Việt Nam Cần Dũng Cảm Đối Với Trung Quốc

Screenshot 2016-03-29 21.16.15

Vietnam Needs Bold Responses to its China Dilemma
By Jonathan London (ianbui chuyển ngữ)

Xưa nay những cuộc bành trướng của Trung Quốc bao giờ cũng đe doạ đến sự sống còn của Việt Nam. Nhưng mối đe doạ gần đây nhất đã đi xa hơn mọi kinh nghiệm người Việt từng trải qua. Trong bối cảnh mới này, có thể nói người Việt đang bắt đầu có cái nhìn sáng suốt hơn. Giới lãnh đạo cũng như người thường dân đều đồng ý Bắc Kinh sẵn sàng làm bất cứ việc gì để xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam, bất tuân quy luật quốc tế và chẳng coi chủ quyền của Việt Nam ra gì.

Giữa các cấp lãnh đạo, cách hành xử của Bắc Kinh đã đẩy quan hệ hai nước vào một tình trạng khủng hoảng thường xuyên và thâm sâu. Những nụ cười xã giao hay sự tôn kính giả vờ đã hết hiệu lực. Mặc dù người Việt ai cũng ngầm hiểu sự quan trọng của việc gìn giữ mối giao hảo với Bắc Kinh tốt nhất mà có thể, nhưng việc Bắc Kinh ngang nhiên chiếm đóng các vùng biển rộng lớn trong các khu vực quốc tế là điều không thể chấp nhận. Thậm chí những thành phần thân Bắc Kinh nhất mà còn muốn coi Bắc Kinh như là đồng chí yêu quý, cũng không chịu nổi việc này.

Dù người ta có thể hy vọng chuyến viếng thăm Việt Nam vừa rồi của tổng trưởng quốc phòng Thường Vạn Toàn có thể làm dịu bớt căng thẳng. Nhưng thật ra chuyến đi này theo chúng ta biết còn chưa đi đôi với bất cứ một hành vi cụ thể nào để trị tận gốc nguyên do của mâu thuẫn – đó chính là ý đồ giành chiếm biển đảo một cách phi pháp của Trung Quốc.

Việt Nam và cộng đồng quốc tế hẳn thắc mắc, không biết Bắc Kinh mưu toan những gì khi mà chủ tịch Tập Cận Bình một mặt thì cực kỳ chuyên chế trong chính sách đối nội, mặt khác hết sức vô liêm sỉ khi đối ngoại, mặc cho tiền vốn thất thoát trầm trọng. Mọi người đang cố gắng tìm giải pháp tránh một cuộc chạy đua võ trang tốn kém không cần thiết, và lấy lại thế quân bình ổn định cho khu vực. Câu hỏi đặt ra cho Việt Nam và các nước lân bang không phải là cần phản ứng mạnh mẽ hay không, mà phải mạnh mẽ như thế nào để đạt được mục đích mà không dẫn đến những tai hoạ khó lường.

Cùng Nhau Đối Phó Mối Đe Doạ Chung

Có thể nói không quốc gia nào có nhiều kinh nghiệm đối phó với bành trướng Trung Quốc bằng Việt Nam. Nhưng lần này thì Việt Nam không thể đơn thân độc mã đương đầu với sự bành trướng chủ nghĩa của ngày nay. Dẫu cho Hà Nội không muốn ra vẻ toa rập với các nước khác để kình chống Bắc Kinh, dù điều đó bình thường và dễ hiểu, nhưng cũng sẽ không đáng trách nếu Việt Nam tìm sự yểm trợ từ Mỹ, Nhật, Ấn, Hàn và các nước tôn trọng luật pháp quốc tế. Và Việt Nam đang làm việc đó. Bởi vì Hà Nội biết rằng nếu không có sự hỗ trợ và cộng tác của cộng đồng thế giới thì nỗ lực bảo vệ chủ quyền của mình chắc chắn sẽ thất bại.

Thế nhưng, các quốc gia bạn sẽ không thật sự muốn giúp Việt Nam trừ phi Hà Nội chứng tỏ được rằng Việt Nam xứng đáng được giúp đỡ. Vì vậy, nhà cầm quyền cần phải điều tiết cách hành xử của mình trong khoảng thời gian ngắn, trung, và dài hạn   trên trường thế giới cũng như trong nước.

Như vậy Việt Nam phải thay đổi cách làm việc như thế nào? Nhiều tiếng nói trong nước đang kêu gọi nhà cầm quyền phải minh bạch, chủ động, và tự tin hơn trong ngoại giao. Họ cho rằng tình hình hiện nay đòi hỏi nhà nước phải phản ứng nhậm lẹ và quyết liệt. Họ muốn thấy Bộ Ngoại Giao đóng một vai trò tích cực hơn, đồng thời vạch ra những kế sách hữu hiệu để giao tiếp với các quốc gia trên thế giới và với người dân trong nước.

Kế sách thích hợp nhất cho Hà Nội trong quan hệ với Bắc Kinh hiện nay là tìm cách thuyết phục Bắc Kinh rằng Việt Nam sẽ hợp tác với Úc, Ấn, Nhật, Singapore, Indo, Mỹ và các nước khác để đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển quốc tế như đã có từ xưa. Nếu Hà Nội chọn giải pháp này, họ cần tập ứng xử nhanh nhẹn hơn, và phải thay đổi ngôn ngữ ngoại giao sao cho sắc bén hơn. Các nhà lãnh đạo lớn tuổi cũng nên tạo điều kiện cho các thành phần trẻ trung năng nổ có cơ hội tham gia việc nước và đại diện Việt Nam trước thế giới.

Hà Nội nên tiếp tục xem những mâu thuẫn trong vùng biển Đông Nam Á như một cuộc tranh chấp quốc tế. Việt Nam nên cho phép quân đội các nước bạn ghé thăm các phi cảng và hải cảng của mình để họ có thể biểu dương quyền đi lại trên không phận và hải phận của khu vực. Tưởng cũng nên nói thêm, tiếng Việt gọi vùng này là Biển Đông, Phi gọi là Biển Tây, còn Trung Quốc thì gọi là Biển Nam. Cụm từ “South China Sea” chỉ là vết tích của thời thực dân.

Mặc dù Hà Nội không nên có những động thái kích động Bắc Kinh, nhưng họ cũng không nên e ngại làm những gì trong phạm vi chủ quyền của mình. Chẳng hạn như việc kiện TQ ra trước Toà Án Công Lý Quốc Tế hay Toà Án Hàng Hải Quốc Tế sẽ không phải là một hành động gây hấn, mà là việc chẳng đặng đừng vì cách hành xử phi pháp của Bắc Kinh đã không cho Việt Nam một lựa chọn nào khác.

Lộ Trình Dũng Cảm Cho Quốc Nội

Quan trọng nhất, và có lẽ cấp thiết hơn cả, giới lãnh đạo Việt Nam phải sẵn lòng và can đảm lắng nghe nguyện vọng của người dân. (Vì bài viết này là cho người đọc quốc tế, phải giải thích:) Những ai không rành về xã hội Việt Nam nên biết rằng hiện nay có rất nhiều người dân, trong và ngoài bộ máy nhà nước, xem việc cải cách nội bộ là điều kiện tiên quyết cho một chính sách đối ngoại hữu hiệu và chủ động.

Tại sao lại như vậy? Là bởi vì đa số người Việt đã nhận thức được rằng biện pháp tốt nhất để bảo vệ chủ quyền đất nước là gia nhập cộng đồng các nước dân chủ được thế giới kính nể. Khối người này quan niệm rằng chỉ khi nào Việt Nam biết tôn trọng chính công dân của họ bằng cách thực thi những nguyên tắc nhân quyền được quốc tế công nhận thì lúc đó Việt Nam mới được sự hỗ trợ tương xứng từ thế giới bên ngoài. Dù rằng những biến chuyển chính trị gần đây tại Việt Nam không cho phép chúng ta mấy lạc quan, ta cũng không nên bỏ qua hoặc đánh giá thấp một thành phần không nhỏ những người Việt trong và ngoài nước đang vẫn kiên trì cổ suý việc cải cách.

Một nước Việt Nam dân chủ hơn không những sẽ tăng cường hiệu quả của nền chính trị và các tổ chức xã hội, nó sẽ giúp Việt Nam củng cố quyền tự trị trước nguy cơ Trung Quốc, sẽ thu hút sự yểm trợ của quốc tế, và trên hết sẽ tạo được sự đoàn kết dân tộc trong tinh thần hoà giải, đồng thuận và tự quyết.

Jonathan London, Yogyakarta, Indonesia
(transl. by Ian Bui)

Để xem bản dịch nguyên của Ian Bui theo link Sau
https://www.facebook.com/nghia.bui.90/posts/1154927844549898

Hãy cho thế giới biết

Bành trướng Trung Quốc là một mối đe dọa trong suốt quá trình tồn tại của Việt Nam. Tuy không mới so với lịch sử của dân tộc Việt Nam, bản chất và phạm vi của mối đe dọa từ Trung Quốc hiện nay là thực sự kỳ lạ theo kinh nghiệm của người Việt Nam đang sống trên toàn thế giới hiện nay. Việt Nam và thế giới đã chịu đựng đủ với chủ nghĩa đế quốc. Cái mà cả Việt Nam lẫn thế giới cần hiện nay là tiêu chuẩn quốc tế về hành vi mà tất cả các quốc gia đều phải tuân thủ. Không có các chuẩn mực quốc tế, chúng ta thiếu cơ sở vững chắc để đảm bảo các quyền cơ bản như quyền con người trong phạm vi nội địa của mọi quốc gia hoặc là quyền tự do hàng hải giữa các quốc gia. Thiếu các chuẩn mực quốc tế, chúng ta phải đối mặt với sự hỗn loạn, bạo lực, và bấp bênh.

