Việt Nam: Đáp án cho bài toán nhân quyền

Chuyến công du Washington sắp tới của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, sẽ diễn ra vào một thời điểm hết sức quan trọng đối với Việt Nam. Là một thời điểm mà các yếu tố địa-chính trị, khu vực, và nội-địa đang kết hợp để nâng cao tầm quan trọng của việc phát triển và bảo vệ nhân quyền ở trong nước. Việc cần kíp là làm sao thuyết phục giới lãnh đạo cho họ hiểu rằng mở rộng quyền công dân sẽ mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho Việt Nam, trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Việt Nam đang tự hại mình bởi các quy chế bảo vệ nhân quyền còn quá yếu. Ở trong nước, nó bào mòn hiệu năng của nền kinh tế và làm suy yếu tính chính danh của Đảng cầm quyền. Chà đạp lên dân quyền cũng làm xấu hình ảnh của Việt Nam trên thế giới và làm tổn hại uy tín của nhà nước, ngay lúc Việt Nam đang hết sức cần sự trợ giúp của quốc tế.

Dẫu biết thổi phồng những thành tựu cũng chẳng ích gì, nhưng phải công nhận trong những năm gần đây quyền tự do chính trị và dân sự ở Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể. Sự cải tiến này đến từ những quyết định và tính toán của thành phần cao cấp trong Đảng, cộng với các nỗ lực đầy quyết tâm của tập hợp đa dạng nhiều người trong cũng như ngoài Đảng để thay đổi tình hình. Hiện nay, Đảng đang quản lý một mảnh đất nơi các quyền tự do chính trị và dân sự đang được bàn thảo và tranh luận công khai, tuy rằng các cuộc thảo luận này thường vẫn còn diễn ra trên mạng chứ chưa phải ở nơi công cộng. Dù gì chăng nữa, phải công nhận đời sống chính trị của Việt Nam ngày càng đa nguyên và cởi mở hơn: rõ ràng có một sức mạnh đáng kể đang trỗi dậy và rất khác với chế độ toàn trị kiểu Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo của Việt Nam hiện có một cơ hội lịch sử để vừa gia tăng hiệu quả kinh tế của đất nước, vừa củng cố tính chính danh của họ đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhưng muốn làm được điều này họ phải thiết lập những quy chế mới để cân bằng hai điều kiện mà nhà nước nào cũng phải bảo đảm: quyền công dân và trật tự xã hội. Có ba lĩnh vực cần phải đặc biệt quan tâm.

Tự do ngôn luận. Người Việt Nam, cả trong lẫn ngoài Đảng, đã tìm được tiếng nói chính trị của mình và không ai muốn đánh mất nó. Internet đã trở thành một diễn đàn sống động cho việc công khai phân tích các nguồn tin chính thống, khôi phục những truyền thống phong phú của người Việt như tranh luận, phê phán xã hội và khảo sát trí tuệ. Mặc dù giới chóp bu không ưa gì những kẻ lợi dụng Internet để vạch trần các tệ nạn trong nội bộ Đảng và căm ghét các thành phần chống Đảng, nhưng thực tế cho thấy Internet là một phương tiện cực tốt cho phép người dân góp tiếng nói trong một môi trường mở. Những biện pháp thất nhân tâm – như bắt bớ và giam cầm các bloggers hoặc những người bất đồng chính kiến – sẽ không giúp Việt Nam gầy dựng một xã hội văn minh đặt trên nền tảng trí năng như các nhà lãnh đạo mong muốn, và dĩ nhiên sẽ không được cộng đồng thế giới tôn trọng. Để đạt được mục đích đó nhà nước cần phải thả các tù nhân chính trị cũng như đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tư tưởng của người dân.

