Nội dung phỏng vấn với báo Tuổi trẻ

Sau nay là nội dung của phỏng vấn thực hiện với tờ báo Tuổi Trẻ được xuất bản ngày 22/2/2015 với tiêu đề Việt Nam ngày càng tự tin.

Ghi chép: Tờ báo đã đăng gần hết. (cảm ơn!) Chỉ có vài câu về Quảng Bình/Bình Dương, một điều khác thường một chút liên quân đến chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ, và một số nhận xét về Ông V. Putin. (Thực ra, bài cũng rất dài rồi.). Tờ báo cũng đã không thay đổi nội dung khác mà tôi đã chuẩn bị bằng tiếng Việt. Chỉ có một sai vì tôi không viết rõ: muốn nói ASEAN rất KHÓ có thể đóng một vai trò quyết định nhung bị trích là “có thể.” Vậy, dù tôi cũng có thể bị phê bình là nói quá nhẹ nhưng mặt khác tơ báo đã cho đăng những ý tưởng của tôi và một số ý tưởng mà ít khi thấy trong những phỏng vấn bình thường. Vì thế tôi thấy là được. Đọc nội dung không được đang trên blog hay FB note (ở dưới). Đọc những nội dung không được đăng ở cuối bài. 

———

Ông Jonathan London – giáo sư khoa châu Á và quốc tế học kiêm thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Ðông Nam Á tại Ðại học Thành Thị Hong Kong:

(Câu hỏi đặt ra và không xuất bản: Ông thấy những thành công của Việt Nam Nam trong chính trường quốc tế là như thế nào)

Nhìn một cách tổng thể, trong năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã có ba dấu ấn rõ nét như sau:

  1. Chiến lược đối phó với những căng thẳng trên biển Ðông của Việt Nam gây ấn tượng khá tốt đối với thế giới. Thế giới không chỉ nhìn thấy những nỗ lực bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển đảo quốc gia của Việt Nam mà còn hiểu được những nguyên tắc của Việt Nam đối với những tranh chấp trên biển. Dù còn một vài điều cần được củng cố nhưng nói chung tiếng nói của Việt Nam ngày càng rõ ràng và tự tin.
  2. Việt Nam đã có một số bước tiến quan trọng trong việc phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu quan hệ ngoại giao, trong đó theo tôi, quan hệ giữa Việt Nam với các nước Mỹ, Nhật, Ấn Ðộ là thú vị nhất. Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dù còn một số căng thẳng, cũng có dấu hiệu tích cực, đặc biệt khi phía Việt Nam thể hiện rõ quan điểm quan hệ hữu nghị giữa hai nước phải dựa vào sự tôn trọng lẫn nhau.Quan điểm cho rằng Việt Nam cần nhiều bạn là đúng nhưng quan điểm Việt Nam cần có những người bạn đáng tin cậy thì đúng hơn. Ðối với những vấn đề liên quan đến biển Ðông, những người bạn đáng tin cậy chính là những người bạn chấp nhận những nguyên tắc cốt yếu, bao gồm vai trò trung tâm của luật pháp quốc tế trong việc giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình. Việc Việt Nam đang kết hợp công khai với những nước này trong việc tìm giải pháp lâu dài cho vấn đề biển Ðông là một thành tích lớn cho Việt Nam.
  3. Việc Việt Nam thể hiện ý muốn nâng cao dân chủ và thúc đẩy nhân quyền cũng nên được xem là bước tiến quan trọng trên chính trường quốc tế. Dù còn tranh cãi, tôi thấy việc Chính phủ Việt Nam đang thảo luận cởi mở về những chủ đề này với những đối tác quốc tế là yếu tố hết sức quan trọng. Dù phát triển chính trị là việc của người Việt Nam, nhưng tôi tin rằng nâng cao dân chủ, minh bạch và quyền của người dân sẽ không chỉ mang lại những tiến bộ quan trọng trong đời sống của người dân mà cũng sẽ giúp Việt Nam giành được sự ủng hộ của quốc tế, điều không thể thiếu được trong bối cảnh hiện nay.

* Hiện Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo và đẩy mạnh quân sự hóa một cách trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo ông, Việt Nam nên phản ứng như thế nào?

– Có vẻ Bắc Kinh đã thấy những hành động của họ trên biển Ðông làm xấu hình ảnh trong mắt cộng đồng quốc tế và gây nguy hiểm đối với chiến lược khu vực của họ. Có quan điểm cho rằng phía Bắc Kinh đã nhận thấy những điều này nhưng thay vì thay đổi chính sách, họ vẫn cố tình làm những gì họ muốn.

Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam kèm theo những hành động hung hăng vào mùa hè năm ngoái đã khiến thế giới nhận ra những mối nguy hiểm mà yêu sách “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh gây ra. Tuy nhiên, theo tôi, Bắc Kinh vẫn chưa thay đổi chiến lược của họ, thể hiện qua việc họ vẫn đang tiến hành những công trình trái ngược với tinh thần pháp luật quốc tế và những cam kết của mình trước đây.

Trước những thách thức này, Việt Nam phải nỗ lực để “củng cố quyền lực mềm”, tức là mở ra và làm sâu thêm các mối quan hệ chiến lược. Rất tiếc chủ trương “niềm tin chiến lược” mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra trước đây đang rất khó áp dụng đối với Bắc Kinh vào thời điểm hiện tại.

Dù vậy, Việt Nam vẫn có thể phát triển “niềm tin chiến lược” với các nước khác với mục tiêu giải quyết những tranh chấp một cách có lợi cho tất cả các bên.

* Liệu Mỹ, Ấn Ðộ và Nga sẽ thay đổi quan điểm về các tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc ở biển Ðông trong năm 2015?

Tôi thấy quan điểm của Mỹ và Ấn Ðộ là rõ nhất và sẽ không thay đổi. Riêng đối với Mỹ, có vẻ dù cho ai thắng thế chăng nữa, quan điểm và chiến lược của Mỹ đối với khu vực Thái Bình Dương sẽ ngày càng được củng cố hơn bất chấp ai sẽ lên làm tổng thống sau năm 2016. Trong khi đó, động thái và chiến lược của Trung Quốc và Nga là khó đoán nhất. Sở dĩ tôi khẳng định như vậy là vì hai nước này đều không cho thấy ý định thật sự của họ là gì.

Hiện ông Putin muốn phát triển các mối quan hệ thân cận cho Nga để tránh bị cô lập nên rất khó hình dung Nga làm gì trái ngược với chủ trương của Bắc Kinh trên biển Ðông.

Ðối với Ấn Ðộ, đa số các nhà quan sát chưa hiểu rằng Thái Bình Dương có vai trò chiến lược lớn đối với Ấn Ðộ. 75% tổng khối lượng thương mại của nước này là trên biển. Một câu hỏi thú vị dù chưa có câu trả lời rõ ràng là sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ song phương giữa Mỹ và Ấn sẽ tác động đến môi trường an ninh quốc tế như thế nào.

* Cộng đồng chung ASEAN, dự kiến ra đời trong năm 2015, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến an ninh khu vực?

Sự phát triển của cộng đồng ASEAN sẽ nâng cao sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước thành viên, đặc biệt về khía cạnh kinh tế. Trong thời gian qua, các nước trong khối đã thảo luận về việc phát triển những mối quan hệ đối tác, chẳng hạn như hợp tác giữa các lực lượng tuần duyên các nước…

Dù vậy, do ảnh hưởng của Bắc Kinh trong khối còn rất lớn và Bắc Kinh vẫn đang rất quyết tâm gây ảnh hưởng lên hành động của các nước trong khối chẳng hạn qua những hành động ngoại giao hạ tầng cơ sở. Do vậy, rất khó tưởng tượng ASEAN có thể đạt đồng thuận đối với những vấn đề an ninh khu vực.

Theo tôi, các nước trong ASEAN có thể sử dụng những quyền lợi chung để cùng nhau tìm hiểu về vấn đề an ninh khu vực. ASEAN khó có thể đóng vai trò ủng hộ nhưng rất có thể sẽ trở thành vai trò quyết định.

* Gần đây truyền thông Việt Nam đưa tin chính quyền Mỹ chính thức mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm. Ông đánh giá như thế nào về triển vọng quan hệ Việt – Mỹ và chính sách xoay trục về châu Á của Washington trong năm nay?

Chắc chắn Mỹ sẽ giữ và củng cố sự có mặt chiến lược ở Đông Á do vậy Mỹ và Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để phát triển các quan hệ. Chuyến đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ rõ ràng sẽ là một sự kiện quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Nếu Tổng thống Mỹ Barack Obama sang Việt Nam thì sẽ càng là một bước quan trọng đối với quan hệ hai bên.

Nhưng quan trọng hơn là chất lượng và chiều sâu của mối quan hệ phát triển một cách đáng khích lệ. Quan hệ giữa hai chính phủ là mạnh hơn bao giờ hết và đang phát triển mạnh qua nhiều lĩnh vực khác nhau. So với đại đa số nước ở Thái Bình Dương và châu Âu, quan hệ Mỹ – Việt khác ở chỗ Mỹ có nhiều người gốc Việt và nhiều công dân Việt Nam đang sống, học tập và làm việc hiệu quả.