Thức tỉnh trước các nguy cơ

Khắp Việt Nam người dân đã sáng suốt thức tỉnh trước thực tế là Trung Quốc, hàng xóm vĩnh cửu của đất nước, hiện đang được lãnh đạo bởi một chính quyền tân đế quốc hướng về mở rộng lãnh thổ, đã công khai coi thường mở cho chuẩn mực quốc tế, và đang cố gắng để thôn tính một vùng lãnh thổ rộng lớn với một sự kiêu ngạo và tự mãn quá là kinh ngạc. Đối với giới lãnh đạo của Việt Nam, cách cư xử của Bắc Kinh có nghĩa là mối quan hệ giữa hai nước đang ở tình trạng khủng hoảng liên tục. Ngay cả những người lãnh đạo Việt Nam có quan niệm lãng mạng về tình đoàn kết với Trung Quốc cũng không thể bỏ qua những gì các “đồng chí tốt” phương Bắc đang làm.

Với việc Tập Cận Bình thể hiện xu hướng Phát-xít ở trong nước và chiến thuật ngày càng trắng trợn ở nước ngoài, với nền kinh tế bị mất hàng trăm tỷ vốn khả dụng, toàn thế giới tự hỏi, điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình là người thế nào, tại sao ông ta trở nên hung hăng thế, và có thể làm gì để khôi phục lại cảm giác an toàn cho khu vực đã rơi vào một cuộc chạy đua vũ tốn kém và không cần thiết vì những hành động của Bắc Kinh? Khi Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc và Việt Nam có chung định mệnh, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng ông ta sai hoặc định mệnh này không liên quan gì đến ông ta.

Chúng ta không nên đánh giá quá cao sự phán xét tốt của lãnh đạo Trung Quốc. Chúng ta cũng không nên đánh giá quá cao khả năng người dân đại lục có tư duy phê phán độc lập về lãnh đạo đất nước và sự khôn ngoan trong hành vi của họ. Ngày nay, những khác biệt quan điểm dù nhẹ nhàng bao nhiêu đang bị tiêu diệt một cách có hệ thống để những kẻ “dân tộc chủ nghĩa” thổi bùng tâm lý về các cuộc chiến “khả thắng” như là phương tiện để áp đặt một trật tự bất hợp pháp trong khu vực. Tình hình chính trị ở bên trong Trung Quốc hiện nay đáng báo động và là một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực.

Người ta có thể kỳ vọng rằng Bắc Kinh không quan tâm đến gây ra chiến tranh với Hà Nội. Có thể vậy, nhưng rõ ràng họ cố ý làm chủ bất hợp pháp vùng biển Đông của Việt Nam và áp đặt các quy tắc ngang ngược trên biển và trên không. Vấn đề mà Việt Nam, khu vực, và cả thế giới phải đối mặt không còn là đưa ra phản ứng mạnh mẽ mà là đưa ra như thế nào.

Đối phó với các nguy cơ

Trên thế giới, không một quốc gia nào có nhiều kinh nghiệm đối phó với Trung Quốc như Việt Nam. Tuy nhiên, Hà Nội có lẽ không thể đối phó với Bắc Kinh một mình. Hơn nữa, chính sách “làm bạn với tất cả các nước” của Hà Nội, một cách tiếp cận hợp lý trong thời bình, hiển nhiên không còn phù hợp với nhu cầu của đất nước hiện nay. Thông thường thì không một quốc gia nào sẵn sàng ra tay giúp Việt Nam trừ phi lợi ích của chính mình bị đe dọa, bị làm hại hoặc các giá trị mà đất nước và người dân của họ đang trân trọng bị coi thường. Một lẽ tự nhiên và tốt đẹp cho Việt Nam là gần gũi hơn với Mỹ, Nhật Bản hay Hàn Quốc, nhưng các nước này sẽ chỉ hỗ trợ khi bản thân Việt Nam được coi là một quốc gia xứng đáng được hỗ trợ khi Bắc Kinh hành động.

Nếu không có sự hỗ trợ quốc tế, chính sách hành động như là ’em trai’ Trung Quốc của Việt Nam vừa không hiệu quả vừa nguy hiểm. Vấn đề không phải là Trung Quốc không thể là bạn, anh hay chị của Việt Nam mà là không nước nào nên tôn trọng, thích ứng và để cho nước hàng xóm bắt nạt. Không tình bạn hay tình đồng minh nào có thể được xây dựng dựa trên bắt nạt. Bắt nạt khiến niềm tin chiến lược bị ném ra ngoài cửa sổ và không thể có lại niềm tin cho đến khi Bắc Kinh thay đổi thái độ.

Nhưng những gì Hà Nội và nhân dân Việt Nam có thể làm thực tế là gì? Trong khi người ta có thể hy vọng rằng Trung Quốc sẽ dân chủ hóa hoặc ít nhất là đảo ngược tiến trình đến một chế độ độc tài, niềm hy vọng đó có vẻ khá xa vời vì Tập dường như đang mong muốn đạt vị trí hoàng đế. Khả năng nhiều hơn là Việt Nam và người dân sẽ phải đối mặt với có thêm ít nhất là vài chục năm sống cùng với một chế độ độc tài bành trướng.

Không làm gì hoặc chỉ làm những việc nhỏ bên lề chắc chắn là một lựa chọn. Nhưng điều này đã được dùng và đã thất bại trong việc đưa ra bất kỳ ngăn chặn hiệu quả nào và thậm chí không làm chậm lại thói hung hăng của Trung Quốc trên biển – vì vậy, lựa chọn này ít nhất là không hiệu quả. Tiếp tục không làm gì thì sẽ phải tiếp tục đóng vai trò của một “em trai”, tiếp tục được hưởng sự bảo trợ và hối lộ ở những nơi có thể, tiếp tục mỉm cười trong khi bị coi thường, và tiếp tục quay mặt làm ngơ với biển Đông.

Khả năng đó tiếp tục diễn ra trong tương lai là có thật. Nhưng để nó diễn ra nghĩa là đặt dấu chấm hết cho sự độc lập của Việt Nam và rất có khả năng sẽ bùng phát tình trạng phản kháng chính quyền phổ biến trong giới tinh hoa như những gì đã thúc đẩy cuộc cách mạng chống thực dân của Việt Nam. Cần phải nhận ra rằng, mặc dù một số quyết định bí mật và dịnh giao dịch ngầm có thể hấp dẫn với một số người, nhưng có thể không lợi lộc hoặc quà cáp nào được chấp nhận. Bắc Kinh đã cho thấy ý định và mục đích là chiếm toàn bộ các đảo có thể chiếm và xử dụng chúng để kiểm soát toàn bộ biển Đông Nam Á.

Như vậy Hà Nội cần phải mạnh mẽ điều chỉnh lại các chiến lược đối phó ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mình. Điểm đầu tiên cần thực hiện ngay bây giờ là thời gian hành động. Trong khi lãnh đạo của Việt Nam đã bày tỏ niềm tự hào về kiểu lãnh đạo tập thể của mình, lãnh đạo đất nước cần phải đáp ứng nhanh chóng và tài tình để đối phó với các nguy cơ. Người ta hy vọng Bộ Chính trị và Trung ương tiếp thu ý kiến từ những người tài năng nhất của đất nước. Nhưng tôi e rằng điều này không xảy ra.

Những gì Việt Nam cần và những gì khu vực cần từ Việt Nam là đẩy mạnh ngoại giao hợp lý và cởi mở, kết hợp thiện chí với kiên quyết phản đối kẻ hàng xóm hung hăng bắt nạt, và hơn cả là sẵn sàng và dũng cảm để khai thác sức mạnh lớn nhất nhưng đang bị kìm nén: sự háo hức của người dân để tham gia cộng đồng các quốc gia dân chủ, chính danh và được quốc tế tôn trọng. Người dân Việt Nam không tìm kiếm một thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh hay trở thành một nước chư hầu kiểu mới.

Tại sao cải tổ trong nước là chìa khóa thành công

Hy vọng duy nhất của Việt Nam để được tồn tại và phát triển, như một nước dân chủ bình thường là làm những gì mà ông Bùi Quang Vinh, vị Bộ trưởng bộ Kế Hoạch Đầu từ sắp mãn nhiệm được nể trọng rộng rãi nhưng được ghi nhận không đầy đủ, đã gợi ý: thúc đẩy cải cách chính trị cơ bản. Chỉ một Việt Nam tuân thủ các chuẩn mực quốc tế ở trong nước mới được hỗ trợ trên trường quốc tế. (Hãy hỏi người dân Hàn Quốc và Đài Loan xem họ có đồng ý không.) Nếu Việt Nam dân chủ hóa theo cách thức và tốc độ mà người dân quyết định thì có thể nâng cao chất lượng sinh hoạt chính trị trong nước, và đoàn kết nhân dân trong nước một cách chưa từng thấy.

