Một tình thần mới….

Dù kết quả ra sao, tôi thấy hiện tượng tự đề cử Quốc Hội mà đang tiếp diễn ở Việt Nam là rất khích lệ, ở chỗ nó phản ánh một sự quan tâm rõ nét của càng nhiều người trong xã hội đối với những vấn đề và thách thức của đất nước qua các lĩnh vực chính trị xã hội, kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng, môi trường, và những lĩnh vực khác nữa. Hơn nữa, nó phản ánh một tinh thần mới trong cái mà bằng tiếng Anh thường gọi là đời sống công cộng (public life) hoặc là “phạm vi công” của đất nước.

Việc một không gian để tranh luận, thảo luận, thậm chí cãi nhau về những vấn đề quan trọng là một phát triển tốt. Một đất nước để có khả năng bàn về những vấn đề phức tạp và tranh cãi mới là văn minh. Những nước mà không làm điều đó là toàn lạc hậu. Biết trong nước và trong và ngoài bộ máy có nhiều quan điểm về sự phát triển chính trị xã hội của đất nước. Biết vẫn còn những trở ngại mang tính thể chế. Biết ai kiểm soát cái loa (megaphone) thường có lợi thế.

Dù sao, để sống trong một xã hội mà ngày càng có tính đa nguyên, ngày càng có nhiều người muốn góp phần tích cực vào phát triển của đất nước là một lý do để hy vọng. Tôi thấy, dù có quan điểm chính trị nào, không ai hài lòng với tình trạng hiện nay. Nói thế không phải là bi quan mà ngược lại nói đến những nguyên vọng của dân Việt Nam, bất chấp những quan điểm khác nhau của họ. Lại là một điểm tốt. So sánh xu hướng và tình thần chính trị ở Việt Nam với Trung Quốc thì thấy là rất khác.

Không nên phóng đại. Không nên ảo tưởng. Không nên chỉ có sự hy vọng vì sự hy vọng đã không hề thay đổi bất cứ xã hội nào.

Đất nước Việt Nam đang qua một thời gian khá là phức tạp và cả nhà nước lẫn mọi thành viên của xã hội đang chịu rất nhiều áp lực từ nhiều phía. Thay đổi xã hội không phải là một quá trình tiến hóa vì như ta biết cũng có khi có những lùi bước. Hơn nữa, chưa chắc những xử hướng tích cực ta thấy ở Việt Nam hiện này là đủ mạnh để thành một bước ngoặt trong sự phát triển của đất nước.

Song, tôi đang khá là ấn tượng với những nỗ lực tôi thấy hiện nay. Tôi không chỉ hy vọng những nỗ lực này sẽ thành công. Tôi tin rằng xu hướng của đất nước Việt Nam là xu hướng tới một xã hội dân chủ đa nguyên. Liệu người dân sẽ ‘được hưởng’ một Việt Nam như thế trong tương lai ngắn hạn, trung hạn, hay dài hạn, chính là quyết định của người dân Việt Nam.

 

JL

Bạn bảo

Trong một email ngắn nhận được buổi chiều hôm nay, bạn tôi bảo:

Đông Nam Á đang rất thú vị, đúng ko Jon? …. một nền dân chủ mới hình thành ở Miến Điện, một chế độ quân sự ở Thái Lan, một nhà nước như ta thấy ở Việt Nam , và các nền chính trị đổ nát ở Indonesia và Malaysia . Những gì đang diễn ra? Tôi cho rằng một phần của nó có liên quan đến sự bất bình đẳng tăng mạnh ở mọi nơi .

Phương Tây dự kiến ​​Toàn cầu hóa và tư nhân hoá sẽ dẫn tới tăng trưởng và tăng trưởng tới dân chủ . Nhưng những gì chúng ta đã nhận là tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, những nhà nước bị các nhóm lợi ích đồ hộ. Nó cũng không dễ dàng như để giải quyết vì vì tinh trạng là vấn đề tính cấu trúc, chứ không phải là ngẫu nhiên.

Bạn khôn thế, đúng không các bạn ơi? Chẳng có gì để bình luận thêm ngoài nhận xét tất tả những gì bạn nêu là đang diễn ra trong bóng tối của Tập Cận Bình, và theo tôi ngày càng nhìn giống như một phát xít chứng nhận …. Đài Loan, Miến Điện hãy cứu chúng ta!