Tự do lập hội. Bản thân Đảng ra đời dưới hình thức một tổ chức bất hợp pháp gắn liền với mục tiêu công bằng xã hội và độc lập dân tộc. Vì vậy không nên xem việc bảo vệ quyền tự do lập hội là một mối đe dọa đối với sự sống còn của Đảng. Hình thành từ những nỗ lực như công cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột tàn bạo ở những đồn điền cao su của Pháp chắc chắn Đảng hiểu rằng việc tin cậy vào những công đoàn do chủ nhân lao động điều khiển sẽ đặt lợi ích của các chủ nhân ông và nhà đầu tư lên trên quyền lợi của người lao động. Dân lao động chân tay không phải là những nhà cách mạng. Họ chỉ muốn một mức lương đủ sống và những quyền cơ bản của mình được tôn trọng mà thôi.

Nếu thỏa thuận giữa 12 quốc gia về Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) thành công thì cả người lao động lẫn người sử dụng lao động Việt Nam sẽ được lợi. Bằng cách tăng cường và bảo vệ quyền lợi cho công nhân, Việt Nam có thể thu hút những khoản đầu tư mới, tạo uy tín về trách nhiệm xã hội, và tách biệt mình với các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề quyền tự do cho các công đoàn có thể sẽ được đặt ra trước Quốc hội Mỹ khi họ phê chuẩn hiệp định TPP mà trong đó bao gồm cả Việt Nam. Nhưng lý do chính đáng hơn để Việt Nam gia tăng quyền lợi cho công nhân là để nâng cao mức sống của người lao động, đồng thời tăng sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến cho các nhà đầu tư nước ngoài khi khách hàng của họ không còn muốn mua sản phẩm của những công nhân bị bóc lột.

Bên ngoài công xưởng, chính phủ cần phải khuyến khích thay vì đàn áp các tổ chức nghiên cứu độc lập. Cấm người khác chỉ trích hay bất đồng ý kiến với mình là tự chuốc lấy thất bại. Tương tự như vậy, thay vì đe doạ hay bắt bớ bằng vũ lực, chính phủ phải cho người dân quyền biểu tình ôn hòa. Hệ thống công an phải được cải tổ để trở nên trong sach và trong sáng hơn, và những hành vi phạm pháp phải được xét xử nghiêm nhặt. Các nhóm cực đoan hay quá khích sẽ không đủ sức hấp dẫn để bành trướng khi người dân có các quyền tự do căn bản như biểu tình trong ôn hoà, hoặc đưa kiến nghị lên chính phủ mà không sợ bị trù ếm.

Quyền tự do báo chí. Không có một nền báo chí thực sự độc lập thì trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của chính phủ sẽ bị mai một. Chẳng hạn như khi một tờ báo nọ (có lượng phát hành rất nhỏ) đăng tin một nhân vật trong Ủy Ban Phòng Chống Tham Nhũng của Đảng đã thu gom tài sản bằng những phương cách bất hợp pháp, tổng biên tập bị ép phải từ chức. Lẽ ra điều cần hơn hết trong lúc này là một ngành báo chí độc lập, nếu Việt Nam thật sự muốn phòng chống tệ nạn tham nhũng cũng như cải thiện tinh thần trách nhiệm của nhà nước. Cần phải có những chính sách để thúc đẩy thay vì ngăn chặn quyền tự do báo chí. Những người có tinh thần cải cách trong bộ máy lãnh đạo chính trị ở Việt Nam phải tìm mọi cách thuyết phục những đồng nghiệp bảo thủ của mình dẹp bỏ những đề xuất độc hại nhằm hạn chế quyền độc lập của nhà báo.

Năm 2015 đánh dấu 20 năm sự kiện bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt, và 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh bi thảm của hai nước. 2015 còn là kỷ niệm 70 năm bản Tuyên-Ngôn Độc-Lập của Việt Nam, trong đó Hồ Chí Minh đã hùng hồn tuyên bố sự ra đời của một nước Việt Nam “Tự do và độc lập”. Không lâu sau đó Hiến pháp 1946 đã hứa hẹn “tự do ngôn luận”, “tự do lập hội” và “tự do báo chí”. Kể từ năm 1945 đến nay Việt Nam đã trải qua một đoạn đường chông gai đầy khó khăn. Nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam thành tâm cam kết thực hiện và đảm bảo nhân quyền cho người dân thì một nước Việt Nam hùng mạnh, độc lập và phú cường sẽ không còn xa tầm tay với.