Điều tốt lành là hàng triệu người Việt cùng đồng quan điểm này. Những người này bao gồm một số các nhà lãnh đạo hàng đầu của Đảng, hàng chục Ủy viênTrung Ương, hàng chục ngàn đảng viên có chức vụ, và một lực lượng không đếm xuể người dân trong và ngoài nước. Nhưng mặc cho khát vọng thay đổi thì quan điểm lạc quan về khả năng thay đổi bị hạn chế bởi ý nghĩ và thực tế là lãnh đạo Đảng vẫn bám quá nhiệt tình vào các tư tưởng lạc hậu.

Việt Nam phải lựa chọn tương lai chính trị của riêng mình. Giới phân tích hang đầu trong nước và bạn bè quốc tế hầu như nhất trí hoàn toàn rằng chìa khóa để mở tiềm năng kinh tế và xã hội của đất nước dựa trên tăng thêm chứ không phải là hạn chế dân chủ và đa nguyên. Nếu điều tiết hợp lý trên tinh thần cho và nhận, đa nguyên không phải là một mối đe dọa mà là sức mạnh. Đa nguyên không có nghĩa là biểu tình và bất ổn xã hội. Nó có nghĩa là cuộc tranh luận thực tế và mang tính xây dựng. Các cuộc biểu tình và bất ổn xã hội là kết quả của không đủ đa nguyên, của hạn chế quyền, và của tình trạng thiếu dân chủ hay dân chủ giả hiệu. Kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới là một cơ hội vàng cho Việt Nam đi những bước mạnh mẽ và dũng cảm theo hướng này. Nếu những bước đi mạnh mẽ và dũng cảm không được thực hiện thì cần duy trì và tăng cường “áp lực mang tính xây dựng” để tạo đà cho một cuộc đổi mới có ý nghĩa.

Người Việt trong và ngoài nước đang lo lắng và thường nổi giận với những gì họ xem là phản ứng không minh bạch và yếu của đất nước với những trò hề của Bắc Kinh. Đa số thấy rõ rằng các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam và cụ thể là Bộ Ngoại Giao cần có cách tiếp cận cởi mở và nhanh nhẹn hơn trong việc giao tiếp trên trường quốc tế và với quảng đại công chúng. Điểm cuối này đặc biệt quan trọng vì cho cho thế giới thấy một nước Việt Nam thống nhất nhờ duy trì trật tự và đoàn kết và ủng hộ rộng rãi của nhân dân tới các vị lãnh đạo có khả năng giao tiếp rõ ràng. Đoàn kết trong nước có tầm quan trọng mang ý nghĩa sống còn, nhưng tình đoàn kết không thể có được qua các giao tiếp chậm chạp, rối rắm và thậm thụt.

Tất nhiên là khó tưởng tượng hoàn cảnh khó khăn hơn mà lãnh đạo Việt Nam phải đối mặt như ngày hôm nay. Tuy nhiên, bài học cơ bản trong chính trị là anh không nên hay ít nhất là không tỏ ra, là quay lưng lại với nhân dân mình đại diện mà kỳ vọng họ hết lòng ủng hộ anh. Có lẽ chính các phản hồi chậm chạp và thậm thụt của Hà Nội mà nhiều người Việt Nam nghi rằng Đảng đặt sự tồn tại hay độc quyền chính trị của mình trên tất cả các ưu tiên khác. Tôi không dám chắc là vậy.

Nhưng tôi đồng ý rằng Việt Nam cần có một cách tiếp cận thông minh và đa diện. Và Việt Nam cũng cần một cách tiếp cận về giao tiếp chuyên nghiệp hơn. Phải chấm dứt cách trả lời kiểu “lưỡi gỗ” trong các cuộc họp báo. Nhân dân Việt Nam và thế giới cần các thông tin kịp thời và có ý nghĩa chứ không phải các tin chung chung về “tàu lạ” hay lặp đi lặp lại một châm ngôn vô ích và nhàm chán “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi”. Chỉ đơn giản lặp lại các khẩu hiệu không phải là chiến lược hiệu quả.

Đường lối dũng cảm trên quốc tế

Lựa chọn dũng cảm nhất trong quan hệ của Hà Nội với Bắc Kinh là đưa ra thông điệp, qua các lời nói và hành động được cân nhắc kỹ, rằng họ có ý định hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Australia, Ấn Độ, Hàn Hàn Quốc (nếu nước này sẵn sàng) và các quốc gia khác trong việc đảm bảo rằng các vùng biển Đông Nam Á vẫn là vùng biển quốc tế như đã có bấy lâu nay và phải luôn được duy trì như vậy.

Khi chọn con đường này, chính sách ngoại giao và truyền thông của Hà Nội phải sắc nét và kịp thời hơn. Các nhà lãnh đạo cấp cao nhất phải nhường bước để các nhà lãnh đạo cấp thấp hơn và có uy tín quốc tế hơn có cơ hội phục vụ đất nước. Ví dụ, chúng ta hãy tự hỏi mình xem những người nào trong bộ chính trị của Việt Nam hiện nay có thể đại diện cho Việt Nam một cách tự tin, thành thạo, và hùng hồn trên một sân khấu quốc tế? Tôi chỉ thấy có một người như vậy và cha của ông ấy tên là Thạch. Để ông Phạm Bình Minh làm cái việc của mình hơn là níu ông ấy lại năm năm nữa và để những người trẻ tuổi và ăn nói hoạt bát hơn có cơ hội đưa Việt Nam có cái tiếng nói rõ ràng cần thiết trên trường quốc tế.

Có thể nói rằng cuộc khủng hoảng về lãnh đạo của Việt Nam vẫn chưa được giải quyết đầy đủ nhưng nói một cách lịch sự và mang tính xây dựng hơn, đó chính là thông điệp mà bài viết này muốn chuyển tải. Lãnh đạo không thể và không nên có nghĩa là loại bỏ sự lựa chọn và biến các thành viên trẻ của Bộ Chính trị thành các con Rô-bốt bảo thủ rồi mới thấy đủ an toàn để dùng họ.

Bất kể tuyên bố chủ quyền của Việt Nam hợp pháp đến đâu thì mục đích cũng không là đối đầu với Bắc Kinh mà là đạt kết quả tốt nhất có thể. Có vẻ như Hà Nội cần phải: tiếp tục coi các vấn đề của mình và các vấn đề của khu vực Đông Nam Á như là một vấn đề quốc tế; tiếp tục mở rộng hơn nữa khả năng và phương thức đa dạng mà Mỹ và các nước khác có thể có đến thăm thường xuyên và sử dụng các căn cứ quân sự của Việt Nam bằng đường hàng không và đường biển để cho hành động cản trở của Trung Quốc tới các quốc gia khác khi truy cập bằng đường hàng không hoặc đường biển đến Việt Nam sẽ được xem là bất hợp pháp; hạn chế đến mức có thể các hành động khiến Bắc Kinh xem là gây hấn nhưng đồng thời cũng không ngần ngại làm những gì nằm trong quyền chủ quyền của Việt Nam; tăng cường hỗ trợ quốc tế về quyền của Việt Nam và của các nước khác trong khu vực hàng hải Đông Nam Á; và đưa Bắc Kinh ra Tòa án Công lý Quốc tế, và Tòa án Quốc tế về Luật Biển – đây không phải là một hành động đối đầu mà bởi vì Bắc Kinh để Việt Nam không có lựa chọn nào khác. Hơn nữa, đây là sự lựa chọn đúng.

Chúng ta ghi nhận trong thời gian vừa rồi cũng đã có những dấu ấn mà bao hàm Hà Nội đang làm những bước cụ thể. Trong đó có việc tầu RSS Enđuảnce của Sing và nhật có đến thăm Cam Ranh, và việc Hai tư lệnh quân đội Mỹ vùng Thái Bình Dương thăm Việt Nam. (xem ảnh ở dưới bài)

Rõ ràng rằng Bắc Kinh hiểu những điểm yếu cả Việt Nam và đã luôn khai thác những điểm yếu này. Thế nhưng cái “đảng tiên phong” của Việt Nam lại luôn bám vào cái ảo ảnh về tình đoàn kết với Trung Quốc và đã, hoặc đúng hoặc sai, coi điều này có tầm quan trọng sống còn với sự tồn tại của mình. Nhưng họ đã nhượng bộ quá nhiều để nhận hỗ trợ từ Trung Quốc và ghi nhận từ Bắc Kinh. Bây giờ là thời điểm để thay đổi thói quen này. Chỉ khi thật sự độc lập và dân chủ hơn thì Việt nam mới có thể sống trong hòa bình.

Việt Nam cần giải bớt sự lệ thuộc kinh tế mà họ tự tạo ra vào Trung Quốc. Trong khi kinh tế Trung Quốc phát triển hơn Việt Nam, Việt Nam vẫn có thể cải thiện vị trí cạnh tranh của mình bằng cách phát triển có chất lượng cao hơn, dựa vào thành lập và duy trì các chuẩn mực cao hơn về an toàn, chất lượng và hiệu quả cho các máy móc thiết bị họ xuất nhập khẩu, như Hoa Kỳ đã làm với ngành công nghiệp Ô-tô chẳng hạn. Cải thiện tiêu chuẩn lao động sẽ hữu ích cho hình ảnh của Việt Nam. Việt Nam cũng phải phát triển giải pháp thay thế đáng tin cậy cho tình trạng phụ thuộc quá lớn hiện nay vào nguyên liệu từ Trung Quốc để làm hàng xuất khẩu của mình, và ở một mức nào đó nên loại bỏ những sản phẩm độc hại được nhập khẩu hợp pháp và bất hợp pháp, chẳng hạn như nguyên vật liệu cho nông nghiệp. Trong khi tương lai của thỏa thuận TPP không rõ ràng, chúng ta hy vọng rằng Tổng thống Hilary Clinton hay một đại diện của đảng Cộng hòa khác ông Đonald Trump cuối cùng sẽ thông qua nó và hiệp ước TPP tạo động cơ cho Việt Nam đi theo con đường tăng trưởng có chất lượng cao nêu trên.