JL

No, no, no, họ không ăn Tết đâu

Vừa gặp một người đồng nghiệp trẻ. Là một giáo sư trong khoa xã hội học (hiện giờ vị trí của tôi là trong khoa Quốc tế à Á châu học. Hơi lâu mà không gặp tôi bắt đầu chúc mừng bạn ngày một năm mới….thế nhưng trước khi nói ra bạn này nói, “Happy Chinese New Year!!!!”  Tôi ngay trả lời Happy Lunar New Year chứ, còn người Korea và Việt Nam ăn lễ Tết chứ. Bạn này lại bảo…. “No, no, no, họ không ăn đâu…”Choáng, tôi bảo “Of course they do!” (Có chứ)…. “Really!? (Thế hả!?),” bạn đồng nghiệp trả lời.

Vậy, ta đang sống trong một thế giới mà trong đó một học giả trẻ từ Hoa Lực (và cũng là một người tốt lòng – tôi đã gặp nhiều lần để khẳng định thế) mà có cả PhĐ ngay trong ngành xã hội học nhưng lại không biết người Việt Nam hay Korea cũng ăn Tết ?

Wow.

JL

Ai là thú vật? Ai là văn minh?

CẬP NHẬT ***

Một người biết đã đưa tin rằng những người trong ảnh chỉ là những người biểu diễn trong ngày khai mạc, chứ không phải là người đang làm ăn bằng việc “đóng vai” nào hay là ‘vườn thú con người’……. Vậy, tôi nên xin lỗi.

Việt Nam không có một vườn thú con người. Song, tôi vẫn cho rằng một biểu diễn như vậy đôi khi cực kỳ phản cảm. Tôi cũng có thể xin lỗi công ty VinPearl…. nhưng…. ít nhất là một dịp tốt để phản biện xã hội chút.. để nêu những thái độ tôi thấy chưa hay và không xưng đáng với một xã hội văn minh, dù là Việt Nam hay Mỹ… Vậy, các bạn thất tôi đang quá là nguyên tắc?

CẬP NHẬT ***

Ai cũng có thể đồng ý là, nếu đúng, “vụ thú chết hàng loạt tại Safari Phú Quốc” thực sự là một thảm kịch. Nhưng, bên cạnh thảm kịch đó tôi lại thấy một điều cũng hết sức lo ngại và buồn. Đó chính là việc một số người trong chính quyền Việt Nam, cả ở đảo Phú Quốc lẫn ở Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch, có một quan điểm vô học đến mức mà có thể cho phép một “vườn thú con người” tồn tại ngay ở Việt Nam.

Rất khó thể hiện những cảm giác tôi đã có khi thấy hình ảnh ở dưới, với những người lao động “da đen hoang dã” “được” nhập cư để ‘làm ăn’ ở Phú Quốc. Thực sự rất xấu hổ về điều này đến nước thấy buồn nôn. Nếu Đảng Ta thực sự là Đạo Đức, nếu Việt Nam thực sự muốn “văn minh” không nên cho phép một sự sỉ nhục như này tồn tại trong lãnh thổ đất nước Việt Nam. Vô cùng buồn v/v này các bạn ơi!

Screenshot 2016-02-24 19.47.12

Thấy ảnh trên đã làm cho tôi nghĩ đến những “vườn thú con người” (“human zoo) mà đã “được” tổ chức ở các nước Âu Châu trong “đỉnh cao” của thời đại Thuộc Địa. (Hãy xem ‘The forgotten history of Human Zoos: https://www.popularresistance.org/deep-racism-the…/ )

Cuối cùng, ảnh dưới này làm cho tôi nhớ đến lần tôi đã bị một nữ chính khách nổi tiếng chỉ trích hết sức nặng nề và công khai tại một hội thảo lớn về “những thách thức phát triển của Việt Nam” vì tội (tôi) đã chia sẻ ý kiến thành thật trong báo cáo cho hội thảo rằng một số ít (không viết ‘nhiều’) cán bộ nhà nước ở một số vừng còn có thái độ phân biệt “chủng tộc.” Bảo “không hề, không hề” v.v. Vậy, trong trường hợp Ngài tình cờ đọc bài này hay biết đến vườn thú này đề nghị Ngài đặt vé máy bay đến đảo Phú Quốc chơi.