Tôi đồng ý với những quan điểm cho rằng người dân và chính phủ Việt Nam nên xác định những quyền lợi quốc gia và theo đuổi nó một cách tự tin, thay vì lo quá nhiều về việc “cân bằng” quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.

Là một người Mỹ, tôi biết rất rõ về những thế mạnh và điểm yếu của xã hội mình và hi vọng trong thời gian tới người dân và Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp thu được những cái hay và tránh những cái chưa hay.

Sự phát triển của quan hệ Việt – Mỹ sẽ tạo cơ hội cho cả người dân lẫn Chính phủ Việt Nam hiểu thêm về những thế mạnh và những điểm yếu này để góp phần vào việc phát triển đất nước Việt Nam.

QUỲNH TRUNG thực hiện

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150224/viet-nam-ngay-cang-tu-tin/712914.html

Nội dung mà đã không được đăng

Về những thành công của Việt Nam trong chính trường Quốc tế:

Rõ rằng, những sự kiện rất tiếc ở Quảng Bình và Bình Dương và một số thác thức khác cho thấy còn có một vài điều cần được củng cố

Về quan hệ Việt Nam – China

Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, dù còn một số căng thẳng, cũng có dấu hiệu tích cực, đặc biệt khi phía VN thể hiện rõ quan điểm quan hệ hữu nghị giữa hai nước phải dựa vào sự tôn trọng lẫn nhau thay vì một quan hệ ‘anh-em’ như trước đây.

Về ASEAN (ở đây cái sai là do tối đã viết không rõ rằng)

Theo tôi, những nước trong ASEAN có thể sử dụng những quyền lợi chung để cùng nhau tìm hiểu về vấn đề an ninh khu vực. ASEAN có thể đống một vai trò ửng hộ nhưng sẽ rất khó có thể thành một vài trò quyết định.

Về chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng

Chuyến đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ rõ rằng sẽ là một sự kiện quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nếu Tổng thống Mỹ Obama sang VN thì cũng sẽ là một bước quan trọng đối với quan hệ giưa hai nhà nước. Xin chia sẻ với các bạn việc Ông Trọng được mời cũng là hơi khác thường về mặt nghi thức ngoại giao chính vì ông là đại điện của một đảng thay vì một chính phủ hay nhà nước. Vậy, việc Ông TBT vẫn được mời cho thấy những đặc điểm duy nhất/phức tạp trong quan hệ Việt-Mỹ.

JL

Nguyễn Bá Thanh

nguyen-ba-thanh-noi-chinh-trung-uong-03011311Hôm nay tin tức cho hay ông Nguyễn Bá Thanh, một trong những nhân vật chính trị hàng đầu của Việt Nam, đã qua đời. Bài viết dưới đây dựa trên những suy luận và hiểu biết của riêng tôi về ông Nguyễn Bá Thanh và tầm quan trọng của ông. Bài viết không thể được coi là một tổng kết xác quyết toàn bộ về ông bởi vì tôi không quen biết sâu sắc về sự nghiệp của ông Thanh cũng như chưa bao giờ trực tiếp gặp ông ấy. Bài viết nên được coi là một nỗ lực không chuyên nghiệp của riêng tôi tìm hiểu ý nghĩa về ông Thanh biết sự hiểu biết của tôi có nhiều hạn chế.

***

Nguyễn Bá Thanh (18/4/1953 – 13/2/2015) quê quán ở Đà Nẵng và là một trong số các nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử của thành phố. Ông là một mặt hàng hiếm hoi trong nền chính trị Việt Nam: một người dám nghĩ dám làm và một nhà bảo thủ chính trị với một kỷ lục mạnh mẽ về các thử nghiệm và thành tích.

Ông sẽ mãi gắn liền với sự biến đổi nhanh chóng của Đà Nẵng từ một thành phố hậu cách mạng khó phân biệt bản sắc, buồn ngủ trở thành một trường hợp điển hình, hình mẫu tuy vẫn yên tĩnh nhưng ngày càng ấn tượng với các dự án cơ sở hạ tầng lớn – đặc biệt là những con đường mới và những cây cầu – cùng các cuộc cải cách chính quyền.