Đường lối dũng cảm trong nước

Cách tốt nhất để Việt Nam có thể tăng cường vị thế của mình ở nước ngoài là thực hiện những cải cách ở trong nước. Trong khi kỳ họp Quốc hội sắp tới của Việt Nam dự kiến khẳng định các vị trí lãnh đạo mà ngài Tổng Bí thư đã chuẩn bị thì tốt hơn đây nên là một dịp để đất nước thức tỉnh và đối mặt với những thách thức, bởi vì Việt Nam không thể chờ năm năm nữa mà không tiến hành cải cách chính trị. Đảng và Quốc hội nói chung nên tránh bịt miệng những người bất đồng quan điểm và hạn chế có nhiều quan điểm mà nên khuyến khích bày tỏ ý kiến mang tính xây dựng trên tinh thần tranh luận dân chủ, thực thi nghĩa vụ công dân, và tình yêu với đất nước.

Người Việt Nam phải quyết định loại hình chính trị họ muốn. Nhưng vẻ rõ ràng rằng chính trị ở Việt Nam không nên tiếp tục giấu diếm công chúng, duy trì các thủ tục cứng nhắc và phi dân chủ, hay lặp đi lặp lại những khẩu hiệu được cắt gọt và “đúng đắn” đến mức thành vô nghĩa. Nền chính trị Việt Nam và cũng không nên chỉ là bịt miệng bất đồng chính kiến và hạn chế ý kiến đa chiều.

Ngược lại, Việt Nam cần phải tìm cách để cho phép và khuyến khích mọi người tài trong chính phủ và xã hội dân sự thể hiện ý kiến của họ, bao gồm nhiều người thông minh và tài giỏi đang liên tục bị buộc tội vô căn cứ rằng có quan hệ với với các “thế lực thù địch”. Việt Nam phải đối mặt với sự lựa chọn quan trọng về các vấn đề quan trọng và cần có một cuộc tranh luận sôi nổi và cởi mở. Hạn chế thảo luận/tranh luận và bày tỏ quan điểm trái chiều là vô cùng tai hại và làm cho các báo cáo về tình hình dân chủ trở nên khá lắm là lố bịch.

Hạn chế tranh luận không chỉ giới hạn tốc độ và phạm vi cuộc cải cách trong nước rất cần thiết, nó cũng tạo bất mãn trên diện rộng trong nhân dân Việt Nam và khiến họ hạ nhãn quan về các nhà lãnh đạo chính trị. Trong những thời gian này, Việt Nam cần có xã hội mà công dân được trao quyền, tự do báo chí, và một nền chính trị đó dân chủ hơn và đa nguyên hơn. Làm một số điều cụ thể để đề cập vấn đề này và tôi du đoán toàn thế giới sẽ có những phản ứng hết sức tích cực. Hãy làm thử xem.

Tất nhiên là có rất nhiều điều cần phải được thực hiện về mặt quân sự, ngoại giao, và trên mặt trận ngoại giao là truyền đạt một thông điệp rõ ràng đến thế giới với. Nhưng chúng tôi dự kiến rằng ​​trong cuộc bầu cử Quốc hội mới chúng ta không bỏ qua tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin giữa nhân dân Việt Nam về hệ thống chính trị. Về việc Quốc Hội mãn nhiệm sắp bầu một chính phú mới thì có lễ không cần đề cập tại đây. Thay vì đó, tôi chỉ xin đề nghị một chính thể dân chủ thực sự văn minh người dân phải có tiếng nói và đại biểu phải được bầu một cách dân chủ, minh bạch, công khai. Trong khi đó, quá trình bầu và những hành động của Quốc hội phải chứng tỏ sự khoan dung và tôn trọng các quan điểm chính trị khác nhau. Tranh luận mang tính xây dựng với các ý kiến trái chiều là cực kỳ quan trọng và tốt đẹp hơn nhiều so với bất kỳ sự đồng thuận giả hiệu nào mang danh nghĩa kỷ luật và lòng trung thành với cách thống trị lỗi thời.

Mọi người dân cũng như mọi quốc gia đều có quyền để sống dưới những điều kiện hoa bình và trong một thế giới mà trong đó chủ quyền của mọi người và mọi quốc gia đều được tôn trọng và bảo vệ. Vì thế, xin đề nghị trong thời gian tới người dân Việt Nam và quốc gia Việt Nam hãy cho thế giới biết qua những hành động cụ thể thế nào và tại sao Việt Nam đang phấn đấu để nâng cao những quyền dân chủ trong nước và thế nào và tại sao Việt Nam xứng đáng được quốc tế hỗ trợ tại thời điểm quan trọng này trong lịch sử của đất nước. Tôi thấy đó chính là phẩm chất của ước mơ người dân Việt Nam.

JL

Cảm ơn bạn Sơn Nghiêm.

RSS Endurance

RSS Endurance 2 Thăm Việt Nam

RSS Endurance 2 Thăm Việt Nam

Để sống hòa bình với bắt nạt ở bên ao

Hãy tưởng tượng bạn có một người hàng xóm, mà sau nhiều thế kỷ tương đối hòa bình bắt đầu tham dự vào hành vi bắt nạt. Người hàng xóm này, thường cả kiêu ngạo lẫn không thể nói phải trái với ông ta, vừa giầu có vừa mang một cái gậy lớn, hãy kêu rằng cái ao dọc theo chiều dài đất của bạn và ở phía nam của lãnh thổ mình là tài sản không thể tranh cãi của mình và của nhà ông ta từ xửa từ xưa. Hàng xóm bắt nạt này cứ khư khư lời tuyên bố này là một thực tế lịch sử, dù có nhiều bằng chứng là ngược lại.

Tệ hơn nữa, để thực thi các yêu sách của mình ngoài luật, người bắt nạt này đã bắt đầu xây dựng các hòn đảo ở các góc khác nhau của ao mà ông ta đang đặt các loại vũ khí rồi gần đây đã nói về kế hoạch cho phép người dân của mình đến sống. Từ trước đến nay ông ta đã sử dụng bạo lực và các đe dọa dùng bạo lực và hiện nay đang đưa dân của nhà mình vào một trận nổi giận, rồi nói với họ với phần còn lại của ao làng là ra để có được chúng. Trong khi gia đình của bạn đã đánh bắt cá trong ao này suốt nhiều đời, hàng xóm bắt nạt ấy tiếp tục quấy rối bạn và thậm chí đánh chìm và phá hủy thuyền của nhà bạn và phá hoại tàu thuyền ngư cụ, của cải của bạn. Gần đây, mô hình phá hoại này ngày càng tăng.

May mắn thay bạn còn có mối quan hệ với hàng xóm khác. Một trong số họ, người sống gần đó và bạn thân thiện với họ cũng có khiếu nại rất giống với vấn đề của riêng bạn, và thậm chí đã phàn nàn với cấp chính quyền cao hơn. Than ôi, hàng xóm thân thiện này lại tương đối yếu và không rõ liệu các quyết định của cấp chính quyền cao hơn liệu sẽ có đủ quyền lực không, nếu như người hàng xóm bắt nạt bạn từ chối lắng nghe. Gần đây, động thái này chỉ tăng cường không đỡ. Bạn làm mọi nỗ lực để thể hiện sự phản đối của bạn về sự bắt nạt của ông hàng xóm một cách lịch sự. Đôi khi ông tỏ ra tủ tế gặp bạn, đôi khi lại từ chối gặp. Nhưng ông luôn vỗ vai kiểu bề trên và ngầm hỗ trợ kiểu hối lộ kết hợp với đe dọa. Một số thành viên trong gia đình có nói về sự trừng phạt của người anh, họ cười trong lo lắng và hy vọng về tình bạn. Những người khác thì suy tư.

Một người hàng xóm cực mạnh sống ở khá xa nhà bạn; cho đến nay ông này thậm chí có thể được coi là một người ngoài cuộc. Nhưng tầm tay của người ngoài cuộc này có thể với dài tới ao nhà bạn và xung quanh cáo ao làng ấy và thực sự ông hàng xóm ngoài cuộc ấy đã hỗ trợ các “cộng đồng tốt” của ‘an ninh ao’ qua nhiều thập kỷ, chủ yếu là giữ người bắt nạt tại vùng ao làng ấy. Hơn thế nữa, người ngoài cuộc này duy trì sự hiện diện đáng gờm của ông ta trong vùng ao, ông ta có một liên minh lâu đời với người láng giềng yếu hơn của bạn, và đã cam kết sẽ bỏ qua sự bắt nạt bắt nạt hàng xóm của bạn. Hơi trớ trêu thay, người ngoài xa này trong nhiều thập kỷ qua đã đầu tư mạnh mẽ vào các doanh nghiệp kinh doanh được kiểm soát bởi hàng xóm bắt nạt và hai người này đã phát triển một mối quan hệ kinh doanh ồ ạt có lợi nhuận, điều đó đã giúp hàng xóm bắt nạt tích lũy sự giàu có và ảnh hưởng chưa từng có. Ý định thực hiện điều ảnh hưởng này, người bắt nạt đã tự gọi mình là một con sư tử thức dậy.

