Biểu tình ở Việt Nam: Đâu là gốc?

Trong ba ngày qua, người Việt Nam đã thấy một hiện tượng khá hiếm trong lịch sử của đất nước mình, khi có những cuộc biểu tình với nhiều quy mô khác nhau đã xãy ra trên phạm vi cả nước.

Những cuộc biểu tình trên rất khó để đánh giá ý nghĩa của nó, vì đa số người dân tập trung vào những điều đang diễn ra trên mặt đường phố.

Điều đó dễ hiểu. Ở nước nào cũng vậy.

Song, người Việt Nam phải tìm cách để xem và hiểu những sự kiện này từ nhiều góc độ và cũng phải tìm các gốc của vấn đề để phân tích và giải thích nó.

Nhìn chung, việc biểu tỉnh ở Việt Nam ngày nay – dù dữ dội đến mức độ nào – là không bất ngờ lắm. Dư luận Việt Nam sau nhiều tuần căng thẳng, nhiều người đang rất búc xức về nhiều vấn đề, trong đó có hai tranh luận chính là về chuyện Đặc Khu/99 năm và chuyện Dự Luật An ninh mạng.

Sáng thứ hai, Quốc Hội Việt Nam đã một lần nữa thông báo lùi việc thông qua mấy điều luật đang gây tranh cãi này vào một dịp khác. Liệu số phận của Luật An ninh mạng sẽ được lùi đến bao giờ cũng chưa rõ?

Là một người quan sát và quan tâm về sự phát triển chính trị xã hội và kinh tế của Việt Nam, hy vọng của tôi là những gì đang tiếp diễn có thể tạo điều kiện cho người Việt Nam suy ngẫm về nguồn gốc của sự căng thẳng mà chúng ta đang thấy.

Tất nhiên có nhiều quan điểm khác nhau. Đến nay, quan điểm chính của Nhà nước Việt Nam có vẻ là những căng thẳng mà chúng ta đang thấy chủ yếu là ở chỗ có quá nhiều người hiểu lầm về nội dung và mục đích của những chính sách dẫn đến lòng yêu nước của nhiều người bị lợi dụng, làm cho họ xuống đường.

Quan điểm này thấy rõ trong những bài báo mà báo chí nhà nước đã cho đăng. Theo quan điểm này, việc hỗn loạn như thế xãy ra là một trong những lý do để có Luật An ninh mạng. Dù quan điểm rất dễ hiểu, tôi lo quan điểm này trái ngược với Hiến pháp của Việt Nam về quyền con người, và ngược với lòng dân Việt Nam.

Vậy, tôi đề nghị gì?

Trước hết tôi đề nghị những ai quan tâm đến sự phát triển của Việt Nam thấy rõ quá trình làm ra những dự luật, quyết định lớn của Việt Nam, dù vốn đã được ‘lịch sử giao cho Đảng bộ,’ hiện nay phải thừa nhận là có vấn đề.

Dù có quan điểm như thế nào, chúng ta không nên bỏ qua một thực tế rất rõ: khi những quyết định lớn mà ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế, xã hội Việt Nam một cách thiếu minh bạch thì người dân không dễ gì chấp nhận nó. Những quyết đinh lớn phải được thảo luận và phân tích một cách cởi mở mới dành được sự ủng hộ đích thực của xã hội.

Vậy, trong lúc căng thẳng chúng ta phải bình tĩnh. Phải xem đâu là vấn đề sơ bộ, đâu là gốc rễ của vấn đề.

Sau hơn 20 năm nghiên cứu về Việt Nam tôi thấy người dân Việt Nam muốn đất nước của mình phát triển mạnh mẽ một cách bền vững hơn. Họ muốn sống trong một xã hội minh bạch hơn, có một trật tự xã hội công bằng và an toàn, xứng đáng với giá trị dân xã của đất nước.

Tôi lo cứ bảo “những quyết định nhà nước là làm theo đúng quy trình” là chưa đủ. Có vẻ cả quy trình phải được cải cách chứ? Việc cải cách quy trình đó thế nào là câu hỏi lớn và chỉ cho người Việt Nam quyết định.

Cho đến cuối ngày thứ hai (ngày 11 tháng 6 năm 2018) lúc mà tôi viết mấy dòng này, Việt Nam vẫn còn căng thẳng. Biểu tình vẫn còn. Cả nước Việt Nam và thậm chí toàn thế giới đang quan tâm. Tôi cũng quan tâm và mong người Việt Nam sáng suốt, cẩn thận, và an toàn….

Là một nhà nghiên cứu, tôi mong đóng góp một cách xây dựng cho sự phát triển của Việt Nam, xin đề nghị cũng không vội thông qua Luật An ninh mạng. Làm thế cũng có thể hiểu lầm gốc của những vấn đề đang gây căng thẳng ở Việt Nam trong những ngày qua.

 

Ngày 11 Tháng 6 2018
Leiden, Hà Lan

 

Sống với ý nghĩa

Chúng ta chỉ sống một lần. Và như Marx đã viết, dù chính chúng ta tạo ra lịch sử, chúng ta làm thế dưới nững điều kiện không phải là do chúng tạ chọn lựa mà dưới những bối cảnh xuất phát từ lịch sử.

Vậy không bất ngờ mà nhiều khi, chúng ta thấy bất tiện. Thấy những nỗ lực khó có thể có tác động gì. Làm chủ của đời sống của chính mình là cực khó rồi. Hàng ngày chúng ta phải đối phó với những trở ngại nhất định. Chưa nói gì về việc tác động tới và thay đổi những bối cảnh xã hội mà chúng ta sống. Song, vẫn không nên đổ lỗi cho chính chúng ta.

