đạo hàng đầu lại dường như sở hữu hai ngôi nhà ở miền nam California? Sau cuộc lấy phiếu tín nhiệm, trang này đăng những cáo buộc và bằng chứng cho rằng một bộ trưởng chủ chốt – người cũng đã được nhắc đến như một ứng cử viên cho một chức vụ cao cấp – cùng với gia đình ông đã tích lũy cơ ngơi tài sản bằng những cách mờ ám. Vẫn chưa biết những cáo buộc này có căn cứ xác đáng hay không.

Kết cuộc đáng chú ý và có phần oái ăm cuối cùng của Hội nghị Trung ương 10 chính là những kết quả lấy phiếu tín nhiệm. Được biết chẳng ai khác hơn chính Nguyễn Tấn Dũng nhận được số phiếu cao nhất. Ngược lại, nhiều ứng cử viên khác, trong đó có hai người được đề cập trên trang Chân dung Quyền lực trước cuộc lấy phiếu tín nhiệm, xếp gần chót bảng.

Trong số bốn lãnh đạo cao cấp nhất hiện nay của Việt Nam, chỉ có Nguyễn Tấn Dũng đủ tiêu chuẩn làm lãnh đạo sau năm 2016. Sau Nguyễn Tấn Dũng và loại trừ vị bộ trưởng gần đây bị cáo buộc là đã tích lũy tài sản bất chính, hai ủy viên Bộ Chính trị có số phiếu tín nhiệm cao nhất và cũng đủ tiêu chuẩn làm lãnh đạo sau năm 2016 đều là đồng minh của Nguyễn Tấn Dũng. Tất cả những điều này cho thấy chính trị ở Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng có lợi cho thủ tướng.

Trong 85 năm tồn tại, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tìm cách tiến hành các đợt chọn lựa nhân sự lãnh đạo kế vị dựa trên các nguyên tắc một mặt là đồng thuận kín và một mặt là trung thành với đảng. Công thức này, vốn đã được xem tạo nên sức mạnh trong thời chiến, cũng đã bị nhiều người chỉ trích là tạo nên các lãnh đạo bất tài vô dụng, càng làm tăng các bế tắc chính trị, gây phương hại cho các nguyên tắc trọng nhân tài, và ngăn cản sự trỗi dậy của một giới lãnh đạo quyết đoán hơn. Phải chăng tình hình đã chín muồi để có thay đổi?

Tuy còn quá sớm nên chưa biết ai sẽ chiếm được các vị trí lãnh đạo cao nhất trong năm tới, hiện nay có vẻ như Nguyễn Tấn Dũng là người có cơ may cao nhất để trở thành tổng bí thư kế tiếp trong khi nhiều nhân vật cùng phe với Nguyễn Tấn Dũng dường như nhận được sự tín nhiệm tương đối cao của các đảng viên. Vì sao điều này có thể có ý nghĩa quan trọng?

Nguyễn Tấn Dũng vẫn còn là một điều bí ẩn. Tuy có người nghi vấn sự thành thật của ông, ông vẫn là chính khách hùng biện nhất của Việt Nam và là tác giả của kế hoạch có chủ trương tự do nhất cho sự phát triển của Việt Nam, đó là bài phát biểu Năm Mới 2014 của ông. Ông nhiều lần tuyên bố rằng “dân chủ là tương lai”, không nao núng trước những trò gây hấn hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, và dường như rất thoải mái với ý tưởng bang giao mật thiết với Mỹ.

Tuy chúng ta không thể tiên liệu tương lai, những sự kiện gần đây cho thấy nền chính trị ở Việt Nam minh bạch hơn. Tuy không phải do chủ đích, điều này vẫn là một diễn biến quan trọng. Nó hé mở một góc bé xíu để ta nhìn vào chính trường ngày càng năng động của Việt Nam.

Nguyên viết bằng tiếng Anh
Phạm Vũ Lửa Hạ
dịch

Jonathan London là giáo sư và thành viên cơ hữu của Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học City University of Hong Kong. Trong số các ấn phẩm của ông có Politics in Contemporary Vietnam [Chính trị ở Việt Nam đương đại] (2014 Palgrave Macmillan) và cuốn sách sắp xuất bản Routledge Handbook of Contemporary Vietnam [Sổ tay Routledge về Việt Nam đương đại].

Share Button

Hỏi gì? Bàn gì?

Trước hết xin chúc mọi người một năm 2015 đầy niềm vui, sức khỏe, hạnh phúc!

Hy vọng như thế nhưng không nên ảo tưởng. Trong cuộc sống chúng ta phải luôn luôn đối phó với những thách thức, và những sự kiện khó khăn và không thể biết trước được. Trong khi đỏ, khả năng của chúng ta để giải quyết mọi vấn để luôn có những hạn chế nhất định. Bắt buộc là như vậy. Không tránh được đâu.

Hơn nữa, chúng ta đều sống dưới những điều kiện nhất định, về cả vật chất lẫn tinh thần, và trong vòng những quan hệ xã hội phức tạp bao quanh. Quá sâu nhỉ?

Sau 45 năm sống tôi cho rằng quan trọng nhất là sống thật tả, sống theo lương tâm, và đầu tư sức và thời gian của mình vào những gì và (đặc biệt) những quan hệ mà thực sự có nghĩa. Những chuyện chán, xấu, không cần thiết thì vứt đi vù chúng ta chỉ sống một lần mà thôi. Nói dễ hơn làm chứ nhưng vẫn cố gắng.

Trong thời gian qua, số lượng bài viết của tôi trên trang này đã giảm đáng kể, thậm chí một cách đáng lo. Cảm ơn những người đã viết com, gửi email, gửi lời hỏi thăm v.v.

***

Trong thời gian qua, số lượng bài viết của tôi trên trang này đã giảm đáng kể, thậm chí một cách đáng lo. Cảm ơn những người đã viết com, gửi email, gửi lời hỏi thăm v.v.

Lý do số bài đã giảm chủ yếu là vì (1) khối lượng lao động đã qua mức; (2) cuối năm 2014 tôi đã muốn có một thời giản nghỉ, giải trí v.v.; và (3) chẳng biết đề cập vấn đề nào cả…

Điều thứ 3 là giả vờ chứ…Có rất nhiều chuyện để bàn, nhiều ý tưởng muốn tìm hiểu, những cầu láo muốn nói.. v.v. Vấn đề chủ yếu là một ngày chỉ có 24 giờ và cuối năm qua đã có một số chuyện RẤT CHÁN và tốn thời giàn mà bất buộc tôi phải theo dỗi, giải quyết.

Vậy, là đầu năm, tôi cũng xin hỏi các bạn đọc có những gì, những chủ để muốn bàn? Những câu hỏi nào muốn hỏi?  Những lĩnh vực, hồ sơ, vụ án muốn đề cập? Từ trước đến nay, một đặc trưng của blog này là nó thiếu “khoa học” và thiếu “khách quan.” Đúng thế. Nhưng đó cũng là lựa chọn của tôi. Trong công việc chuyên nghiệp của mình tôi phải viết những bài khoa học mà đại đa số người sẽ thấy chán chết.

Mục đích của blog này là để cập và thảo luận về đời sống chính trị xã hội của Việt Nam đương đại. Trong năm tới tôi sẽ cố gắng viết những bài càng hay và thật đa dạng. Tôi hy vọng và tin rằng chúng ta sẽ có những thảo luận sôi nổi, ngẫm nghĩ.

Thân ái,

Jonathan

Share Button