Trong khi thành phố vẫn còn thiếu một hương vị đặc biệt, đó là chuyển đổi rất đáng chú ý xét trên bất kỳ tiêu chuẩn nào và các cư dân của thành phố thường xuyên bày tỏ những mức độ hài lòng cao về một loạt các dịch vụ công cộng, từ giáo dục cho tới quản lý chất thải. Ông là một nhà lãnh đạo thành phố tầm cỡ quốc gia.

‘Danh tiếng và tranh cãi’

Danh tiếng của ông Nguyễn Bá Thanh không phải là là không có tranh cãi. Trong khi ông được mệnh danh là “Ông trong sạch” mang lại cho ông khá nhiều sự nổi tiếng và ngưỡng mộ, đặc tính này đã ngày càng bị các nhà chỉ trích đặt dấu hỏi với những vụ “tấn công năng nổ” để giải phóng mặt bằng để xây các công trình cơ sở hạ tầng mới và có các cáo buộc rằng chính ông đã dính vào các hoạt động tham nhũng.

Trong khi các thành tích trong việc thúc đẩy phát triển Đà Nẵng của ông đã được ca ngợi rộng rãi và không thể phủ nhận, các nhà chỉ trích đã lưu ý rằng việc tái phát triển của thành phố đã diễn ra mà không tạo ra các không gian công cộng, với một cơ sở công nghiệp không đáng kể và nền kinh tế dịch vụ chỉ tầm tầm. Những bãi biển nổi tiếng của thành phố vốn ngày càng kín đặc các phát triển bất động sản liên doanh sinh lợi, trong khi không có nghi ngờ gì rằng chúng đóng góp về tài chính cho thành phố, tạo ra những đóng góp không chắc chắn cho ích của người dân nói chung của thành phố. Mặc dù những chỉ trích như vậy, người con của Đà Nẵng sẽ mãi mãi gắn liền tên tuổi với sự phát triển và chuyển đổi của thành phố tại thời điểm chuyển giao thế kỷ.

Đà Nẵng và các tỉnh lân cận đã luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nền chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và vị thế của ông Nguyễn Bá Thanh như một nhà lãnh đạo hiệu quả đã làm cho ông trở thành một ứng cử viên đương nhiên tiến lên vị trí cao nhất trong đảng. Được tôn trọng rộng rãi trong bộ máy chính trị, thăng tiến chính trị của ông Nguyễn Bá Thanh tuy nhiên đã bị thất vọng khi khi vào năm 2013 ông đã thất bại trong việc giành được một ghế trong số 16 ủy viên Bộ Chính trị. Về chính trị, ông sẽ được nhớ đến như là một nhà lãnh đạo dám nghĩ, dám làm và hiệu quả một cách phi thường, một điều đầy y’ nghĩa trong chừng mực những thành tựu của ông đã lấy cảm hứng từ sự cởi mở hơn với các thử nghiệm và cải cách trong quản lý công.

‘Ngoạn mục và ghen tị’

Danh tiếng của Nguyễn Bá Thanh như một người không mắc vào tham nhũng đã bị thách thức cho tới cuối sự nghiệp của ông, ngay cả khi ông được bổ nhiệm làm Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Đáng chú ý, trọng bệnh và sự qua đời của ông xảy đến tại một thời điểm khi Việt Nam phải đối mặt với một làn sóng mới những cáo buộc về tham nhũng cấp cao, các cáo buộc đó có khả năng gây hại cho tính chính danh của Đảng và châm ngòi thêm cho các kêu gọi đổi mới từ bên trong và bên ngoài nhà nước nhằm tiến hành cải cách thể chế mang tính hệ thống.

Là một người của Đảng, sự sốt sắng và tính cách thích thử nghiệm đổi mới của ông Nguyễn Bá Thanh vốn nhấn mạnh chính phủ cần minh bạch và hiệu quả sẽ là điều được nhiều người ủng hộ ông nhớ tiếc.

Trong số những phẩm chất đáng chú ý nhất của Nguyễn Bá Thanh là khả năng có những cuộc nói chuyện rất dài – đôi lúc kéo dài tới ba giờ đồng hồ – nhưng thật tự nhiên, có sức thuyết phục, và tính vui tươi, hài hước của ông đã làm cho những diễn văn và các tuyên ngôn của ông trở nên ngoạn mục, giành được cho ông sự ngưỡng mộ và tôn trọng đến mức phải ganh tị ngay giữa những người hoài nghi ông.

Nguyễn Bá Thanh sẽ được nhớ đến rộng rãi, khắp nơi trên toàn Việt Nam.

JL, Hồng Kông

Tác giả xin gửi lời cảm ơn cho ‘bọn’ ban Việt ngũ BBC đã dịch sàng tiếng Việt và cho đăng ở đây.