Đặc trưng của những trở ngại chúng ta phải đối phó tuỳ theo địa điểm và thời điểm cũng như điều kiện của mọi đơn vị, dù đơn vị đó là một cá nhân xã hội, một tổ chức, thậm chí một xã hội. Những trở ngại ở xã hội A là khác xã hội B. Những trở ngại của nhà X là khác nhà Z. Trong khi đó, có những vấn đề nội và ngoài. Và những trở ngại mà chúng ta thấy thay đổi liên tục.

Từ xưa cho đến nay, dân thường phải nỗ lực để làm ăn. Khó có đủ quyền để khắc phục những trở ngại liên quan đến vấn đề đó. Vậy, cũng không bất ngờ sự ý nghĩa mà chúng ta thường thấy chủ yếu liên quan đến những người xưng quanh, hay là những hệ thống đào đức dù là tôn giáo hay là những nghiêm tin cá nhân hay những mực đích chính trị.

Trong khi đó, nhưng niềm tin của chúng ta xuất phát từ đâu? Hầu hết những niềm tin của chúng ta là do một quá trình xã hội. Sống trên thế giới này khó có thể tránh việc bị thay não. Vấn đề là sẽ bị mới là biến số. Vậy, sống trong những điều kiện như thế này không bất ngời con người là loại con vật khá là bị kịch và không may. Tôi nói thế mà là một người quá là may mắn rồi. Còn bao nhiều người trên thế giới mà sống trong những hoàn cảnh thật khó và thực sự không có quyền mấy.

Thế giới của chúng ta

Thế giới của chúng ta là một thế giới bất bình đẳng. Là một thế giới giàu mà trong nó có nhiều người nghèo. Là một thế giới tư bản và “nhiễm tăng trưởng,” “nhiễm lợi nhuận.” Những giá trị khác là phụ hay nếu có, chủ yếu có mục đích tăng quyền của bên A để giảm quyền của bên B. Như ISIS, chẳng hạn.

Chúng ta sống trong một thế giới mà những người cầm quyền cứ làm giàu, cứ hạn chế quyền lực của những người ở dưới. Dù thế giới của chúng ta đã bất bình đẳng từ lâu, có nhiều tranh cãi về tình hình thế giới ngay nay.

Ở bên Tây có những lão trí tuệ bảo thế giới đã chẳng bao giờ tốt hơn. Kể cả ở Việt Nam, dù người Việt thấy rất rõ những hạn chế của đất nước mình, không thể tranh cãi đã có những tiến bộ nhất định; chẳng hạn về mức sống, về điều kiện vật chất, về tiêu dùng, v.v.

Vậy, nếu thế, tại sao có nhiều người không chỉ là không hài lòng mà quá là bức xúc vậy? Nếu thế, tại sao nhiều người thấy tình hình thế giới của ngày nay là quá buồn và – quan trọng hơn – không thể nào chấp nhận được? Có phải là vì dân thường không thích cảm giác mà đang sống dưới những chế độ mafia hả?

Vấn đề quan trọng không phải là mực sống của ngày nay là tốt hơn so cới 200 năm trước hay 30 năm trước về mực thu nhập chứ. Vấn đề là điều kiện của chúng ta là chấp nhận được so với những phương án khả thi khác chứ!

Tôi là người Mỹ mà thấy nước Mỹ phản ánh một nước bị một mafia bẩn đô hộ. Nga khác? Trung Quốc khác? Tôi chả nói về Việt Nam. Dù nền dân chủ của Mỹ đã luôn luôn có những hạn chế, chưa bao giờ thấy những thế chế của Mỹ đã bị điều kiện do một mafia như thấy hôm nay. Quá bi quan để thấy từ trước cho đến nay nước nào cũng bị một mafia naò đó đô hộ, vấn chỉ là có hay không có những cơ chế hữu hiệu để hạn chế hay kiểm soát một cách tối thiểu?

E-mail của bạn và những câu hỏi đặt ra

Vừa rồi tôi nhận một email của một người học giả giỏi, một người phụ nữ Bắc Âu. Một người đã nghiên cứu về Việt Nam nhiều năm. Chị bảo mới đi Việt Nam về. Chị bảo rất buồn về tình hình Việt Nam. Chị bảo, “phải nói thật: chả biết nói gì… bất công bằng, tham nhũng, vấn đề con ông cháu cha, đàn áp, ô nhiễm – như là tăng trưởng của Việt Nam đã hoàn toàn out of control. Chị bảo “Anh ơi, tôi rất buồn để thấy Việt Nam ngày nay.”

Còn tôi? Tôi cũng buồn. Ngoài việc tôi đã có mấy công trình nghiên cứu phải hoàn tất, phải giảng dạy mấy lớp học mới và quy mô lớn, phải lo gia đình v.v., tôi đã không viết nhiều như trước chính vì tôi đã buồn – thật buồn – về tình hình chính trị xã hội trên thế giới này, nhất ở hai nước tôi quan tâm nhiều nhất – Mỹ và Việt Nam.

Đã đến mức tôi phải hỏi mình và phải hỏi các bạn: để sống một cách có ý nghĩa trong một thế giới như hôm nay là để sống như thế nào? Dạo này tôi đang cố gắng tìm cách để chống lại tiêu cực. Nếu không thì cuốc sống là vô nghĩa. Đúng không các bạn ơi? Chắc phải tập chung vào những điều mà có thể tác động đã, dần và dần đúng lên….. chắc phải tự hỏi, trong ngày này, trong tuần này, trong tháng này tôi và chúng ta cũng có thể làm gì.