Dr. Jonathan D. London  là một giáo sư khoa Nghiên cứu châu Á và quốc tế và là thành viên quan trọng của Trung tâm nghiên cứu châu Á của Đại học Hồng Công (City University of Hong Kong). Ông đã xuất bản một số tác phẩm, trong đó có Politics in Contemporary Vietnam (2014 Palgrave Macmillan) và một cuốn sắp xuất bản có tựa đề Routledge Handbook of Contemporary Vietnam. Bài gốc nguyên được viết cho Học Viện Chiến Lược và Quốc tế học (Hoa Kỳ).


This work (Việt Nam: Đáp án cho bài toán nhân quyền, by Jonathan London), identified by Jonathan London, is free of known copyright restrictions, thuộc phạm vi công cộng.

 

Chuyện cây và đổi mới đô thị

Pruitt-igoeUSGS02

Khu Pruitt–Igoe bao gồm 33 tòa nhà đều 11 tầng ở phía bắc TP St. Louis, Missouri, Mỹ.

Dù nghĩ chặt hạ là ok hay không, thì bất cứ công trình nào mà sẽ ảnh hưởng lớn đến xã hội phải được thực hiện một cách kỹ. Về quy trình kế hoạch phải minh bạch, về bản chất phải được phân tích một cách chuyên nghiệp và khách quan. Tôi không loại trừ khả năng có nhiều cây phải được “quản lý” và không hạ thấp những sự phức tạp trong việc quản lý đô thị. Vấn đề là làm sao chính quyền có thể làm một cách hiệu quả, minh bạch, với một tính trách nghiệm xã hội độ cao và thâm nhìn dài hạn.

Hy vọng sẽ là cơ hội cho Việt Nam để trích bài. Ở bên Mỹ, có một giải đoạn trong những năm 1960-1970 gọi là “đổi mới độ thi” mà đã thành một thảm hoạ nhân tạo cho xã hội Mỹ, phá hoại cực nhanh bao nhiêu khư đô thị mà không thế náo được lấy lại. Ở Sing cũng bị thế. Mất di sản của thành phố ngay trong vong vài năm. Ai biết Hà Nội biết những cây xanh là một trong những yếu tố hay nhất và quý nhất. Chắc chán có đủ người Việt chuyên về vấn đề bảo tồn, độ thị. Vấn đề là có ai nghe?

Mới hôm nay tôi có một bài được xuất bản trên trang web của Học Viện Chiến lược và Quốc tế học (Hoa Kỳ) về các quyền ngôn luận, hội hợp, báo chí và sự phát triển chính trị xã hội của Việt Nam. Đang dịch bài sang tiếng Việt. Chuyện cây cũng thứ vị ở chỗ, mở rộng các quyền nói trên sẽ mang lợi cho xã hội qua việc giảm mạnh những vấn đề xuất phát vì thiếu thông tin và tranh luận công khai. Đọc tiếng Anh ở đây. http://cogitasia.com/getting-rights-right-at-vietnams-cros…/

https://dungdothi.files.wordpress.com/2011/05/anh11.jpg

Ai mà quan tâm đến kế hoạch đô thị (vì vấn đề cây xanh) nên tìm hiều về Bà Jane Jacobs (1916-2006), người Mỹ và nhà phân tích, nhà học thuyết giởi nhất của Mỹ trong vong 50 năm qua. Mới thấy một bài do một tổ chức tôi mới biết đến http://dothivietnam.org. Họ có bài này: http://dothivietnam.org/2011/05/04/neighborhoodunit/ Bà nhận xét rằng “Khu dân cư là một công cụ chính trị”… Chuẩn chưa? Bà không chuyên về cây mà về những vấn đề liên quan kế hoạch đô thị. Cũng thấy Wikipedia Việt chưa có một bài về bà ấy.

JL

Một khuôn khổ như thế nào?

Việt Nam sẽ thành một nước dân chủ đa nguyên trong vòng mười năm? Người dân Việt Nam có đủ lý do để hình dung điều đó không? Khi nói đến dân chủ ở Việt Nam chúng ta đang nói về cái gì? Cuối cùng, người dân Việt Nam – bất chấp những bất đồng của họ – có những lý do gì tốt để phát triển một văn hóa chính trị đa nguyên hay không?