Tôi sẽ không làm nhưng nếu chia sẻ bài viết này với những đọc giả quốc tế thì họ sẽ thấy ngay ai là con thú và ai sẽ thấy là không những người trong ảnh này.

JL

Screenshot 2016-02-24 19.49.11

Human Zoo ở Belgium năm 1958

JL

Điều kiện ‘trước dân chủ’ và ‘hậu dân chủ’

Jeb_Bush_2016_Cartoon

[Lưu ý: Vì đang rất bận, không nhiều thời gian, tôi đã viết bài này rất nhanh trong vài phút.. vậy chất lượng về cách viết có thể là chưa rõ…. vậy bạn đọc thấy qúa mơ hồ thì xin các bạn thông cảm chút… thanks 😉 ]

Riêng về mặt chính trị, khi tôi lo về tương lai trung hạn của Mỹ hơn cả tương lai trung hạn của Việt Nam. Trong số người đang tranh cử chả thấy ai hay hết. Và người duy nhất mà có đủ bản lĩnh để nói thẳng nói thật có vẻ là không có một hy vọng, hoặc là một hy vọng quá là bé tí. Sự hấp dẫn của Ông Trump chưa bằng cái xô đầy phân.

Trong khi đó, tôi đoán trong 4, 8 năm tới Việt Nam sẽ hướng tới một nước đa nguyên hơn, minh bạch hơn, dân chủ hơn… Tất nhiên, đối với chính trị, chẳng bao giờ có gì coi là chắc chắn… và ở bất cứ xã hội nào những xu hướng tới dân chủ là không bao giờ tiếp diễn một cách tự động. Nó chính là sản phẩm của những người yêu nước. Dù họ có những quan điểm cụ thể về chính trị, cho đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giá trị mà họ ôm lấy tuyệt đối là phải sống trong một trật tự xã hội có bằng lòng của người dân.

Nếu Việt Nam đang đối phó với những điều kiện của một xã hội chưa (hoàn toàn) dân chủ (viết hay chưa?) thì Hoa Kỳ đang đối phó với những điều kiện của một xã hội hậu dân chủ. Ở đây không có gì khác: muốn có công lý phải có dân chủ thực sự. Dù là hai Anh Khoch (người tỷ phú cực bao thủ mà đã thất bại trong việc đầu tư vào Jeb (tên Bush con II) hay là tay sai của Ông Tập, quyền lực tuyệt đối là thù địch của dân chủ.

Tất nhiên, phải sống trong một nước Mỹ của chế độ Hillary thì sẽ ok. Nhưng nói Mỹ là một nước thiếu dân chủ là không tranh cãi. Song, để sống trong một xã hôi dân chủ và có được những quyền dân chủ là thật hay. Hy vọng dân Việt Nam sẽ ‘được hướng’ điều đó nhưng đồng thời nhớ chỉ dân có quyền để mang lại một tương lai như thế.

Đồng ý với quan điểm mà cho rằng cách tốt nhất cho Việt Nam để bảo vệ chủ quyền, phát triển lành mạnh chính là sự dân chủ. Làm thế trong khuôn khổ tôi không nói tới. Người dân của nước nào cũng phải lựa chọn đường của chính mình. Dù Việt Nam còn có những hạn chế nhất định, người dân Việt Nam đã lên đường rồi…hy vọng như vậy.

Song, chính trị Mỹ cũng có lúc khó chịu.không nói tới. Người dân của nước nào cũng phải lựa chọn đường của chính mình. Dù Việt Nam còn có những hạn chế nhất định, người dân Việt Nam đã lên đường rồi.. hy vọng như vậy. Song, chính trị Mỹ cũng có lúc khó chịu.

JL

ps. link đến bài về Ông Tập: http://www.theguardian.com/…/xi-jinping-tours-chinas-top-st…

Cảm ơn các bạn FB đã giúp sửa qua phương pháp Crowdsourcing

xi jin ping

Tập Cân Bình đòi ‘trung thành tuyết đối’ trên báo chí TQ.