Đúng ko?

Leiden, Ngày 23/4/2018

Giữa tầm nhìn và lạc quan

Cách đây đúng một năm tôi đã viết và đăng tại đây một bài tên ‘Thư gửi Việt Nam.’ Viết tại Hà Nội ngay lúc tân TTg Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Washington.

Một năm trôi qua mà không viết thêm được bài nào … Cho đến nay.

Đúng một năm sau tôi đã về Việt Nam và đang viết bài này ngay tại Sài Gòn. Với bài nay, tôi xin rũ bỏ mọi nghiệp xấu của năm qua và lại tiếp tục sự nghiệp.

Trong bài “thư gửi Việt Nam” tôi đã báo động về hai điều. Một là nguy cơ toàn thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng khủng khiếp. Hai là đoán riêng nước Mỹ sẽ rơi vào một cơn khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ thời Nội chiến của Mỹ. Ngoài ra tôi có nêu một số nhận xét về ý nghĩa của thời Trump đối với Việt Nam. Vậy, hiện tại và ngay sau Ông Trump đã qua Việt Nam, chúng ta đang thấy gì? Ở đây chỉ nêu những sự khác biệt lớn nhất và để lại những vấn đề cụ thể cho những bài tiếp theo.

Nhìn chung, thế giới của hôm nay, nước Mỹ của hôm nay, và Việt Nam của hôm nay đã khá là khác với thế giới, nước Mỹ, và nước Việt Nam của thời trước đây chỉ một năm. Về thế giới và nhất là về cái gọi là “trật tự thế giới” thì chúng ta thấy mức độ “thiếu chắc chắn” (tức uncertainty) đã tăng vọt. Dù trong “trật tự thế giới” của những năm trước Trump cũng đã tồn tại nhiều nhược điểm lớn, “đóng góp” lớn nhất của Chính quyền Trump cho đến nay chính là đã làm suy yếu một cách nghiêm trọng vai trò lãnh đạo và quyền lực của Mỹ. Vì thế, thế giới của hôm nay phản ánh một khoảng trống quyền lực toàn cầu lớn nhất từ những năm 1930.

Về Mỹ, rõ rằng nước đầy hứa hẹn và vấn đề này đã và đang rơi vào khủng hoảng chính trị và xã hội lớn nhất từ thời nội chiến trong những năm 1860 cách đây gần 150 năm. Ly do chính là những thể chế dân chủ của nước Mỹ, vốn đã đầy khuyết điểm, nay đang bị phá hoại do một kẻ lửa đảo mị dân. Là một kẻ phân biệt chủng tộc, là một trong những nhân vật xấu nhất ở cả nước Mỹ, ông và những người và nhóm ủng hộ đang phá hoại cả xã hội Hoa Kỳ một cách nhanh chóng.

Còn đối với Việt Nam, thì đánh giá sao?

Muốn đánh giá về ông Nguyễn Phú Trọng, thì phải thừa nhận ông ấy và những người “đồng minh” đã giành được lợi thế trên chính trường. Chiến dịch chống tham nhũng đã và còn đang tác động lớn, không chỉ hay chủ yếu đối với tham nhũng mà cả chính trị nữa. Sáng mai, khi tòa tuyên án TXT và ĐLT, thì nó sẽ không nên được xem là sự kết thúc của một quy trình pháp luật mà là một hình thức tiêu biểu trong một quá trình chính trị còn đang tiếp diễn.

Tôi đè nghị trong năm vừa rồi Việt Nam đã bắt đầu một thời mới. Một thời có thể được gọi là thời ‘Hậu Dũng.” Nói “Hậu Dũng” của Việt Nam không có nghĩa là ảnh hưởng của thời Dũng đã hết. Trong 10 năm qua xã hội Việt Nam đã có những thay đổi mang tính cấu trúc, như sự trỗi dậy của giới kinh doanh thân hữu, sự lên ngôi của giới ngân hàng thân hữu, và của tham nhũng quy mô lớn, v.v… Những yếu tố đó vẫn còn và vẫn mạnh. Thời kỳ hiện nay khác ở chỗ đang có những thay đổi nhất định trong giới lãnh đạo và có vẻ một số thay đổi đối với quan hệ giữa Đảng và bộ máy.

Việt Nam sẽ đi đâu trong giai đoạn mới này còn quá sớm để đánh gía. Tầm nhìn cho đất nước trong khi mới sẽ là như sao? Đó chính là việc người dân Việt Nam sẽ quyết định.

Vốn là người cố gắng lạc quan một cách phi ảo tưởng, tôi giữa “định hướng” lạc quan vì 2 lý do chính. Thứ nhất, bất chấp một số diễn biến tiêu cực trong nước, tôi còn thấy người dân Việt Nam quan tâm đến số phận của đất nước mình.

Thứ hai, bất chấp những cơn gió lạnh, điều chắc chắn là đại đa số muốn một Việt Nam mới, một Việt Nam dân chủ hơn, một Việt Nam minh bạch và công bằng, một Việt Nam mà phản ánh những giá trị của Phan Châu Trinh hay thậm chí Obama hơn là những giá trị của Stalin hay Tập Cận Bình.

Song, viết thế này có giá trị không? Làm sao mà lạc quan được trước mặt của quá nhiều vấn đề và trong lúc có vẻ Việt Nam còn thiếu những thể chế mà cần để giành được một tương lai tươi sáng.