Trong bài này tôi sẽ nêu lên giả định rằng thách thức chủ yếu của Việt Nam hiện nay chính là phát triển khuôn khổ chính trị của đất nước theo hướng dân chủ đa nguyên như thế nào. Đây không phải là một quan điểm chống đối đảng cầm quyền hay hạ thấp những tiếng nói vì dân chủ mà là tìm hiểu một vấn đề thực tiễn và cột yếu.

Xin bắt đầu bằng cách nêu ra các xu hướng hứa hẹn mà mà chúng ta thấy rất rõ: Mức độ tự do đang được mở rộng qua nhiều lĩnh vực. Nhiều tiếng nói vì một xã hội dân chủ hơn, minh bạch hơn, và tự do hơn ngày càng ra và tự tin. (Tạm bỏ qua việc nhiều khi nói đến dân chủ mà không nói cụ thể lắm.) Đất nước đang thấy sự phát triển của một văn hoá chính trị phản biện do những nỗ lực cương quyết của bao nhiêu người yêu nước trong và ngoài bộ máy.

Dám nói rằng văn hóa chính trị của Việt Nam ngày nay có những yếu tố ‘giống giống’ Việt Nam của những năm 1920 hơn là Việt Nam của những năm 1990. Những tiếng nói vì một Việt Nam minh bạch hơn đang ngày càng mạnh, đa chiều, và đầy quyết tâm.

Hình thức và bản chất

Một cái tôi thấy thật ấn tượng ở Việt Nam ngày nay là gần như toàn bộ những người đang mong muốn có một đất nước dân chủ hơn, minh bạch hơn – dù có những ý kiến khác nhau – đều muốn sống trong một trật tự xã hội văn minh và bình đẳng, họ đều muốn quá trình chuyển đổi phát triển một cách có trật tự cao. Điều đó phải được coi là một cơ sở tốt để xây dựng tương lai đúng không?

Vậy, nếu thế thì tại sao chưa có những thảo luận công khai về những giải pháp cụ thể mà chủ yếu chỉ thấy những khấu hiệu mà thôi?

Muốn có một cái nhìn khách quan thì cũng phải thừa nhận một số trở ngại cơ bản vẫn còn nằm trên con đường đi tới một Việt Nam dân chủ hơn và đa nguyên hơn. Chúng ta cũng dễ thấy là có khoảng cách giữa những gì được nói và những gì được làm.

Nhưng đó chưa phải là gốc của vấn đề. Vấn đề xuất phát từ chỗ những thể chế chính trị hình thức của đất nước Việt Nam – dù thích hay không thích – chưa đạt được nhu cầu khách quan của người dân Việt Nam. Nói thế không có ý trách móc một chút nào. Ủng hộ một khuôn khổ hình thức như thế nào không thay đổi kết luận này.

Dù các loại khuôn khổ hình thức có những thế mạnh và điểm yếu của nó, quan trọng hơn cả là bản chất của một hệ thống chính trị. Nó thực sự dân chủ? Nó thực sự đại diện cho dân? Nó thực sự có hiệu quả đối với những quyền lợi của quốc gia? Nhà nước thống trị vì quyền lợi của ai?

Sống ở Cửu Long – Hồng Kông, tôi thường xuyên đi bộ trên Phố Nelson ở quận Mong Kok, nơi mà cách đây 85 năm Đảng Công Sản Đông Dương đã được thành lập (chổ đó bây giờ là một siêu thị máy vi tính). Từ hồi đó đến hôm nay một giả định quan trọng của Đảng này mà đã không ngừng ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị của Việt Nam. Đó là là việc mà đảng này coi mình là đảng của giai cấp tiên phong, là đảng giả định luôn luôn có phân tích hay nhất, đúng đắn nhất, và khách quan nhất, và vì thế là lực lượng chính trị duy nhất mà có thể giải phóng người lào động và được đất nước Việt Nam.