Ban tròn về 258 và báo chí

Dạo này ở Việt Nam còn kha căng thẳng về những chủ đề này, đạc biệt chuyện tờ báo Người Cao Tuổi và những trường hợp của nhiều nhà bình luận/Blogger. Vậy, hôm qua tôi được vinh danh (một chút) qua việc tham gia vào một ban tròn về cụm vấn đề hot này… tức những thảo luận về Điều 258 và vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. Ban tròn BBC này cũng có sự tham gia của Lê Thị Minh Hà (vợ của Anh Nguyễn Hưu Vinh) Đoàn Trang, và một thanh viên của ban Việt Ngũ BBC. Mời các bạn xem ơ dưới.

Chia sẻ vài câu tôi đã nói trong phút chốt: Tôi thấy ái ở Việt Nam hiện nay đều muốn sống trong một trật tự xã hội công lý, minh bạch, văn minh và cũng muốn chính quyền và toàn xã hội cố gắng và nỗ lực hơn nữa để đạt được những nguyên vọng đó. Dù biết còn có nhưng ý kiến khác nhau về sự phát triển chính trị của đất nước, tôi thấy những tiếng nói đọc lập là một thế mạnh, chứ không phải là một điểm yếu của đất nước.

Ở nước nào cải cách thể chế luôn luôn là khó. Và tôi biết ở Việt Nam hiện này có nhiều ý kiến khác nhau. Đồng thời, nếu có một hy vọng vào nhân dịp năm mới thì có lễ đó chính là cho Việt Nam đạt được một số tiến bộ nhất định về cụm vấn đề này. Làm đó sẽ cho phép đất nước tiến tới một trật tự xã hội văn minh, đa nguyên, dân chủ, và văn minh. Lưu ý, ở đây tôi không có ý nói về vấn đề mô hình chính trị. Chỉ muốn nói đến bản chất và tình thần của đời sống xã hội và chính trị.

 

JL

Tự do báo chí là tin xấu cho tham nhũng

Hãy xem bối cảnh. Hiện nay Việt Nam đang trong một lúc lịch sử mà có nhiều nỗ lực đa chiều để đề cập vấn đề tham nhũng. Do ‘cách mạng thông tin’ trong nước, có những thông tin tranh cãi đang lưu hành trên mạng. Trong khi đó có những căng thẳng về ‘luật chơi’ trên Internet và sự phát triển của tự do ngôn luận ở Việt Nam. Ai phải chịu trách nghiệm? Nói thật, ở nước nào, đối phó với những cáo buộc về tham nhũng mà liên quan đến một số nhân vật trong chính quyền không hề là chuyện đơn giản. Hơn nữa, quá trình đề cập những cáo buộc loại này cũng đầy nguy cơ.

Dù vậy, tôi cho rằng dù phức tạp bao nhiều, những sự kiện liên quan đến NCT và một số chuyện liên quan đang cho Việt Nam những cơ hội rất tốt để suy ngẫm và thậm chí bắt đầu tiến hành một quá trình cải cách trong ngành báo chí cả nước đã chờ từ rất lâu.

Để thấy nó, phải trả lời một câu hỏi. Chuyện của tơ báo NCT có nói đến một số việc ở một tờ báo? Nếu hành vi của một người biên tập được xem là đã vi phạm những nguyên tác về tự do báo chí thì chúng ta đều có thể đồng ý đó là một điều quan trọng, phải được đề cập một cách kỹ, nghiêm tức và khách quan. Mật khác, nếu hành vi của một nhà nước được xem là đã vi phạm nguyên tác về tự do báo chí thì là một điều khác hẳn và bao hàm sự có mật của một vấn đề có tính hệ thống. Hơn nữa, nếu những quyết định hay động thái của một nhà nước (đúng hay sai) được xem là phạm pháp nhưng không được sửa vì thiếu những cơ chế để thi hành một điểu tra độc lập, khách quan thì có thể ảnh hưởng rất xấu đến hình ảnh và sự chính đáng của nhà nước đó.

Đọc qua những ý kiến phản đối quyết định cất chức của biên tập v.v. tôi thấy đại đa số ý kiến phản đối chủ yếu thấy quá trình xử lý đã và đang vi phạm những nguyên tắc của cái mà ở Tây gọi là công lý thủ tục (procedural justice) và nhũng lo lắng mà pháp luật đang được sự dụng một cách tùy ý. Nếu tờ báo Thời báo New York chạy những bài như “Tổng Thống đã vi phạm pháp luật” hay “Chính khách X đã cướp tiền” mà được xem là thiếu cơ sở thì phản ứng nghiêm trọng nhất có thể là – sau khi đánh giá những bằng chứng một cách công khai – sẽ có một lệnh của toà để yêu cầu tờ báo hay một nhân viên cụ thể để tạm ngừng đăng những nội dung rất cụ thể.