Chúng ta phải nhớ rằng ở bất cứ nước nào, những thể chế không rơi từ trên trời xuống mà là do những quá trình hội nhập và quan hệ xã hội tạo ra. Do đó, chờ thay đổi từ trên xuống không hề là một động thái hứa hẹn. Tôi nhìn về Mỹ thì nhiều lúc cũng thấy rất khó để lạc quan. Nhưng biết để có những thay đổi tích cực, để cứu nước, thì chính là người dân Mỹ phải thức dậy. Tương lai của Việt Nam cũng tuỳ thuộc vào chính người dân.

Để giữa một động thái lạc quan phải có tầm nhìn về tương lai. Đúng vậy. Dù nói về thế giới hay Mỹ hai Việt Nam, cái mà chúng ta không thể thiếu hôm nay chính là một tầm nhìn. Nhưng không chỉ có thế. Chúng ta phải dám tự tin và nỗ lực cùng nhau để sống theo nó.

JL, Sài Gòn

Năm mới chuyện cũ: Dân trí và vận mệnh quốc gia

Năm mới chuyện cũ: Dân trí và vận mệnh quốc gia

Nguyễn Quang Dy – 01/01/2018

“Dân hai nhăm triệu ai người lớn / Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con” (Trích bài “Bính thìn Xuân Cảm” của Tản Đà (1916) trong tập thơ “Khối Tình Con”).

Với trái tim nhạy cảm của một thi sỹ lớn nặng tình với đất nước, trong bài thơ thất ngôn bát cú cố tình viết dang dở (thiếu hai câu kết), cụ Tản Đà đã đau lòng nhận xét về dân trí quốc gia bằng mấy vần thơ cô đọng như lời sấm truyền. Và với bộ óc nhạy cảm của một nhân sĩ lớn có tầm nhìn xa, cụ Phan Chu Trinh đã tâm huyết đề xuất giải pháp chấn hưng quốc gia bằng “khai dân trí” (enlightened wisdom) và “chấn dân khí” (heightened morale). Ngày nay các nhà khoa học gọi sự nhạy cảm đó là “trí tuệ cảm xúc” (emotional intelligence).

Nhiệm vụ bất khả thi

Không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Obama đánh giá cao tư tưởng của cụ Phan Chu Trinh như một “triết lý” (philosophy) khi ông đến thăm Việt Nam (23/5/2016). Phải chăng ông Obama muốn nói rằng tư tưởng đó của cụ Phan Chu Trinh vẫn còn nguyên giá trị, và người Việt lúc này vẫn cần “khai dân trí”? Cũng không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Trump ca ngợi Hai Bà Trưng khi ông đến thăm Việt Nam (10/11/2017). Phải chăng ông Trump cũng muốn nói rằng người Việt đang cần “chấn dân khí”? Không biết điều đó có phải là dấu hiệu của “Đông Tây hội ngộ” hay không, nhưng chắc chắn nó càng khẳng định những gì các cụ Tản Đà và Phan Chu Trinh nói cách đây gần một thế kỷ đáng để hậu thế suy ngẫm.

Một điều nữa cũng đáng suy ngẫm là vào thời Minh Trị (Meiji era), các nhân sĩ Nhật như ông Fukuzawa Yukichi đã giúp nước Nhật khởi nghiệp quốc gia, trở thành một đế quốc hùng mạnh khi phương Đông còn chìm đắm trong đêm dài lạc hậu. Sau chiến tranh, giới trí thức Nhật một lần nữa lại giúp nước Nhật bại trận chấn hưng, trở thành một cường quốc dân chủ. Người Nhật đã làm được điều đó vì họ trọng dụng trí thức và mở cửa để học hỏi phương Tây. Người Việt không làm được điều đó vì coi thường trí thức và đóng cửa để “bế quan tỏa cảng” với phương Tây, mà họ chỉ coi trọng khổng giáo (nay đã thành hủ nho). Gần đây, Việt Nam phát động “định nghĩa trí thức” thì e rằng đã quá muộn (too little too late).

Việt Nam hiện nay có hàng chục vạn giáo sư tiến sĩ, nhưng chắc chỉ có vài trăm người là trí thức thực sự có tư duy độc lập và sáng tạo. Thói háo danh, thích xu nịnh và trọng bằng cấp (dù bằng giả và đạo văn), làm nhiều người ngộ nhận mình là trí thức. Hệ quả không định trước của chính sách cai trị độc đoán và ngu dân làm cho quan trí ngày càng thấp. Có người gọi đó là “định luật trên dưới cùng ngu”. Dân trí thấp kéo theo mọi cái đều thấp, dẫn đến vô cảm và vô minh, làm cho ý tưởng khai dân trí trở thành “nhiệm vụ bất khả thi”.

Cách đây một thế kỷ, cụ Phan Chu Trinh hô hào “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” như một triết lý để chấn hưng quốc gia. Nhưng đến nay, người Việt vẫn dậm chân tại chỗ ở ngã ba đường, chưa thoát khỏi bãi lầy ý thức hệ đã lỗi thời. Trong khi người Nhật đã khởi nghiệp quốc gia (từ thời Minh Trị) và chấn hưng đất nước (từ sau chiến tranh thế giới hai) thì người Việt vẫn loay hoay “định nghĩa trí thức”. Trong khi người ta hô hào “công nghệ 4.0”, thì các quan cũng như dân vẫn còn đồng bóng, tin vào bói toán và cúng bái, cầu xin người chết thuộc thế giới âm làm thay việc của người sống ở thế giới dương (như “xin cho”).