Là một người thông cảm với những giá trị dân chủ xã hội, tôi luôn luôn thấy quan điểm thuộc chủ nghĩa Lenin này là có vấn đề và vì thế chưa hoàn toàn ổn. Trên mọi mặt, tôi rất ủng hộ một lực lượng chính trị muốn bảo vệ và nâng cao những quyền lợi của dân thường. Mặt khác, mô hình chính trị kiểu Lenin về bản chất luôn luôn có những nguy cơ nhất định của nó.

Giữ hay không giữ mô hình Lenin ở Việt Nam không phải là việc của tôi. Nhưng với tư cách là một người ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng, dân chủ, tự do, và văn minh tôi xin chia sẻ ý nghĩ của tôi là vì sao dù có khuôn khổ chính trị nào, Việt Nam vẫn nên tìm một cách nào đó để nâng cao độ dân chủ đa nguyên trong những thể chế của nền chính trị đất nước, không chỉ về mặt hình thức mà là về bản chất.

Vấn đề là dân trí thấp?

Ở phần mở đầu tôi có nêu quan điểm là hiện nay mức tự do ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ nhất định. Mà ai biết gì về Việt Nam đều biết là mức tự do ở Việt Nam là gấp mấy lần so với ở Công Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Việc đó có nhiều nguyên nhân và trong đố chắc chắn cũng có những quyết định của các lãnh đạo nhà nước. Muốn tự do nhưng muốn nó tồn tại trong một khuôn khổ bên vững. Vậy, làm sao những tiến bộ này đã chưa tác động một cách tích cực đến chính trị của Việt Nam? Thay vì có những tranh luận hay, văn minh, chất lượng cao có âm thành ồn ào. Như thế không bắt ngờ có những tiếng nói (có thể gọi là sợ hay bảo thủ) lại muốn hạn chế xu hướng đa nguyên này.

Tôi thấy quá trình mở rộng độ tự do ngôn luận ở Việt Nam đã chưa tạo ra một văn hóa chính trị đa nguyên chất lượng cao chủ yếu vì những đặc trưng thể chế hình thức của khuôn khổ chính trị Việt Nam.

Chúng ta đều biết ở Việt Nam ngày nay có rất nhiều thảo luận hay trong xã hội. Trong nhà, ở góc phố, ở quán cafe – thâm chí ở các cơ quan của đảng và nhà nước – đang có nhiều thảo luận sôi nổi về chính trị xã hội. Trên mạng, ngoài những nội dung “BS” (tầm phào, tầm bậy) còn có nhiều bài đáng suy nghĩ.

Nhưng đến nay, tinh thần dân chủ đa nguyên ở Việt Nam chỉ có được ở “hậu sân khấu,” tức chỉ thấy ở ngoài phạm vi của những thể chế hình thức. Lên “sân khấu” của phạm vi chính trị hình thức thì đại đa số người ta lại thành những người máy, như có ai ở cánh gà đang điều chỉnh từng nhân vật. Có bao nhiêu nhà báo có tài mà nội dung trên báo chí, dù có nhiều tiến bộ, thì vẫn còn kém. Ai đi “quá xa” so với kịch bản hay xẻ nó ra có nguy cơ bị sách nhiễu, bị ném mắm tôm, bị bắt giữ v.v. Những hiện tượng này không chỉ thấy với “dân thường.” Nhiều khi thậm chí các công chức đảng và nhà nước cũng ngại nói đến chính trị một cách tự nhiên và công khai.  Trong một điều kiện như thế chúng ta phải hỏi: Nền chính trị của Việt Nam đang đi đâu?

Một nước mà không khuyến khích tự do trí tuệ công khai sẽ rất khó phát triển một văn hóa chính trị văn minh. Nếu muốn có một nền chính trị văn minh thì nên suy nghĩ một cách cụ thể hơn về vấn đề văn hóa chính trị, và trong đó vấn đề chính trị đa nguyên.

Ở đây khái niệm “chính trị đa nguyên” mà tôi muốn nói đến là chưa nói đến “đa đảng,” hoặc những đảng phái mà những quan điểm chỉ được bày tỏ trong một nền chính trị nào đó. Do vậy, ở Việt Nam, “chính trị đa nguyên” đang phát triển một cách rất lạ và không đều. Trong khi đố tôi thấy một văn hóa chính trị đa nguyên có thể và nên có lợi cho đất nước. Vấn đề là làm gì để cho nó phát triển một cách tạo ra những lợi đó.