Free press

Việt Nam có những thể chế riêng của nó và muốn được xem là một nước độc lập, tự do. Thế nhưng, nhìn từ bên ngoài, cách đề cập trường hợp của Người Cao Tuổi sẽ được xem là một quyết định chính trị vội vàng hơn là kết quả của một quá trình công bằng. Vậy, Việt Nam nên làm gì đối với trường hợp Người Cao Tuổi?

Trong thời gian tới, chúng ta có thể chờ đội những chỉ tiết về trường hợp nay. Riêng tôi hy vọng sự kiện này sau cùng sẽ được xem là một cơ hội đúng lúc cho Việt Nam để nỗ lực hơn nữa trong việc hiện đại hóa, văn minh hóa, và phi phong kiến hóa ngành báo chí.

Động thái của một nhà nước luôn luôn phản ánh những giá trị đối với những quyền và trách nghiệm của nhà nước đối với dân và dân đối với nhà nước. Trong trường hợp này, một phản ứng “bàn tay sắt” rất dễ thành một một bước lùi. Vì thế, tôi hy vọng phía chính quyền Việt Nam sẽ rất kỹ, coi nó là một cơ hội lịch sử. Những chuyện liên quan đến NCT hay Chân Dung Quyền lực thì rõ rằng là nghiêm trọng. Mặt khác, nếu những tờ báo lớn trong nước và những trang web tin cậy không dám cho đăng bài nào về tham nhũng thì chúng ta mới có lý do để lo.

Trong một bài nghiên cứu được tham khảo rộng rãi, Aymo Brunettia và Beatrice Wederb đã thấy một quan hệ rất mạnh giữa tự do báo chí và tham nhũng. (Càng tự do bao chí bao nhiêu càng tham nhũng giảm bấy nhiêu). Nghiên cứu của họ và những người khác cho thế, một nền báo chí tự do là tin xấu cho tham nhũng. Như vậy, có những bước tới một quá trình cải cách báo chí sẽ thực sự là tin vui cho Việt Nam.

JL

Bài dẫn chứng: Brunetti, Aymo, and Beatrice Weder. “A free press is bad news for corruption.” Journal of Public economics 87.7 (2003): 1801-1824.

Bàn về thể chế

Theo tôi hiểu ở Việt Nam từ thể chế thường được hiểu một cách khá hạn chế. Nó chủ yếu được sử dựng để nói đến những thể chế và tổ chức hình thức và chính tức của nhà nước Việt Nam. Đúng không? Trong khi đó, ở quốc tề và nhất trong tài liệu chuyên môn, từ ‘thể chế’ được hiểu một cách cả chung hơn lẫn cụ thể hơn. Theo định nghĩa chung nổi tiếng và ngấn gọn của GS Đouglas North, thể chế (hay đúng hơn những thể chế) nên được hiểu là những ‘luật chơi” của một trật tự xã hội nào đó.

Sự quan trọng của thể chế là nó ảnh hưởng hành vi của con người. Nhưng có hai loại thể chế nên chia ra. Cả hai đều quan trọng. Một là thể chế chính thức (tức những ‘luật chơi’ mà đã được ghi trên giấy và có hiệu lực chính thức, v.d. hiến pháp của một nước, những chính sách của một chính phủ, luật pháp v.v.). Loại thể chế thứ hai là thể chế phi chính tức, gồm những ‘luật chơi’ truyền thống hay những quy tắc trong làng cho đến những ‘luật chơi’ phi chính tức của ngày nay, như đưa phong bì cho thày, bác sĩ để thành VIP, hay việc dù một tổ chức có đối ngữ cán bộ nữ có học có tài họ vẫn phải chịu một số ‘luật chơi’ mất công bằng.  Sự quan hệ giữa những thể chế chính thức và phi chính thức là đặc biệt thứ vị và phức tạp  nhưng không tìm hiểu thêm ở đây.

Vậy, khi đề cập đến vấn đề thể chế ở Việt Nam chúng ta đang nói về tất cả những ‘luật chơi’- cả chính thức lẫn phi chính tức – của Việt Nam.  Nói một cách khác, trong bất cứ mọi lĩnh vực nào đều có nhiều thể chế  có mật mà ảnh hưởng một cách đa chiều đến hành vi của chúng ta, từ chính trị và kinh tế cho đến văn hóa, thậm chí giao thông.