Khai dân trí thế nào

Khai dân trí được hiểu là mở cửa trí tuệ để đưa dân trí từ chỗ tối ra chỗ sáng, như một cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa, nhằm giải phóng trí tuệ con người khỏi vô minh và ngộ nhận do theo đuổi một ý thức hệ đã lỗi thời. Ý nghĩa của Khai dân trí tương tự như Enlightenment trong tiếng Anh. Còn Dân khí thường dùng để chỉ sức mạnh tinh thần, không chỉ dựa trên lý trí mà còn bao gồm cả cảm xúc (EQ). Chấn dân khí chính là nhằm khôi phục và tăng cường sức mạnh tinh thần và nhuệ khí của dân tộc. Một khi dân trí thấp kém và dân khí yếu hèn thì giới trí thức phải giúp nhau và giúp người dân khai mở trí tuệ để đổi mới tư duy, góp phần chấn hưng quốc gia và hội nhập cùng với trào lưu chung của nhân loại tiến bộ.

Có nhiều khái niệm liên quan đến người dân như “của dân, do dân, vì dân” (of the people, by the people, for the people) của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (1863), hoặc “tam dân chủ nghĩa” (three principles of people) của ông Tôn Trung Sơn (1924) bao gồm “dân tộc” (nationalism), “dân quyền” (civil rights), “dân sinh” (people’s livelihood)… Sinh thời, cụ Phan Chu Trinh và các nhân sĩ khác đều quan tâm vận dụng những tư tưởng này. Nhưng các cụ không biết rằng một thế kỷ sau, những tư tưởng cấp tiến đó vẫn còn là khẩu hiệu.

Không phải chỉ có giới cầm quyền, mà cả người dân với tư duy truyền thống, cũng tin rằng “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”. Có lẽ vì vậy mà sau khi quốc gia khởi nghiệp bằng bạo lực do “cướp chính quyền” (năm 1945), Việt Nam đã “khai dân trí” bằng hệ thống “bình dân học vụ”, và sau chiến tranh (năm 1954) bằng hệ thống “bổ túc công nông”. Điều đó không sai về công bằng xã hội, nhưng là thảm họa nếu phủ nhận vai trò của trí thức khi người Việt muốn khởi nghiệp hay chấn hưng quốc gia. Nó lý giải tại sao Việt Nam vẫn tụt hậu và chính phủ “kiến tạo” còn gặp khó khăn khi xây dựng một nền kinh tế tri thức. Đó là sự khác biệt cơ bản giữa Việt Nam với Nhật Bản (và các nước khác).

Nhưng làm sao có dân trí cao khi người Việt Nam bắt chước người Trung Quốc đấu tranh giai cấp cực đoan bằng bạo lực (với khẩu hiệu “trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ”). Thời “cách mạng văn hóa”, Mao Trach Đông đã nói thẳng “trí thức không bằng cục phân” và đuổi họ về nông thôn để “cải tạo lao động” (trong đó có cả Tập Cận Bình). Nhiều người vẫn chưa quên những bài học kinh hoàng về “cải cách ruộng đất” và những màn đấu tố đầy bạo lực. Những gì diễn ra ở Trung Quốc thường lặp lại tại Việt Nam, tuy quy mô, mức độ và thời gian có khác nhau, nhưng mô hình và phương thức gần giống nhau (đến tận bây giờ). Việt Nam chống tham nhũng là rất đúng và cần thiết, nhưng vẫn bắt chước Trung Quốc.

Không phải ngẫu nhiên mà chính quyền hành xử cực đoan và thiếu dân chủ. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu PEW (Mỹ), 79% người Việt trả lời là họ ủng hộ dân chủ “vừa phải”, 29% coi chính quyền là thể chế “rất tốt”, 41% coi là “hơi tốt” và chỉ có 3% coi là “rất xấu”. Nhiều người dân vẫn thích chuyên chính (đối với kẻ khác). Cực đoan và thù hận, vô cảm và vô minh là những căn bệnh nan y mãn tính của người Việt (cả trong nước lẫn ngoài nước). Ai đã khủng bố và giết hại năm nhà báo người Việt tại Mỹ (giai đoạn 1981-1990)? Cái gì đã làm người Việt (cả hai phía) khó hòa giải dân tộc để chấn hưng quốc gia?

Một số người phê phán cách dùng chữ “người Việt” là không đúng (mà theo họ phải gọi là chính quyền cộng sản). Phải chăng họ chỉ muốn áp đặt ý của mình cho người khác, và quen đổ lỗi cho người khác, còn mình thì vô can. Chẳng có ai thực sự vô can hay “ngoại phạm” vì người ta hay nói “dân nào thì chính phủ ấy” và “quan tham vì dân gian”. Chính quyền tham nhũng vì người dân hay hối lộ. Có vấn nạn thực phẩm độc hại vì dân gian và tham. Có vấn nạn chạy bằng cấp vì người dân hám danh và thích bằng cấp (do dân trí thấp).

Đánh tráo khái niệm và tụt hậu

Trong bối cảnh Việt Nam, hai chữ “nhân dân” được sử dụng quá nhiều như lạm phát. Từ “ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, chính quyền nhân dân, đến công an nhân dân, tòa án nhân dân, quân đội nhân dân, và chiến tranh nhân dân…Hầu như cái gì cũng gắn với “nhân dân” như khẩu hiệu dân vận. Người Việt thích vay mượn khái niệm “của dân, do dân, vì dân” của người Mỹ và mặc nhiên coi đó là của mình. Thực ra của ai không quan trọng, nhưng họ có thực sự tin vào điều đó không và lời nói có đi đôi với việc làm không. Gần đây, bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng có nói một câu làm bộc lộ bản chất, “Nếu ta sai, ta sẽ xin lỗi dân. Nếu dân sai, dân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”. Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chia sẻ một kinh nghiệm thu thuế thật ấn tượng, “Thu thuế phải như vặt lông vịt, vặt sao cho sạch nhưng đừng quá vội để vịt nó kêu toáng lên”.