Trong bối cảnh này, hàng xóm bắt nạt đã phát triển quen với việc bỏ qua các cảnh báo và khiếu nại của người khác trong làng và dùng hành vi phạm tội với họ cũng như lờ đi cả sự hiện diện của ông ngoài cuộc kia. Đắc thắng với ưu thế của mình, hàng xóm bắt nạt tiếp tục nỗ lực mới của mình và gửi kèm theo tới người xung quanh ao, tuyên bố ao là tài sản không thể tranh cãi của mình.

Tuy nhiên, hàng xóm bắt nạt, người sống ngay bên cạnh cửa nhà bạn là người có khả năng tàn phá gia đình của bạn, bạn lại có một số phụ thuộc kinh tế vào người này, ông ta chắc chắn sẽ có hành vi phạm tội nếu bạn không tham gia một liên minh với sức mạnh bên ngoài. Hơn nữa, nhiều lợi ích của bạn phù hợp với quyền lực nước ngoài, đó là dù sao trường hợp mà các thành viên trong khối riêng của bạn rất dễ bị ảnh hưởng của hàng xóm bắt nạt qua hối lộ và các hình thức khác nhau của sự lừa dối. Trong khi đó, sự tin tưởng của bạn với người ngoài cuộc có tiềm năng hữu ích lại ít hơn 100 phần trăm do cuộc chiến của bạn với anh ta vài thập kỷ trước, mà gia đình bị tử vong và thiệt hại nặng nề.

Cuối cùng, khả năng kháng cáo để được giúp đỡ và hỗ trợ tinh thần từ các nước láng giềng gần xa bị hạn chế không chỉ bởi ảnh hưởng của hàng xóm bắt nạt với họ mà còn do đối trọng tương đối thấp, trong đó bạn còn được nắm giữ ao không phải do hành vi ứng xứ của bạn trong ao, mà để nói với bạn rằng bạn đã chấp nhận đàn áp và trừng phạt nặng các thành viên trong gia đình của mình. Trong khi không ai thích một hàng xóm bắt nạt, thông cảm với bạn là hạn chế. Trong khi mọi người muốn tin tưởng bạn và bạn nên tham gia vào các thỏa thuận có thể thuyết phục hàng xóm bắt nạt để thay đổi cách của mình, có sự miễn cưỡng lẫn nhau. Bạn lo sợ hàng xóm bắt nạt và bạn sợ mất quyền kiểm soát của gia đình riêng của mình. Cũng không phải là bạn đặc biệt tốt trong nguyên tắc và mục tiêu giao tiếp của bạn. Điều này dẫn bạn bị hiểu lầm,và làm cho vấn đề tồi tệ hơn.

Có lẽ bạn nên thử một cách tiếp cận khác. Bạn đã cầu xin hàng xóm bắt nạt mà không thành công, bây giờ bạn đã đủ thời gian để nhận ra rằng đây không phải chỉ là một vấn đề cá nhân, nó là một vấn đề của cộng đồng mà chỉ có thể được giải quyết bởi các cộng đồng rộng lớn hơn. Bạn thực hiện điều đó bằng cách thay đổi các quy tắc và cải thiện điều kiện trong hộ gia đình của bạn, bạn cũng có thể xây dựng lòng tin với các láng giềng của mình và muốn trở thành bạn với người bạn khác.

Bạn thông báo cho cộng đồng mà không làm mếch lòng hàng xóm bắt nạt rằng bạn sẽ mời các nước láng giềng cũng như người ngoài cuộc thân thiện đến thăm ngôi nhà của bạn và sử dụng các bến cảng của bạn một cách thường xuyên, như vậy bất kỳ hành động nào của hàng xóm bắt nạt để cản trở việc truy cập bởi bất kỳ phương tiện nào đến hộ gia đình bạn và nguồn nước nhà bạn sẽ được xem như là một cuộc tấn công vào các hộ gia đình khác. Trong khi đó, điều cũng nằm trong quyền lợi của bạn, là bạn phải đồng thời tránh các hành động mà hàng xóm bắt nạt sẽ coi là hành động chống lại họ. Điều khó khăn với hàng xóm bắt nạt là họ không thể quyết định ai có thể tới nhà của bạn. Xây dựng (giải pháp) trên hỗ trợ cộng đồng và một kết quả một cuộc họp gần đây mà tại đó hàng xóm bắt nạt làng đã không có mặt, bạn giải quyết với hàng xóm của bạn để xử lý các vấn đề liên quan với các quan tòa làng, thậm chí là hàng xóm bắt nạt đã tuyên bố sẽ không tuân theo kết quả của nó.

Trong khi duy trì quan hệ tốt nhất có thể với hàng xóm bắt nạt, bạn phải vượt qua cây gây và củ cà rốt của mình và giảm dần sự phụ thuộc kinh tế vào anh ta, không phải là việc dễ dàng, cho khuynh hướng tự quan tâm của một số người trong hộ gia đình của bạn. Cuối cùng, với sự đốc thúc dai dẳng của các thành viên trong gia đình bạn cần có một cuộc họp gia đình và công bố các quy định về hộ gia đình của bạn sẽ thay đổi có hiệu lực ngay lập tức và các thành viên trong gia đình của bạn sẽ sống dưới cùng một quy tắc, một quyết định mà quyết định này chiến thắng bạn ngay lập tức một cách tôn trọng trước toàn thể làng xóm và cho phép khả năng có một nền hòa bình lâu dài, trong đó hộ gia đình của bạn và tất cả các thành viên của nó là độc lập hơn và tự do hơn và có thể sống trong hạnh phúc và tự do mà không sợ hãi. Có lẽ vậy.

JL

Ghi chép: tôi không thích từ “kẻ” và vì thế luôn luôn dùng từ hàng xóm.

Còn 364 ngày khác?

Đối với ngày 8/3, thì mục đích là tốt. Mục đích là tốt thôi. Nó bắt đầu từ 1911 và từ 1975 đã được sự ửng hộ của Liên Hợp Quốc. So với Ngày của Mẹ hay Ngày của Cha ở bên Tây có thể bị thương mại hóa ít hơn, nhưng cũng biết đó là ngày quan trọng cho ngành hoa, đặc biệt ở Việt Nam. Tức là big business đấy….

Nói tôi không có vấn đề gì với ngày 8/3 là chưa đúng…Ở đây, không có ý định ‘giảng đạo’. Chỉ xin đề nghị ngoài việc tặng hoa, nhận hoa cũng nên nghĩ đến 364 ngày khác trong năm và nguồn gốc của những thể chế mà đến nay còn hạn chế khả năng của mọi phụ nữ để sống trong một thế giới bình đẳng. Thậm chí nói là chính ngày 8/3, dù được xem là ngày ‘đẹp’, cũng nên hay có thể xem đây là một trong những yếu tố của hệ thống xã hội, một tư duy xã hội hết sức phức tạp mà có xu hướng hạ thấp vị trí xã hội của phụ nữ một cách có hệ thống.

Vậy, tặng hoa cũng được. Nhưng có những việc mình có thể làm trong 364 ngày khác mà không nên bỏ qua. Như công nhận và hiểu sâu hơn những bất bình đẳng giới tính và hiểu có thể làm gì để giảm bớt nó. Như, yêu cầu và nỗ lực để nhà nước tạo ra những chính sách và hành động thực tế để nâng cao mức sống của phụ nữ. Như, nâng cao khả năng của lao động nữ giới để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, để có tiếng nói, để có những cơ hội kinh tế tốt nhất trong xã hội. Và nhất là nâng cao tiếng nói của phụ nữ trong chính trường.

Tôi biết ở Việt Nam Hội Liên Hiệp Phụ nữ có một lịch sử lâu dài. Và cũng không nên bỏ qua việc đã và đang có vô số hội khác (không chỉ là đơn vị của HLHPN) mà đã và đang nỗ lực để nâng cao những điều kiện sinh sống của người phụ nữ. Song, từ nhiều năm tôi đã luôn luôn lo rằng việc có những tổ chức, thậm chí cả một “ngành phụ nữ” dẫn đến thực trạng mà những quyền lợi của phụ nữ bị đưa ra ngoài lề trong những vấn đề chính. Liệu phân tích này là đúng hay sai chắc là mọi người có thể đồng ý rằng mọi năm có 365 ngày không chỉ là một.

Nếu vào ngày 8/3 phụ nữ được quan tâm, chăm sóc nhiều hơn từ những người xung quanh thì tốt… , vì nói chung chắc là người phụ nữ đó đã làm điều ngược lại trong suốt 364 ngày rồi nên mong điều đó ngược lại với mình chỉ trong ngày này là có ý nghĩa… Nhưng cũng không nên bỏ qua thực tế là thậm chí một tỷ lệ lớn lại có cảm giác là bị….bỏ rơi hay bị lãng quên trong phần lớn 364 ngày kia.

Hy vọng bài này không bị xem là bi quan. Như đại đa số đàn ông tôi cũng chưa hoàn hảo đối với những chuyện này. Như thế, có lễ ngày 8/3 cũng là ngày cho đàn ông…. ngày để suy ngẫm về cách ưng xử của họ đối với những phụ nữ xung quanh, những người phụ nữ của đời mình, là bà, là mẹ, là vợ, là con gái…

JL

Mất tiếng nói, mất dân chủ, ở nước nào cũng vậy

Dạo này càng thấy nền hậu dân chủ của Mỹ (tức American post-democracy) đang rơi vào khủng hoảng. Điều kiện hậu dân chủ ở Mỹ là không mới. Như đã khẳng định trước đây thì dân chủ của Mỹ là nền dân chủ tốt nhất mà tiền có thể mua được.