Hãy đề ý một nghịch lý về thể chế. Trên một mật, nếu không có thể chế hoặc chỉ có những thể chế yếu thì xã hôi sẽ càng lộn xộn. Mật khác, việc có những thế chế mạnh (tức những thể chế mà tác động mạnh đến đời sống) chưa có nghĩa là có những thể chế “tốt.” Chẳng hạn, ngày xưa ở miền nam của Mỹ đã có một nền kinh tế nô lệ dựa vào những thể chế chính tức và phi chính thức rất mạnh. Có gì tốt đâu. Vậy, sự quan trọng của thể chế không phải là nó yếu hay mạnh mà là nó ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta như thế nào? Nó anh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa như nào?

Trước khi tìm hiểu về những thảo luận về thể chế ở Việt Nam nên đề cập một khái niêm quan trọng khác liên quan. Đó là khái niệm tổ chức. Lại theo GS North, nếu những thể chế có thể được hiểu là ‘những luật chơi’ của xã hội thì những tổ chức có thể được hiểu là những ‘người chơi’. Trên thực tế một cá nhân cũng có thể được xem là ‘người chơi’ trong xã hội. Nhưng một tổ chức là khác ở hai chỗ: (1) nó là một thực thể tập thể và (2) trong nó có những thể chế (‘luật chơi’) riêng của nó. Trong xã hội có nhiều loại tổ chức như các công ty, những tổ chức xã hội, thậm chí tổ chức Mafia.

Nhà nước cũng là một loại tổ chức. Sự quan trọng của nó là loại tổ chức duy nhất mà có quyền (chính đáng hay không) để tạo ra và thi hành những luật chơi trong một lãnh tổ. Vậy, nhà nước được xem là một tổ chức đặc biệt: vừa là ‘người chơi’ vừa là trọng tài. Vì thế, vai trò của dân chứng trong nhà nước là một việc quan trọng. Một nhà nước mà thực sự đại biểu cho dân sẽ có những thể chế mà phản ánh những quyền lợi của dân.

Đúng ra, phân tích thể chế là một cách nhìn xã hội hơn là một học thuyết cụ thể. Nhưng cũng có những học thuyết về thể chế. Dạo này ở quốc tế, nhiều nhà phần tích hãy nói về quan hệ giữa những thế chế và sự thực kiện về kinh tế xã hội của các nước. Một ví dụ là cuốn sách phổ biến của Robinson và Acemeglu, Tại sao những quốc gia thất bại. (Cách đây hơn một năm tôi cũng viết một bài về cuốn sách đó.) Hai tác giả này cho rằng có một sự liên quan giữa những thể chế kinh tế và những thể chế chính trị mà có ảnh hướng sâu đến sự thực hiện của mọi quốc gia. GS North cũng có những bài lý luận như vậy.

Cái mà thường bị bỏ qua – nhất là trong những phần tích kinh tế học – là thực tế rằng ở bất cứ nước nào, những thế chế chỉ là ‘nguyên nhân gần,” chứ không phải là nguyên nhân sâu.  Theo một góc nhìn xã hội học thì ở bất cứ nước nào hay trật tự xã hội nào, những thế chế, dù có sự quan trọng lớn của nó, sau cùng chỉ là sân phẩm của những quan hệ quyền lực trong xã hội đó; nó xuất phát và phản ánh những quyền lợi của các tầng lớp xã hội đang cầm quyền. Giống như Marx đã nói. Chính vì thế, ở bất cứ nước nào, thực hiện những thay đổi về thể chế không bao giờ đơn giản. Ai mà muốn thay đổi những ‘luật chơi’ nếu trong trò chơi đó họ ‘ăn được’ những lợi ích. Ở Phố Wall của Mỹ hiện nay không có ai muốn chịu những nỗ lực điều tiết từ Nhà Trắng. Thay vì đó, họ cố gắng sự dụng vốn kinh tế và vốn chính trị của hộ để ngăn chận những luật mới.

Song, cũng có khi ngay cả những người cầm quyền trong một trật tự xã hội nào đó đều thấy nên thay đổi thể chế để mang lại những tiến bộ chung cho xã hội. Trong trưởng hợp như thế, những yếu tố trong xã hội mà đang cầm quyền có thể thực hiện những thay đổi về thể chế mà sẽ có lợi cho cả dân của nước, bất chấp việc những thay đổi đo có thể yêu cầu họ hy sinh một số đặc lợi mã đã có từ trước. Trong lịch sử, những thay đổi loại này thường mới xây ra khi những tiếng nói trong xã nêu những phương án hập dẫn và khả thi và gành sự ửng hộ của nhiều bộ phận trong xã hội.