Tại Việt Nam có rất nhiều khẩu hiệu dân túy như “thực hiện quyền làm chủ của nhân dân” với “dân chủ cơ sở”, theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trên tinh thần “dân chủ tập trung” trong nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nhằm thực hiện các mục tiêu cơ bản “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Nhưng các ý tưởng dân chủ đã bị đánh tráo không còn như ban đầu, giống một đoàn tàu bị bắt cóc (hijacked) và người cầm lái bẻ ghi đoàn tàu chạy theo hướng khác. Người ta chỉ giữ lại cái vỏ và những khẩu hiệu mỵ dân để che đậy bản chất mới. Đó chính là “diễn biến” và “suy thoái”.

Trong Hiến pháp 1946, lời nói đầu đã khẳng định ba nguyên tắc cơ bản là: (1) Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo; (2) Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; (3) Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Đó là một hiến pháp tiến bộ, được lòng dân. Trong thời kỳ hậu chiến (1975-1988), tại Việt Nam vẫn tồn tại ba đảng là Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội, và Đảng Dân chủ. Nhưng từ năm 1988, Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam đã buộc phải “tự giải thể”, chỉ còn một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo Hiến pháp mới, đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất lãnh đạo toàn diện đất nước. Đó là một bước tụt hậu về dân chủ.

Cụ Hồ đã từng định nghĩa dân chủ một cách dễ hiểu: “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra. Đừng để dân sợ không dám mở miệng, nhưng còn nguy hại hơn là khi người dân không thiết mở miệng nữa” Nhưng thời thế thay đổi, khi dân chủ và tự do báo chí ngày càng bị thu hẹp. Theo xếp hạng của tạp chí Economist (2012) về chỉ số dân chủ, Việt Nam đứng thứ 144 trên tổng số 167 quốc gia được xếp hạng và nằm trong nhóm các nước độc tài thiếu dân chủ, được bộ ngoại giao Mỹ xếp vào nhóm nước “chưa có dân chủ, hạn chế tự do báo chí, tôn giáo. Nhưng để lý giải sự suy thoái và tụt hậu hiện nay, không nên chỉ đổ lỗi cho những người cầm lái đoàn tàu, mà còn phải xem lại dân trí của hành khách đi trên tàu.

Năm ngoái, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã mượn câu đó của cụ Hồ để nói về tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân trong luật báo chí sửa đổi (GDVN, 18/2/2016). Trong bối cảnh đó, ông Hùng nhấn mạnh: “Ta mà hiểu rằng quản lý là siết lò so lại không cho làm là không được đâu, là vi phạm Hiến pháp”. Theo “quy trình”, Luật Báo chí điều chỉnh các loại hình báo chí và không cho tư nhân hóa báo chí, còn quản lý thông tin trên mạng được điều chỉnh theo Nghị định 72. Ông Hùng lý giải, “Hiến pháp nói về quyền tự do và chỉ hạn chế bằng luật, thế thì bây giờ các đồng chí định hạn chế cái gì, cấm cái gì thì phải đưa vào luật chứ để trong nghị định là không được đâu… Quản lý bằng nghị định cũng được, nhưng nghị định mà đụng đến quyền tự do dân chủ thì không được”. Nhưng sang năm 2017, việc kiểm soát báo chí và mạng xã hội còn bị “siết lò so” mạnh hơn, như một bước thụt lùi.

Thực trạng về dân trí

Dân trí về quản trị đất nước chưa trưởng thành (immature). Tuy kinh tế Việt Nam tiếp tục tụt hậu (một số lĩnh vực thua cả Campuchia), nhưng đất nước vẫn đi theo một mô hình “không giống ai” (mà chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan gọi là “không chịu phát triển”). Tuy chiến tranh lạnh đã chấm dứt gần ba thập kỷ, nhưng Việt Nam vẫn hồn nhiên cử đặc vụ sang Berlin bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, vi phạm luật quốc tế và chủ quyền quốc gia Đức, gây khủng hoảng ngoại giao Đức-Việt, làm chính phủ Đức nổi giận, đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (và có thể phủ quyết EVFTA). Trong khi nhà nước hô hào về “chủ quyền quốc gia” và “an ninh quốc phòng”, thì người Trung Quốc được thuê dài hạn rừng đầu nguồn và chiếm các vị trí hiểm yếu làm dự án. Gần đây, chính phủ do túng tiền đã quyết định bán các doanh nghiệp hàng đầu (Vinamilk và Sabeco) cho nước ngoài kiểm soát. Phải chăng đó là biểu hiện của dân trí thấp như “khôn nhà dại chợ” và “tham bát bỏ mâm” (nên lợi bất cập hại?).

Dân trí về hợp tác và hội nhập còn kém. Người ta nói rằng người Việt làm việc gấp 3 lần người Nhật, nhưng khi hợp lực lại thì 3 người Việt mới bằng một người Nhật. Theo tiến sĩ Lê Thẩm Dương, người Nhật biết cách quản lý thời gian và làm việc nhóm hiệu quả, còn người Việt thì không. Giám đốc VJCC tại Hà nội nhận xét, “Người Việt Nam làm việc rất thông minh, cần cù, khi được các chuyên gia hướng dẫn thì họ biết phải làm gì và học hỏi rất nhanh. Thực tế là các bạn làm việc tốt hơn 3 lần so với người Nhật nhưng chỉ khi các bạn làm một mình. Tuy nhiên, khi các bạn làm việc tập thể thì các bạn làm không tốt bằng người Nhật chúng tôi vì khả năng làm việc nhóm (teamwork) của các bạn không tốt bằng người Nhật, và tôi có thể khẳng định rằng khi làm việc tập thể thì 3 người Việt mới bằng một người Nhật”.