Song, tình trạng đang xấu đi một cách đáng lo. Nó được thể hiện rõ trong cuộc tranh cử cho chúc vụ Tổng Thống đang diễn ra hiện nay. Tranh cử này vừa vớ vẩn vừa buồn. Nó phản ánh quá nhiều vấn đề trong chính trường của Mỹ mà sẽ được đề đề cập ở đây. Ở một bên có một kẻ mị dân, một kẻ phân biệt chủng tộc chả biết cái gì. Ông này có nhiều quan điểm hết sức xấu và nguy hiểm cho cả Mỹ lẫn nhân loại. Ông Ted Cruz cũng vậy.

Ở bên kia có Bà Hillary R. Clinton (HRC), một người mà thế mạnh lớn nhất hiện này chắc chắn là bà không phải là D. Trump. Lý do tôi không nhiệt tình về Bà Clinton là vì bà ấy cùng với phái ‘dân chủ mới’ ở hết trong túi của những tập đoàn ngân hàng lớn. Cũng có những lý do khác, chẳng hạn như sự vô trách nghiệm khi đang làm chức Bộ Trưởng Ngoại Giao.

Sao mà trong một xã hội 300 triệu dân không thiếu người có tài mà ta lại chỉ có lựa chọn như này. Vì trên thực tế việc có lựa chọn này chỉ phản ảnh những điểm xấu nhất của điều kiện hậu dân chủ của Mỹ: sự ảnh hưởng quá đáng của tiền bạc. Nó không chỉ ăn cướp nền dân chủ của Mỹ mà hạ thấp liên tục chất lượng của sự đàm luận chính trị trong nước qua nhiều thập kỳ. Là nột người không hề ảo tưởng về những hạn chế của dân chủ của Mỹ, tôi thực sự đang lo về tương lai chính trị của đất nước mình.

Trong khi đó, ở Việt Nam, tranh cãi về quy trình đề cử cho Quốc Hội đang nêu rõ những câu hỏi lớn về ý nghĩa của dân chủ ở Việt Nam. Ở đây sẽ không bàn nhiều, mà chỉ xin chỉa sẻ một ý: Ai mà cho rằng việc tự đề cử là hành động chống đối thì không nên nói từ dân chủ nữa. Xem toàn cảnh tôi thấy càng sớm cả nước Việt Nam ôm lấy tình thành dân chủ đa nguyên (chọn khuôn khổ nào là việc của Việt Nam), càng sớm đất nước sẽ phát triển một cách mạnh, công bằng, và văn minh. Làm thế là cách duy nhất mà có thể bàn các vấn đề của đất nước một cách xây dựng, minh bạch, công khai.

Đừng ảo tưởng về dân chủ của Mỹ. Đừng ảo tưởng về dân chủ ở Việt Nam. Mỹ có những thể chế dân chủ nhưng nó hỏng. Việt Nam chưa có những thế chế dân chủ nhưng nói ‘dân chủ’ đã thành một thời trăng. Ở bất cứ nước nào, một cơ chế dân chủ đúng nghĩa yêu cầu người dân có tiếng nói. Mất cái đó, mất dân chủ luôn. Thế thôi.

Chuyện cảm động

Tôi đang có việc ở Hà Lan. Vậy, hôm qua, sau khi họp xong ở một Đại Học tại đây, tôi đã phải về khách sạn nghỉ chút trước một buổi họp nữa. Vì chưa biết đường phố ở nơi này nên phải tìm người để nhờ chỉ đường cho. Người đâu tiên tôi thấy là bạn trong ảnh này. Ảnh này chụp vài phút sao gặp nhau. Sau chia sẻ?

abdul

Nói chuyện mấy giây thì rõ rằng bạn là một người mới nhập cư, và khi tôi đã hỏi bạn này từ đâu đến thì câu trả lời (dù đã đoán) cũng làm cho tôi cảm động nặng: Syria.

Thấy quá là cảm động muốn bắt tay ngay với bạn này. Tôi hỏi, vậy, “gia đình của bạn ra sao, mọi điều ok không?” Bạn ấy bảo vợ và ba con gái đang ở Thổ nhĩ kỳ, và riêng bạn ấy đã tới được Hà Lan. Xong, tôi chia sẻ với bạn ấy sự quan tâm và hối tiếc với những gì đang diễn ra ở đất nước của bạn. Thực sự là thảm hoạ vô cùng lớn…

Vì bạn này cũng không chắc là phải đi về hướng nào, nhưng vì ga xe lửa cũng gần KS của tôi, nên chúng tôi quyết định đi cung nhau. Trên đường đi bộ, chúng tôi dừng lại ở trên một cây cầu, nhờ một người Hà Lan hãy chụp giúp bức ảnh này. Sau đó tiếp tục. Vừa đi bộ vừa chia sẻ về gia đình, con cái, v.v. Bạn bảo là ở bên Syria đã là người lao động kỹ năng về điện tử, nhưng sau này chắc khó có thể tìm việc làm tương tự

Tiếng Anh của bạn này không tốt lắm.. nên chỉ cố gắng mà thôi. Chia tay cũng thấy cảm động chút vì không biết nói gì khác là As-salamu alaykum. (Dịch sang tiếng Anh là “May peace be with you.”) Trong hoàn cảnh này những từ này là toàn phù hợp.

JL

Thông báo về nội dung “nóng”

Dạo này chính trường Việt Nam đang có những phát triển đầy thú vị. Trong khi đó, tình hình ở Trung Quốc cũng đã và đang làm nhiều người ở Việt Nam, trên khu vực, và toàn thế giới hết sức lo ngại, nếu có những góc nhìn, quan điểm v.v.

Sáng nay tôi đã chi sẻ một bài dịch mà có thể làm cho một số ít người thấy ‘nặng mùi tuyên truyền.’ Bài dịch “Trung Quốc là kẻ bắt nạt, chúng ta cần đứng lên vì không ai có thể an toàn ở Trung Quốc ngày nay” (Ghi chép, riêng tôi nghĩ là nên nói cụ thể hơn không phải cả TQ là kẻ bắt nạt). Hơn nữa, đối với tác giả. Người này thuộc đảng bao thủ của Anh Quốc, một tổ chức tôi không ửng hộ phần nào. Song, là một người có quan tâm đến nhân quyền (ở bất cứ nước nào, kể cả Mỹ) tôi đã muốn chia sẻ bài này.

Tôi xin nói lại, như đã viết ở phần đầu của post đó: riêng tôi nghĩ là nên nói cụ thể hơn không nên người cả TQ là kẻ bắt nạt. Thứ hai, xin nhấn mạnh, dù cách lý luận là chủ quan, nội dung về tình trạng ở TQ về mặt khách quan không thế nào bị bác bỏ.

Vậy, xin chia sẻ với những bạn nêu trên, tôi chân thật đang lo về xử hướng phát xít tôi đang thấy ở Trung Quốc và thậm chí bạn không đồng tình với kết luận, ít nhất nên phân tích nó để bảo đàm an ninh quốc phòng của Việt Nam. Vậy, dù chấp nhận và quan tâm đến ý kiến của đọc giả, và dù cách viết trong bài đó có thể bị xem là khó chịu cho những người muốn giữ một hình ảnh tốt đẹp về tình trạng ở Hoa Lực, tôi thấy cái nóng mới là những gì mà đang tiếp diễn ở Hoa Lực và trên Biển Đông. ok?

Cảm ơn các bạn và mọi người!

JL, Hà Lan

“Trung Quốc là kẻ bắt nạt, chúng ta cần đứng lên” (bài dịch)

“Trung Quốc là kẻ bắt nạt, chúng ta cần đứng lên vì không ai có thể an toàn ở Trung Quốc ngày nay”

(Ghi chép, riêng tôi nghĩ là nên nói cụ thể hơn không nên người cả TQ là kẻ bắt nạt).

Tác giả: Benedict Rogers

Hai mươi bốn năm trước, tôi đã đến Trung Quốc để dạy tiếng Anh. Khi đó tôi mười tám tuổi và vụ thảm sát Thiên An Môn mới sảy ra được ba năm. Tôi yêu Trung Quốc, yêu con người, lịch sử và văn hóa Trung Quốc; Tôi học một íttiếng Trung Quốc; và trong những năm tiếp theo tôi đi du lịch thường xuyên khắp nước này. Tôi không nhớ đã đến Trung Quốc bao nhiêu lần nhưng có lẽ phải vài chục.Tôi sống ở Hồng Kông trong năm năm đầu tiên khi nơi này được đặtdưới quyền Trung Quốc, từ 1997 đến 2002.

Cho đến tận gần đây, tôi đã hy vọng vào Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng khi họ đã mở ra kinh tế thì họ phải cải cách chính trị. Khi Tổ chức Ân xá Quốc tế đã công bố một báo cáo có tựa đề “Không ai an toàn ở Trung Quốc” tròn hai mươi năm trước đây, tôi cho rằng họ đã cường điệu hóa. Những người bạn Trung Quốc của tôi – sinh viên, giáo viên, doanh nhân – tất cả dường như đều ‘an toàn’. Dù thừa nhận rằng họ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có các công cụ đàn áp, tôi đã lạc quan tin rằng Trung Quốc sẽ tự do hoá.