 

Nghĩ là nên chính xác nhất mà có thể

Screenshot 2016-02-20 08.45.02

Theo tôi nên nói ‘Chính phủ Trung Quốc’ thay vì chỉ ‘Trung Quốc’ để phần biệt giữa những hành động bất chính đáng và dân số chung của một đất nước. Muốn đối phó với Tập phải bất đầu cho dân Hoa Lực, gốc Hoa ở hải ngoại thấy rằng hành động của ông là không được. Thay đổi tư duy của 1,4 tỷ dân hả? Dạ đúng đấy. Ở bên TQ có phần hiếu chiến thì ai đều biết, nhưng cũng có phần trong và ngoài hoa lực là không thoải mái với CN đế quốc … Số đông nói gì thì kệ sự hiểu lầm của họ đi, nêu sai lầm của họ.. vẫn phải phấn đấu đẻ cho mình chuẩn nhất mà có thể .

Trong thời gian tới tôi định đề cập vấn đề này một cách đầy đủ hơn. Nhưng ý chung là không nên “chống gì chống ai” ngoài những hành động bất hợp pháp và cũng nên đề ý vấn đề tác động đến du luận quốc tế, và trong đó có người gốc Hoa trong hay ngoài Hoa Lực. Vấn đề không phải là Trung Quốc hay là dân Hoa mà là chính sách và hành động phí pháp. Tôi phân tích quá mức… cũng có thể…. nhưng là cách suy nghĩ của mình ngày nay.

JL

—–

Bài Tuổi Trẻ cho biết

Ngày 19-2, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hiệp quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc.

Ngày 19-2, trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên trong nước và quốc tế về phản ứng của Việt Nam trước thông tin của một số kênh truyền hình và hãng thông tấn nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh như vậy.

Việt Nam hết sức quan ngại về các hành động nói trên của Trung Quốc. Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó” – ông Lê Hải Bình phát biểu.

Ngày 19/02/2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Cùng ngày, Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hiệp quốc cũng đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hiệp quốc đề nghị cho lưu hành chính thức công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Đại sứ quán Trung Quốc nói trên.

Im lặng cũng là một lựa chọn, nhưng….

‘Im lặng cũng là một lửa chọn, nhưng…’ (bài ngắn gọn)

Hôm qua viết bài mà hỏi làm sao riêng phía Việt Nam chưa có một tuyên bố nào đối với tin về những tên lửa mà Bắc Kinh đã đặt trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. Suy nghĩ thêm một chút thấy rất có thể là tin này không mới đối với Hà Nội hoặc ít nhất là một kịch bản đã chờ đợi từ lâu. Như thế, sự im lặng cũng có thể được xem là lựa chọn có lý. Tôi chưa chắc là lựa chọn đấy là tốt nhất nhưng cũng hiểu rằng, nhìn một cách ‘khách quan’ vị trí của Việt Nam là hết sức khó.

Song, tôi vẫn giữ lập luận rằng Việt Nam (tức chính quyền) phải tìm cách để nâng cao mức hiệu quả của họ trên chính trưởng quốc tế đối với vấn đề Biển Đông và cũng nên nói rõ cho người dân Việt Nam rằng, là một nước có chủ quyền, Việt Nam cũng có những quyền chính đáng của mình và cả nước sẽ kết hợp với những nước khác mà tôn trọng luật pháp quốc thế để bao vệ những quyền chính đáng ấy. Hơn nữa, cũng nên có thông điệp về những nguy cơ của quốc gia chủ nghĩa cực đoan và những lý do đất nước Việt Nam phải có khả năng để đối phó với những thác thức trên biển một cách hiệu quả, thống nhất, ổn hòa, an toàn, đoàn kết.

Trong trường hợp ngày càng có khả năng cao hơn mà từng có một sự cố nào đó, ‘ta’ (xin phép) không muốn có việc như năm 2014, khi đã thấy một phản ứng mà dù đúng hay sai đã bị thế giới đánh giá khá là hỗn lọan.