Dân trí về văn hóa ứng xử xuống cấp nghiêm trọng, dẫn đến bạo hành gia đình, bạo lực học đường và bạo lực xã hội (ngay trong các lễ hội văn hóa truyền thống). Trong khi nhiều cô “bảo mẫu” bạo hành với trẻ em mẫu giáo (hết vụ này tới vụ khác), thì Bộ giáo dục và các địa phương vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để chấm dứt tình trạng đó, mà chỉ rút kinh nghiệm và đổ trách nhiệm cho nhau. Dân trí về lịch sử và ngôn ngữ cũng có vấn đề, khi một số “trí thức” lúc thì đề xuất “bỏ môn lịch sử”, lúc khác lại đề xuất “cải cách chữ viết tiếng Việt”, như một trò đùa vô minh về “cải cách giáo dục”, làm cho dư luận cả nước bức xúc.

Dân trí về bảo vệ sức khỏe của người dân còn lạc hậu, đa số thiếu ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Họ thường không kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh sớm, vừa do hoàn cảnh vừa do dân trí thấp. Nhiều người mắc bệnh vì thực phẩm độc hại hay ô nhiễm môi trường (do nhân họa) trong khi đó một số “không nhỏ” các quan chức y tế và bác sỹ (thoái hóa) lại tiếp tay cho các công ty dược như VN Pharma nhập thuốc ung thư dổm về bán cho bệnh nhân. Việt Nam đang trở thành tâm điểm của ung thư, mỗi năm có hơn 126.000 ca mắc bệnh ung thư mới, và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Xu hướng này ngày càng gia tăng, không những gây tổn thất lớn cho nền kinh tế mà còn làm cho biết bao gia đình điêu đứng.

Dân trí và tham nhũng

Chống tham nhũng “giai đoạn 2.0” quyết liệt hơn với hình tượng “lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy” mà TBT Nguyễn Phú Trọng đã cao hứng mô tả. Sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt tại Berlin (23/7/2017), Đinh La Thăng cũng bị bắt tại Hà Nội (8/12/2017). Nhưng chống tham nhũng chắc không dừng lại ở “đại án PVN” mà còn tiếp diễn nhằm chiếu tướng (tuy chưa rõ là chiếu tướng ai). Trong khi nhiều người tin rằng đánh ông Đinh La Thăng là để chiếu tướng ông X (cầm đầu “bên thua cuộc”), những một số khác cho rằng đánh “Vũ Nhôm” là để chiếu tướng ông Y (đối thủ số một đang cầm quyền). Đây là trò chơi vương quyền (game of thrones) có nhiều ẩn số. Nhưng việc khám nhà và truy nã “Vũ Nhôm” sau khi thả rông để đương sự thoái vốn và bỏ trốn, là một vở kịch vụng về. Dân trí cao hay thấp khi công tác an ninh, tình báo của quốc gia cũng bị “thương mại hóa” và biến thành bi hài kịch.

Gần đây, nhiều người bức xúc hỏi tại sao người ta lại để những người “vi phạm đặc biệt nghiêm trọng” tiếp tục vào Trung ương và Bộ Chính trị… Ông Trần Quốc Hương (nguyên phó chủ nhiệm Ban Tổ chức TW) hỏi lúc đó “các cơ quan kiểm tra, tổ chức của Đảng có ý kiến gì không trước những vi phạm của Đinh La Thăng?” Luật sư Trần Quốc Thuận nói: “Đó là một ẩn số cần làm rõ”. (Tiền Phong, 18/12/2017). Phải chăng vì vậy mà TBT Nguyễn Phú Trọng phải dự họp chính phủ (28/12/2017) để triển khai chủ trương “nhất thể hóa”. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có ý gì khi nói “Từ bé đến giờ mới được dự họp chính phủ”.

Chiến dịch chống tham nhũng nhắm vào hai nhóm đối tượng chính là một số “thái tử đảng” và quan chức địa phương (để đánh “từ vòng ngoài vào vòng trong”). Sau khi xử lý Vũ Huy Hoàng và Trầm Bê, ngày 8/1/2017 sẽ xét xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh. Dường như vòng vây đang gấp rút khép lại để chiếu tướng ông X, nhưng vụ khám xét và truy nã “Vũ Nhôm” ở Đà nẵng (21/12/2017) lại mở ra một hướng khác như để chiếu tướng ông Y. Nhưng dù chiếu tướng ông nào thì đất nước cũng là “bên thua cuộc” và nhân dân vẫn là nạn nhân của “trò chơi vương quyền” đang làm đất nước phân hóa và kiệt quệ, đứng trước những rủi ro tiềm ẩn về kinh tế và những hiểm họa khôn lường về an ninh và chủ quyền quốc gia.