Khi Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước, nhiều người, trong đó có tôi, tin rằng ông có thể là người thúc đẩy cải cách chính trị.

Giờ đây, sau ba năm cầm quyền của Tập Chủ tịch, tôi đã hoàn toàn thay đổi quan điểm. Ngày nay, hai mươi năm kể từ khi bản báo cáo có tựa đề gay gắt của Ân xá Quốc tế ra đời, tôi kết luận rằng họ đã đúng, báo cáo của họ là lời tiên tri và tiêu đề báo cáo rất thích hợp.

Ba năm qua, nhân quyền ở Trung Quốc đã giảm đáng kể. Một số người cho rằng chúng ta đang chứng kiến ​​sự đàn áp các nhà bất đồng chính kiến nghiêm trọng và rộng lớn nhất ​​kể từ khi vụ thảm sát Thiên An Môn. Và cuộc đàn áp tàn nhẫn đang mở rộng vượt ra ngoài Trung Quốc đại lục, tới Hồng Kông và giới bất đồng chính kiến Trung Quốc ở nước ngoài. Trung Quốc của Tập Cận Bình trở về với thời Cách mạng Văn hóa với việc đưa lên đài truyền hình quốc gia cảnh buộc ‘nhận tội’ và bắt cóc người theo phong cách BắcHàn.

Vào tháng Bảy năm ngoái, một cuộc đàn áp chưa từng có tới các luật sư đã bắt đầu. Hơn 300 luật sư, các cộng sự và người thân của họ đã bị bắt và bị giam. Trong những gì được gọi là “Chiến dịch 709”, bởi vì nó bắt đầu vào ngày 09 tháng Bảy, một số đã bị bỏ tù, một số mất tích, một số đã được thả nhưng phải chịu sự giám sát liên tục và quấy rối. Kể từ đó, vào đầu năm nay ít nhất mười lăm người đã bị bắt và chính thức bị buộc tội lật đổ. Mức án tối đa với tội này là tù chung thân, trong khi kích động lật đổ có thể chịu đến mười lăm năm tù. Những người bị kết tội gồm các luật sư nổi tiếng Wang Yu và Li Heping, và nhà hoạt động Christian Liu Yongping và Gou Hongguo. Người trẻ nhất là Bao Zhuoxuan , con trai 16 tuổi của Wang Yu đã bị bắt cóc hai lần sau khi trốn thoát.

Luật sư Zhang Kai, người đã bị giam giữ kể từ cuối tháng Tám, đã bị diễu trên truyền hình quốc gia vào tuần trước với cảnh “thú tội” và thừa nhận “gây rối trật tự xã hội”, “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia” và hành xử một cách chuyên nghiệp. Gần như chắc chắn ông đã bị buộc phải nhận tội.

Đối với các nhà đầu tư quốc tế, nguyên tắc “thượng tôn pháp luật” chắc chắn là quan trọng. Các nhà đầu tư cần phải được tin rằng các khoản đầu tư của họ được bảo vệ hợp pháp.Tuy nhiên, bắt hàng trăm luật sư thì hầu như không thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật. Trung Quốc thời Tập Cận Bình quan tâm nhiều hơn đến việc “cai trị bằng luật”- đưa ra các đạo luật bất công để áp bức- hơn là “thượng tôn pháp luật” mà theo đó tất cả mọi người, bao gồm các quan chức của chế độ, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo cách “cai trị bằng luật” thì việc đưa ra hai bộ luật mới là Luật An ninh và Luật về các tổ chức phi chính phủ (NGO) đều đáng báo động về hạn chế tự do.

Trong năm 2013, các nhà chức trách ở tỉnh Chiết Giang thuộc miền nam Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch phá hủy thánh giá trên các nhà thờ. Kể từ đó, hơn một ngàn cây thánh đã bị phá hủy, bao gồm cách nhà thờ bị Nhà nước xử phạt chính thức. Đạo hữu Kitô và các luật sư lên tiếng chống lại sự phá hủy thánh giá đã bị bắt giữ và một số mục sư bị bắt giam.

Có lẽ đáng báo động hơn cả là cách Bắc Kinh đối xử với Hồng Kông. Ít nhất là năm nhà buôn sách ở Hồng Kông đã mất tích. Họ được cho là đã bị điệp viên Trung Quốc bắt cóc từ Hồng Kông vì đã bán sách chỉ trích các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Điều này, kết hợp với sự đàn áp dần dần các hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, đưa Joshua Wong và bạn bè anh ra tòa, phản ứng giận dữ của chính phủ Hồng Kông khi cảnh báo Mỹ không nên ‘can thiệp’, và từ chối thẳng thừng những yêu cầu bầu cử phổ thông đầu phiếu qua phong trào Cách mạng Dù năm 2014, cho thấy rằng Bắc Kinh đã xé rách Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản, hai văn kiện có ý nghĩa tạo nền tảng ổn định cho Hồng Kông trong năm mươi năm đầu tiên dưới sự cai trị của Trung Quốc. Như cựu Thư ký trưởng Hồng Kông Anson Chan cho biết, tất cả điều này đã gióng lên “hồi chuông báo tử cho chính sách ‘một quốc gia, hai hệ thống'”.

Đáng quan tâm không kém là vụ đàn áp mới của Trung Quốc tới các nhà bất đồng chính kiến ​​ở nước ngoài. Các nhà hoạt động nhân quyền đã không bao giờ được chào đón tại Trung Quốc, nhưng trong quá khứ thì bị trục xuất là kết cục tồi tệ nhất mà họ phải đối mặt. Tuy nhiên, vào tháng Giêng, nhà hoạt động người Thụy Điển Peter Dahlin bị giam trong vài tuần, không được tiếp cận với đại sứ quán của mình, và chỉ được thả sau khi lên truyền hình “xưng tội”, thừa nhận vi phạm luật pháp Trung Quốc.

Năm ngoái người đã được trao vương miện “Hoa hậu Thế giới Canada” là Anastasia Lin, không chỉ là một nữ diễn viên Canada gốc Hoa xinh đẹp mà còn trở thành kẻ thù của nhà nước trong con mắt của Bắc Kinh. Là một nhà hoạt động thẳng thắn được sinh ra ở Trung Quốc, cô đã bị từ chối nhập cảnh để tham dự vòng chung kết Hoa hậu Thế giới vì các hoạt động của mình. Các bài phát biểu, bài viết và video về nhân quyền tại Trung Quốc của cô rất đáng xem.

Việc tiếp cầm tù ông Lưu Hiểu Ba –chủ nhân giải Nobel Hòa bình – và các nhà bất đồng chính kiến khác như Hu Jia không phải là điềm tốt cho cải cách ở Trung Quốc. Tương tự, cách họ đối xử với nhà bảo vệ nhân quyền khiếm thị Chen Guangcheng trước khi ông trốn thoát sang Hoa Kỳ vào năm 2012 đã gây sốc. Cuốn sách của ông, “Luật sư chân đất: Hồi ký nổi bật của nhà hoạt động chính trị dũng cảm nhất Trung Quốc” là cần đọc cho bất cứ ai muốn hiểu Trung Quốc ngày hôm nay, cũng như cuốn hồi ký xuất sắc Bob Fu “Điệp viên hai mang của Chúa: Câu chuyện đấu tranh cho Tự do của một giáo hữu Kitô Trung Quốc”.

Trên tất cả là việc tôn thờ cá nhân có tính cách giáo phái mới nổi của Tập Cận Bình, điều đã không thấy kể từ thời Mao, cùng với việc ngày càng phổ biến tuyên truyền, kiểm duyệt và đàn áp tự do báo chí. Chưa nói đến sự tiếp tục đàn áp với người Tây Tạng, Tân Cương và học viên Pháp Luân Công.Trong một động thái bất thường, Tập Cận Bình cấm người Hồi giáo ở Tân Cương dự lễ Ramadan từ năm ngoái.

Suy giảm rõ rệt này trong nhân quyền ở Trung Quốc diễn ra vào một thời điểm khó xử cho Vương quốc Anh khi năm ngoái họ tuyên bố về một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Trung-Anh và bày tỏ nguyện vọng được là “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc .

Khi Tập Cận Bình đã đến London trong cuộc thăm cấp Nhà nước đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc trong một thập kỷ qua, Anh Quốc không chỉ trải thảm đỏ mà đã treo cờ trắng đầu hàng cùng với lá cờ đỏ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hàng ngàn người Trung Quốc đứng đầy các đường phố từ Trung tâm mua sắm tới cung điện Buckingham – không phải để lên tiếng đấu tranh cho tự do mà họ đã được Đại sứ quán Trung Quốc trả tiền và đưa xe bus chở tới để cổ vũ gã bạo chúa của họ và làm át tiếng nói của những người bất đồng chính kiến. Tôi bị đẩy ra khỏi con đường nhiều lần khi tôi chỉ cố gắng để quan sát đoàn xe của ngài Chủ tịch. Khi một tên côn đồ được thuê cầm cờ Anh và cờ Trung Quốc đứng chắn trước mặt, tôi đã nói với đồng nghiệp của mình rằng rõ ràng hắn chủ ý làm vậy. “Những lá cờ này không dành cho ông,” tay điệp viên Trung Quốc trả lời tôi. “Nhưng lá cờ đó là của chúng tôi,” tôi trả lời và chỉ vào cờ Liên hiệp Anh. Hắn ta cười nhăn nhó nhưng giữ vẻ mặt đe dọa, và một người đàn ông Trung Quốc nữa đeo tai nghe (thường nhân viên anh ninh mới đeo tai nghe để dễ nhận lệnh chỉ huy -ND) cũng lảng vảng gần đó. Cùng ngày hôm đó, cảnh sát Anh bắt giữ và lục soát nhà của một nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc đang sống lưu vong là Shao Giang, một nạn nhân của vụ thảm sát Thiên An Môn. Không hài lòng với viện đơn giản là làm câm lặng tiếng nói chỉ trích tại quê nhà, Trung Quốc khăng khăng chà đạp quyền tự do ngôn luận ở nước ngoài. Theo cách học giả Perry Link đặt tiêu đề trong một bài báo xuất sắc mười bốn năm trước, Trung Quốc đang là “con mãng xà nấp trong chùm đèn “.