Có hai cách chung để thay đổi thể chế. Cải cách hay cách mạng. Khi giảng dạy về lịch sử xã hội tôi thường giải tích cho sinh viên, cải cách có thể được hiểu là “thay đổi những luật chơi” trong khi làm cách mạng là t”hay đổi cả trò chơi luôn.” Những động lực ở phía sau những cuộc cải cách và cách mạng có thể xuất phát tứ nhiều nơi – từ bên trong, từ bên ngoài, từ trên xuống, từ dưới lên, v.v. Lịch sử có nhiều ví dụ, từ Cải cách Minh Trị ở Nhật cho đến CMXHCN ở Việt Nam. Trong v.d. của Cải cách Minh Trị  ở Nhật những người nhật đã học kỹ mô hình của Đức và nhập cầu nó một cách mà họ thấy sẽ phủ hợp với điều kiện ở Nhật Bản.

Tôi viết những câu này ở Cưu Long, Hồng Không, không xa 5 k số nơi mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thành lập năm 1930. Sau 85 năm đấu tranh vì một Việt Nam độc lập và công lý phải hỏi, Vào thời điểm đặc biệt phức tạp trong lịch sử của đất nước, làm sao Việt Nam có thể năng cao năng lực thích nghi của đất nước trước những thác thức lớn, từ chính trị và kinh tế cho đến xã hội và quan hệ ngoại giao? Và thứ hai, những thắc thức liên quan đến chủ đề ‘thể chế’ như thế nào?

Nói về thế chế ở Việt Nam ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau. Hãy nghĩ đến lĩnh vực tranh cãi nhất: chính trị. Ở đây chúng ta thấy những người mà cho rằng Việt Nam không bao giờ nên thay đổi gì cả đối với những thể chế chính trị. Nhưng cũng có  những người mà cho rằng phải thay đổi hết. Ở giữa, có bao nhiêu quan điểm khắc, từ những người mà muốn hiện đại hóa và dân chủ hóa những thể chế chính trị trong vòng mô hình đang có cho đến những người mà cũng muốn hiện đại hóa và dân chủ hóa những thể chế chính trị, nhưng nghĩ là phải nói ‘Goođ bye Lenin’ đã mới được.

Vậy, ở Việt Nam có nhiều bất đồng chính kiến. Chuyện quá bình thường. Song, ngoài một số rất ít người, tôi cũng thấy đại đa số người dân Việt Nam đều có thể ửng hộ một số mực tiêu chung. Ai đều muốn một Việt Nam mà độc lập. Ai đều muốn sống trong một trật tự xã hội văn minh và công lý. Và ai đều muốn đất nước có những tiến bộ về điều kiện xã hội và kinh tế. Nếu người Việt Nam bất đồng về cách làm mà cũng có thể đồng ý về những gì họ muốn thì đó có y nghĩa gì không? Biết không nên ảo tưởng.

Thể chế là sân phẩm của con người. Để thay đổi thể chế luôn luôn phải có nhiều nỗ lực và tốt nhất những nỗ lực đa chiều. Để thay đổi thể chế một cách có trật tự và chính đáng phải nghe những tiếng nói khác nhau. Chỉ nghe loa phường là không được.

Nhiều người Việt Nam cho rằng thác thức chủ yếu của Việt Nam hiện này xuất phát từ vấn đề thể chế. Tôi “không không đồng ý.” Tốt nhất, cải cách thể chế nên là một quá trình đa chiều, dân chủ, dù chấp nhận hình thức nào nên là quyết định của toàn người dân Việt Nam.Có gì tranh cãi đâu, chính TT Nguyễn Tấn Dũng dã nói vậy.

Trong khi đó, tôi thấy quan điểm chống lại bất cứ những thay đổi gì về thể chế là một quan điểm không hứa hẹn, nếu không muốn nói sai trái. Phát triển và cải cách thể chế qua một quá trình trật tự, công bằng, và do chính người dân Việt Nam giúp quyết định là cách tốt nhất để cho phép đất nước đối phó với những thác thức lớn của ngày nay. Sợ tiến hóa về thể chế là sợ thay đổi. Là sợ thích ứng. Nhưng Việt Nam phải thích ứng chứ. Đừng sợ một tương lai cơi mở, hãy ôm nó một cách tự tin, có tâm nhìn xa.

JL