Như một bạn đã chia sẻ, việc chúng ta thấy “các quan điểm khác nhau đôi khi chỉ là do vấn đề truyền thông, hoặc do việc tranh chấp quyền lợi giữa các nhóm, hoặc do đánh bóng cá nhân, hoặc chỉ biểu hiện trên môi trường internet.” Đúng. Nhưng tôi phải nói, việc chúng ta thấy các quan điểm khác nhau nên được xem là một hiện tượng tốt và hoàn toàn bình thường, chứ không phải là những hậu quả của những xung đột trong bộ máy, hay thi đua đánh bóng cá nhân.

Còn quan điểm cho rằng chất lượng của những thảo luận về chính trị ở trong xã hội là thấp thì tôi thấy là không ổn. Đúng hơn là người Việt Nam chưa thấy những cơ chế hiệu quả sẽ cho phép họ hiểu sâu về những tranh luận đang tiếp diễn đối với những chính sách của Đảng hay nhà nước.

Chưa có những cơ chế cho phép người dân tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào đời sống chính trị của đất nước. Bỏ phiếu cho đại biểu Quốc Hội là một ý tưởng hay chứ, và việc có nhiều thông tin về những phiên họp cũng vậy. Nhưng chất lượng của cả hai có thể, và nên được nâng cấp. Chúng ta biết không phải là tất cả mọi người đều quan tâm đến chính trị, hoặc chưa có điều kiện hay cơ hội để theo dõi, hoặc nghĩ là quan tâm đến chính trị là mất công. Nhưng tôi vẫn thấy khi nói rằng người dân không quan tâm, hay không có chính kiến là sai, là nguy hiểm.

Gần đây cũng có một bạn chia sẻ như sau: “khảo sát và nghe xem giới công chức nhà nước, doanh nghiệp, người lao động phổ thông và thấy họ nói gì trong quán cafe về tình hình thế sự, có lẽ bức tranh xã hội đương thời sẽ rõ hơn…. nhưng chúng ta cũng thấy nhìn chung khá nhiều người đang rất thất vọng, mất niềm tin với những gì đang diễn ra ở tầm vĩ mô.” Trong một bối cảnh mà dân thường còn thiếu thông tin minh bạch và sẽ phải trả một giá đắt quá nếu lên tiếng, thì đa số người dân chỉ sống theo kiểu “thích nghi” và không dám đấu tranh cho một công cuộc cải cách hay thay đổi. Về mặt logic thì cũng là dễ hiểu thôi. Vấn đề là cứ như thế thì tình trạng này sẽ không bao giờ thay đổi.

Một bạn khác nữa đã chia sẻ quan điểm rằng do dân trí chưa cao thì cần có một khuôn khổ nhất định. Ý tưởng này là khá phổ biến ở Việt Nam. Nó phản ánh một quan điểm chủ nghĩa Lenin hay ít nhất một quan điểm của lọai chủ nghĩa ưu tú. Rất mỉa mai khi những bạn đã hy sinh bao nhiêu cho chủ nghĩa Lenin lại có cách suy nghĩ  có gia vị của Phạm Quynh ngày xưa. Đó quan điểm mà tôi lo là không khác nhiều với quan điểm cho rằng “dân quá ngu cho dân chủ.” Mác đã đúng khi ông có thấy rằng nhiều khi dân không nắm bắt quyền lợi đương nhiên của họ. Ừ. Nhưng, dù có như vậy đi nữa thì cũng không nên cho phép ai áp đặt những ý kiến cho người khác một cách mất dân chủ, đúng không? Dù có thích những đề nghị của Lenin bao nhiêu thì chúng ta cũng thấy những nguy cơ của mô hình mà ông ấy đề ra.