Để đối phó với những thách thức lớn mà Bắc Kinh đang gây ra phải có khả năng để ứng xử một cách ôn hòa, văn minh, kịp thời, hiệu quả, cả trong nước, và trên chính trường quốc tế nữa. Trong bối cảnh này, những tranh cãi liên quan đến luật biểu tình mà đang tiếp diễn khá là quan trọng. Biết trong nước có những quan điểm chính trị khác nhau, ngay cả trong bộ máy. Có ý kiến khác là bình thường thôi. Song, để có một Việt Nam mạnh, dân phải có khả năng để bày tỏ tính yêu nước (không cực đoan) của họ một cách ôn hoà, an toàn, văn minh. Làm thế cũng sẽ giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền và nâng cao danh tiếng trong phạm vi quốc tế.

Thế thôi.

JL

Thế thôi.

Đề nghị hành động kịp thời hơn chút

Screenshot 2016-02-18 08.43.36Về việc riêng Việt Nam chưa có một phản ứng chính thức công khai nào đối với chuyện tên lửa của ‘đồng chí tốt’ ấy… cũng biết nhà nước Việt Nam có phỏng cách riêng của mình, truyền thống lãnh đạo riêng của mình…. nhưng lại xin bàn chút…

Riêng tôi giả định đối với Ba Đình chuyện này là không bất ngờ và đã đoán cách đây lâu rồi nên có thể tính ra phản ứng bằng mồm là sẽ không mang lại kết quả gì. Cũng có khả năng mà ‘ta’ đã có thông tin này trước rồi và chính vì thế mới có Ngài TT đời hỏi TT Ô hành động ‘mạnh mẽ hơn, thực tế hơn.’ Cho đến thời điểm mà nhà nước Việt Nam có một phỏng cách cởi mở, công khai, minh bạch hơn thì cũng khó đoán. Nhưng điểm chính tôi xin nêu ngày hôm này, ngày 18 tháng 2 này, là đối với vấn đề ngoại giao.

Lúc 7:30 giờ sáng này đọc bài báo trên trang đầu của New York Times thấy một câu làm cho mình khá là bất bình: “Việt Nam có vẻ là không có một phản ứng lập tức nào đối với tin tức này.” Đọc xong, tôi suy ngẫm một chút. Muốn giữ được một quan hệ tính ngoại giao, muốn tránh việc phản ứng quá là vội? Thì cũng hiểu. Nhưng, ít nhất, hãy cho thế giới biết lập trưởng của mình các bạn ở Ba Đình ơi! Nghĩ như thế này có được không? Hoặc là lại “bạn chưa hiểu được về Việt Nam”?

Kiểm tra trang web của Bộ Ngoại giao thấy “Điện mừng nhân dịp Quốc khánh Cộng hòa Xéc-bi-a” và tên lửa ở….. CHDCND Triều Tiên…. nhưng chưa thấy gì về chuyện nhạy cảm ở Hoàng Sa…. biết biết, nói to mồm chưa chắc là hữu hiệu. Song, để có được một tuyên bố vừa phải thì nên hay không? Nghĩ là không tôi cũng sẽ nghe nhưng đến lúc đo tôi sẽ tiếp tục lo về “hồ sơ” này.

Việc toàn thế giới đều biết quá là rõ rằng Ông Tập thực sự đang âm mưu để quân sự hoá toàn Biển Đông tôi đoán là sẽ mang lại một số thay đổi cụ thể trên chính trường quốc tế và khu vực và tôi đoán cũng sẽ mang lại những phản ứng cụ thể từ phía Mỹ và các nước, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, phải chờ xem ra sao. Trong khi đó, tôi sẽ giữ hy vọng nhóm người lãnh đạo của Việt Nam có thể phấn đấu để nâng cao tính chuyên nghiệp và kịp thời của cách hành động và cách tiếp cận cộng đồng quốc tế. Đã ngày 18 tháng 2, 2016 rồi.