Các vụ bắt cóc giới bất đồng chính kiến người Trung Quốc diễn ra ở Thái Lan và các nơi khác là kinh khủng. Nhưng sốc hơn cả là điều này đã được phần còn lại của thế giới im lặng hưởng ứng.Tất cả đều im lặng, ngoài một thành viên của Quốc hội Anh lên tiếng trong chuyến thăm của Tập và người này sau đó bị kỷ luật. Là Chủ tịch của Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ, Dân biểu Fiona Bruce đã ví von rằng Trung Quốc đã được hưởng lợi dưới đèn mờ, bây giờ phải đưa họ ra đèn sân khấu.

Trên tất cả các vấn đề về quyền con người, ngày này người ta có xu hướng xem tín hiệu từ đồng Đô la chứ không phải là từ con người, chiêm ngưỡng chùm đèn đẹp mà bỏ qua con mãng xà nguy hiểm đang giấu mình, và khấu đầu thay vì lên tiếng. Như cựu Toàn quyền Hồng Kông Chris Patten đã nói trong cuốn phim tài liệu xuất sắc “Vị Thống đốc cuối cùng”, có một số người trong chính giới ngoại giao ở Anh Quốc và các nước khác có thể sẽ nói thế này nếu Trung Quốc ra chính sách giết đứa con đầu lòng “Có lẽ chính sách này không phải là không hợp lý trong một số trường hợp. Bạn biết không, bạn phải cho phép chuyện đó sảy ra vì truyền thống văn hóa khác nhau” Ý tôi là, chúng ta có biết điểm dừng ở đâu không không?

Chúng ta cần phải có điểm dừng. Rất ít người sẽ đề nghị rằng chúng ta không nên xây dựng quan hệ với Trung Quốc, một số ít sẽ kêu gọi chấm dứt giao dịch, và một số ít cho rằng cần cắt đứt quan hệ. Không thể bỏ qua Trung Quốc, cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Dĩ nhiên là vì lợi ích kinh tế và chiến lược của chúng ta mà hợp thương mại, đầu tư và tìm cách để làm việc với Trung Quốc. Nhưng đồng thời, khi Trung Quốc trở thành một kẻ bắt nạt thì chúng ta cần đứng lên. Như James MacGregor, chủ tịch của công ty tư vấn APCO có trụ sở tại Thượng Hải, đã nói trên chương trình ”Hôm Nay” của Đài phát thanh BBC số 4 : “Nếu bạn hành động như một con chó con thở hổn hển, đối tượng sẽ nghĩ rằng họ đã kiểm soát được bạn qua một dây xích. Trung Quốc không tôn trọng những người quỵ lụy họ”. Như cựu cố vấn chiến lược của Thủ tướng Anh Steve Hilton đã nói, cúi đầu quỳ lạy là sai lầm về đạo đức và thiển cận về kinh tế.

Lợi ích của chúng ta không phải là để cho quy tắc thượng tôn pháp luật bị bẻ cong ở Trung Quốc và để chứng kiến hàng trăm luật sư bị bắt, giam giữ, bị sách nhiễu và bêu trên truyền hình quốc gia như con tin của một nhóm khủng bố. Không thể vì lợi ích của chúng ta mà cho phép các hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền tự do tôn giáo hoặc tự do chính kiến không bị thách thức. Không thể vì lợi ích của chúng ta mà cho phép kẻ dân chủ cuội Tập Cận Bình dùng tiền gây ảnh hưởng. Không thể vì lợi ích của chúng ta mà dẹp bỏ tất cả các giá trị chúng ta yêu mến chỉ để lấy một vài tỷ Bảng từ giao dịch kinh doanh. Hơn nữa, đó không phải là một sự lựa chọn có hoặc không. Các quốc gia khác đã chỉ ra rằng có vừa thể kinh doanh với Trung Quốc vừa lên tiếng về nhân quyền. Khi Angela Merkel đến thăm Trung Quốc, bà ấy đã lên tiếng về nhân quyền – và nước Đức kinh doanh rất tốt với Trung Quốc. Vua Hà Lan cũng làm như vậy.

Anh Quốc muốn trở thành “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc ở phương Tây.Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm bạn với ai?

Tình hữu nghị giữa nhân dân Anh và Trung Quốc chắc chắn là một cái gì đó để vươn tới thông qua trao đổi học thuật, văn hóa và kinh tế. Có lẽ về lâu dài những trao đổi như vậy có thể góp phần hướng tới việc Trung Quốc cởi mở về chính trị.

Chắc chắn là nên làm bạn với những người ở Trung Quốc đang đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, pháp quyền và nhân phẩm cơ bản. Đây chính là những người chúng ta phải làm bạn với. Tôi ao ước nhìn thấy một Trung Quốc được lãnh đạo bởi những người như ông Lưu Hiểu Ba, ông Cao Trí Thịnh, Zhang Kai, Ngải Vị Vị và những người khác ở Trung Quốc đại lục và Hồng Kông được lãnh đạo bởi Martin Lee, Christine Loh, Emily Lau, Joshua Wong và Đức Hồng Y Zen. Chúng ta nên là bạn với những người như Anastasia Lin, Wang Yu và Đức Đạt Lai Lạt Ma chứ không phải là bọn xã hội đen ở Bắc Kinh.

Tình bạn giữa hai chính phủ không bao giờ có thể thành thật khi Tập Cận Bình tiếp tục chính sách đàn áp đang đẩy Trung Quốc thụt lùi chứ không phải tiến lên. Tình bạn thật sự dựa trên những giá trị chung. Ở Trung Quốc ngày nay, các luật sư bị bao vây, bỏ tù hoặc chỉ đơn giản là mất tích chỉ vì họ làm công việc của họ; thánh đường Kitô giáo bị phá không có lý do; mục sư Thiên Chúa giáo bị giam giữ; bất đồng chính kiến bị tra tấn; nội tạng người bị lấy ra và bán cho người trả giá cao nhất. Đó là một vùng đất ép buộc người ta phá thai, giết trẻ sơ sinh vì kỳ thị giới tính, và buôn bán người; một vùng đất nơi mà phụ nữ từ Miến Điện và Bắc Triều Tiên đang bị bán làm nô lệ tình dục, trẻ em bị bán làm nô lệ lao động và các tù nhân chính trị buộc phải bán nội tạng cuả họ. Đó là một vùng đất của án tử hình, một vùng đất nơi mà các nhà phê bình từ Hồng Kông hay bất đồng chính kiến đang sống ở Thái Lan đang bị chế độ bắt cóc rồi biệt tích, một vùng đất nơi có một người Tây Tạng hoặc một học viên Pháp Luân Công hoặc một người Hồi giáo Tân Cương hay một người tị nạn Bắc Triều Tiên đặt cược mạng sống của họ vào tay bạn, một vùng đất của sự kiểm duyệt và tuyên truyền, nơi các phương tiện truyền thông làm theo đơn đặt hàng chỉ để quảng bá hình ảnh của Chủ tịch và Đảng Cộng sản cầm quyền. Đây là quốc gia mà Anh Quốc cho biết họ muốn làm “người bạn tốt nhất”?Đây là “vàng thời đại” của quan hệ Trung-Anh?Chúng ta có chắc chắn về điều này không?Tôi thì không.

Bạn có thể nói chuyện với một kẻ bắt nạt và một kẻ côn đồ, bạn có thể cố giải thích với một gã gangster hay khủng bố, nhưng bạn có thể không bao giờ xây dựng một tình bạn thật sự cho đến khi họ đưa ra tín hiệu thay đổi cung cách, và đặc biệt là không nếu bạn hành động như một kẻ hèn nhát hay kẻ thuần phục. Chế độ của Tập Cận Bình cũng như vậy. Đã đến lúc chúng ta duỗi thẳng đầu gối, đừng khấu đầu quỳ lạy nữa mà đứng dậy và để lên tiếng. Giống như tất cả những kẻ bắt nạt, Trung Quốc sẽ tôn trọng chúng ta hơn nếu chúng ta làm như vậy – và có lẽ khi đó, sẽ có cơ hội để Trung Quốc thay đổi. Tại thời điểm này, hai mươi năm sau khi bản báo cáo Tổ chức Ân xá Quốc tế ra đời, vẫn không có ai là an toàn ở Trung Quốc.

Tác giả là Nhà hoạt động nhân quyền, nhà văn và Ứng cử viên của đảng Bảo thủ, Anh Quôc.

do bạn Sơn Nghiêm và các bạn khách dịch. bản gốc: http://www.huffingtonpost.co.uk/ben/china_b_9353618.html