Qua nhiều năm làm việc ở Việt Nam tôi đã có vô số thảo luận hay về chính trị và các vấn đề khác với vô số người trong Đảng hay gần gủi với Đảng. Nhưng, đến nay, đa số (không phải là tất cả) vẫn giữ quan điểm cho là trở ngại lớn cho dân chủ ở Việt Nam là “dân trí thấp.”

Xin hỏi một cách rất thân tình: Có phải là vấn đề “dân trí thấp” ở Việt Nam ngày nay một phần là vì quá nhiều người chưa biết suy nghĩ một cách độc lập hay chưa biết rằng một tư duy độc lập cũng có thể tồn tại? Mác đã nói, tư duy là do xã hội tạo ra. Vậy nếu ‘dân trí’ còn chưa cao thì có phải là phải mở rộng những cơ hội cho dân học hỏi, phải tạo điều kiện cho họ tiếp cận thông tin một cách đầy đủ hơn? Phải bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự?

“Kiến nghị” của một người bạn 

Việt Nam cần hay không cần thay đổi hay điều chỉnh khuôn khổ của hôm nay? Dân chủ ở Việt Nam có phụ thuộc vào việc Việt Nam theo thể chế nào hay không? Vào thời điểm lịch sử này, dân trí của người Việt có còn hạn chế đến mức mà khuyến khích một tinh thần đa nguyên tự do sẽ ảnh hưởng xấu đến trật tự hay tiềm lực kinh tế?

Một nước hay một người của một nước khác không nên áp đặt suy nghĩ của mình cho nước khác hay những người ở người đó. Đúng! Tôi cũng biết về những hạn chế của “dân chủ Mỹ” nói riêng và dân chủ ở các nước tư bản nói chung. Tôi biết có những chế độ “dân chủ chất lượng thấp” và những chế đô “dân chủ chất lượng cao hơn.” Đó là do những điều kiện chính trị xã hội “khách quan” ờ từng nước một. Nhưng chúng ta đang nói về Việt Nam và những thách thức mà đất nước Việt nam đang đối phó.

Trong những năm gần đây chúng ta đã thấy có một tình thần đa nguyên nhất định phát triển ngay trong TW đảng và Quốc Hội của đảng. Đó là một phát triển đáng hoan nghênh. Thậm chí một người không thích mô hình của Lenin như tôi cũng hoan nghênh. Tôi thấy Việt Nam phải tìm mọi cách để nuôi dưỡng văn hóa đa nguyên, và làm cho nó trở thành bình thường. Trong khi đó, phải tạo cơ hội cho người dân hiểu biết thêm, nâng cao dân trí qua việc bảo vệ và thúc đẩy nghiên cứu độc lâp, cải cách báo chí, mở rộng những phương tiện cho dân góp ý, nỗ lực một cách mới mẻ hơn để mở rộng và bảo vệ những quyền dân sự, làm cho nó trở thành một sức mạnh của đất nước. Chỉ với những bước khiêm tốn này, danh tiếng của Việt Nam trên sân khấu quốc tế sẽ tiến bộ một cách nhảy vọt và tính chính đáng của chế độ sẽ ngày càng cao.

Trong những ngày gần đây tôi đã có dịp tham khảo bản hướng dẫn “tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.” Dù tôi đang đúng ngoài tổ chức nhưng tôi xin phép viết bài này như là một ý kiến đóng góp.

Tôi không hề hạ thấp những phức tạp của các vấn đề chính trị xã hội ở Việt Nam hay bất cứ nước nào. Tôi chỉ lo sự chân thành một cách tôn giáo đối với khuôn khổ mà không có cải cách sẽ dẫn đến nguy cơ hạn chế dân trí của chính lực lượng chính trị đang chỉ đạo sự phát triển của đất nước. Một Việt Nam có tình thần minh bạch đa nguyên sẽ là một Việt Nam mạnh hơn với một khuôn khổ chính trị thực sự của mọi người dân.

Vấn đề của Việt Nam không phải là có khuôn khổ hay không mà là có một khuôn khổ như thế nào. Người Việt Nam có đủ lý do để tưởng tượng đến một Việt Nam dân chủ đa nguyên trong vong 10 năm. Vì nếu không tưởng tượng thì không thể nào có.

JL