JL

Screenshot 2016-02-18 08.38.05  Screenshot 2016-02-18 08.46.26 Screenshot 2016-02-18 08.46.50Screenshot 2016-02-18 08.45.58

Một kết quả cũng hay…

Nếu hai hôm trước đã cho rằng việc ‘gửi’ Ngài TT Nguyễn Tấn Dũng sang Sunnylands Cali để ‘chơi’ là ‘một quyết định tốt,’ thì hôm nay lại thấy kết quả của hội nghị này là cũng hay đấy. Để thống nhất đưa ra một thông điệp rõ ràng mà cho rằng những tranh chấp trên biển phải được giải quyết theo những quy định của Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế là một kết quả hoàn toàn hoan nghênh, thậm chí là một kết quả tốt hơn so với những kết quả chúng ta có thể tưởng tượng trước được. Là một khẳng định đủ mạnh và đúng lúc. Là một kết quả tốt cho Việt Nam.

Đến nay còn chưa biết nên nghĩ gì về tin (tin đồn hay tin thật?) mà việc ‘gửi’ Ngài TT Nguyễn Tấn Dũng là “quyết định ở phút chót” và “dưới áp lực từ phía Mỹ.” Chính trường Việt Nam lại quá là bí ẩn, hay chỉ là tôi còn không hiểu Việt Nam? Dù sao, việc 3X đã có mặt là một thắng lợi cho những ai muốn đất nước để có một động thái ngoại giao như các nước “bình thường” khác. Liệu Ông sẽ tiếp tục hành động bình thường cho đến tháng 5?

Vậy, Bỏ qua những phản ứng to mồm, vớ vẩn của các đồng chí tốt ấy mà chúng sẽ đưa ra vào buổi chiều hôm nay. Đừng lo Hun Sen sẽ nói gì khi phải nghe cuộc điện thoại từ Bắc Kinh ấy. Đừng bất bình về việc hội nghị đã không nêu tên của nhà nước có hành vi bành trướng ấy. Và, đừng điên đến mức mà tưởng tượng Sunnylands là Thành Đô.

JL

Một quyết định tốt

thu-tuong1-1455499886
Ảnh: báo TT

Việc “trong một diễn biến bất ngờ vào phút chót, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng quyết định tới Sunnylands tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Asean vào thứ Hai 15/2 này” (để trích BBC), theo tôi là một quyết định tốt cho Việt Nam và cũng hàm ý có một ‘nhất trí cao’ trong giới lãnh đạo của Việt Nam rằng Nguyễn Tấn Dũng vẫn nên có một vai trò quan trọng trong hồ sơ ngoại giao của Việt Nam.

Cũng theo tin mà BBC “có được,” “ngoài lịch trình họp chung cùng lãnh đạo 9 quốc gia Asean khác trong hai ngày hội nghị 15 và 16/2, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp riêng với Tổng thống Barack Obama.” Tin này, nghe thấy là không đúng, nhưg nếu gặp riêng tôi sẽ không bất ngờ. Dù khó đánh giá, việc “một nguồn tin cho BBC hay rằng đã có sự vận động ngoại giao ráo riết của phía Mỹ để ông Nguyễn Tấn Dũng tham gia” cũng thú vị lắm.

Mặt khác, tôi lại thấy quyết định của BTC để “gửi” Ông không kém phần thú vị. Trong những tuần vừa rồi, Ngài TT Nguyễn Tấn Dũng đã phải chịu rất nhiều áp lược từ nhiều phía. Hơn nữa, kết quả của ĐH Đảng XII có vẻ là đã chấm đứt sư nghiệp của ông của ông. Dù còn quá sớm để biết, việc TT tới Cali cũng làm cho tôi tò mò: Liệu Ông Nguyễn Tấn Dũng có khả năng đóng một vai tro nào đó, như đặc phái viên, chẳng hạn, trong những năm tới?

Rõ ràng hội nghị Sunnylands (dù nghe như tên của một shopping mall hơn là hội thảo quốc tế) là hết sức quan trọng trong bối cảnh chiến lược của ngày nay. Và rõ rằng chính Ngài TT Nguyễn Tấn Dũng vẫn là người có tài giỏi và có nhiều khinh nghiệm nhất với những gặp gỡ cấp cao. Hơn nữa, có vẻ hai Ngài 3X và Ô cũng có một quan hệ khá là thân mật với nhau. Như vậy, rất hoan nghênh quyết định này, dù không rõ là quyết định của ai.

Chúc cả hai Ngài, cả hai đoàn (Việt-Mỹ), và cả hai nước mọi thành công.

JL