Thay lời kết

Đã gần một thế kỷ trôi qua kể từ khi cụ Phan Chu Trinh kêu gọi “khai dân trí và chấn dân khí”, nhưng Việt Nam vẫn còn loanh quanh tại ngã ba đường, chưa thoát khỏi hệ tư tưởng đã làm đất nước tụt hậu so với Nhật Bản hàng trăm năm. Muốn “khai dân trí”, Việt Nam phải thay đổi hệ quy chiếu đã lỗi thời, và phải đổi mới thể chế toàn diện. Nếu không thực sự đổi mới thể chế thì việc chống tham nhũng cũng giống như trò “hàn soong hàn nồi”. Để thay cho câu kết, xin mượn lời Albert Einstein (nói cách đây gần một thế kỷ), “Chúng ta không thể giải quyết được vấn đề với cùng một cách tư duy mà chúng ta đã dùng để tạo ra chúng” (We can’t solve problems by using the same kind of thinking we used when we created them).

NQD. 01/01/2018

 

Thư gửi Việt Nam

 20inauguralbriefing2-superJumbo

Chúng ta đang sống những ngày rất lạ, và rất tiếc phải nói rằng mỗi ngày một xa lạ hơn và không còn cảm giác an toàn như trước. Vốn thường nghi ngờ những lời lẽ đao to búa lớn, nhưng lúc này tôi lại đồng ý với nhận định rằng thế giới đang có nguy cơ rơi vào một cơn khủng hoảng sâu rộng chưa từng thấy kể từ sau Thế chiến II, riêng nước Mỹ thì rơi vào cơn khủng hoảng chính trị lớn nhất kể từ thời Nội chiến.

Đối với Việt Nam, nguy cơ bị tác động xấu là không thể coi nhẹ. Khác so với vài tháng trước, Việt Nam ngày nay không còn chỗ dựa ngoại giao “an toàn” nữa, ít nhất cho đến khi ẩn số Trump lộ diện. Trong không khí bất an đó, tôi xin chia xẻ vài ý kiến về thời cuộc với tư cách là một công dân Mỹ và là bạn của Việt Nam—một Việt Nam của cả dân lẫn người trong bộ máy, của cả những người nghi ngờ về từ diễn biến, tự chuyển hoá, tự này tự kia…

Về an ninh quốc phòng. Thứ nhất, về an ninh quốc phòng, các bạn hãy bình tĩnh. Dù Trump có vô số những động thái khác lạ, nhưng quan điểm an ninh ở Biển Đông khó mà có thay đổi lớn so với thới Obama. Riêng về quân sự và ngoại giao, “chế độ mới” hẳn sẽ mạnh bạo hơn. Tuy nhiên, liệu bộ sậu của Trump có hành động đủ cẩn trọng hay không là một câu hỏi lớn cho tương lai. Lúc này chỉ có một điều chắc chắn là không có chuyện Mỹ rút lui khỏi biển Đông và khoanh tay trước những đòi hỏi bất hợp pháp của Tập Cận Bình.

Điều đáng chờ đợi, thậm chí rất đáng chờ đợi, là một số nhân vật trong bộ sậu của Trump. Chẳng hạn tướng Mattis (nick Chó Điên) được đánh giá là có trí tuệ và được tôn trọng từ lính đến sĩ quan. Trong khi đó, ông Rex Tillerson, ngoại trưởng mới được đề cử, vẫn còn là một ẩn số trong vấn đề Đông Á. Tuần trước, phát biểu “cấm Bắc Kinh không được tiếp cận các đảo nhân tạo ở biển Đông” có lẽ là lời nói hơi thiếu thực tế, tuy nhiên nó là tín hiệu cho thấy ông không phải là người thuận theo Bắc Kinh. Hơn thế nữa, hợp đồng hợp tác dầu khí giữa Exxon Mobil và Việt Nam mới ký tuần trước là một tín hiệu đáng ghi nhận khác (nhân tiện, cũng hy vọng rằng hợp đồng này không biến thành một vài căn nhà ở Tam Đảo).

Câu hỏi ở đây là liệu Mattis và Tillerson (nếu được phê chuẩn) cùng với những nhân sự khác của “chế độ mới” Hoa Kỳ có đủ năng lực cáng đáng nhiệm vụ hay không, và không kém phần quan trọng là khi cần họ có đủ ý chí lẫn trí tuệ để chống lại một Tổng thống độc tài như Trump hay không. Còn Việt Nam thì sao?

Trong thời gian tới Việt Nam phải (và tôi tin sẽ) tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tắc trong khu vực. Tôi cũng khuyến nghị rằng dù kẻ lừa bịp đầu mầu cam nói gì đi nữa thì cũng hãy nhớ đại đa số các nước vẫn quyết tâm tìm kiếm một giải pháp an ninh bền vững cho Biển Đông.

Về kinh tế xã hội Thứ hai là kinh tế, vì chúng ta chưa rõ Việt Nam có cơ hội gì mới trong thời kỳ hậu Obama, nên những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt vẫn y như cũ. Tất nhiên khả năng lớn là sẽ không còn hiệp định thương mại đa phương nữa. Ngay sau thắng lợi bầu cử (được Putin góp tay dàn dựng) của Trump, ta đã thấy cả Tập lẫn Abe đều đua nhau lấp đầy không gian mà Mỹ đã chiếm.

Với tổng giá trị của xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ chiếm tới 20% GĐP thì Mỹ là mối quan hệ kinh tế mà Việt Nam không thể bỏ qua.  Trong khi đó, hai nước (dù Trump hoặc ai cầm quyền) vẫn còn chia sẻ những quyền lợi kinh tế xã hội. Ví thế tôi khuyến nghị Việt Nam cứ tiếp tục nỗ lực tái cấu lại nền kinh tế, đầu tư vào giáo dục sao cho hiệu quả hơn, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân càng nhiều càng tốt.

Muốn Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn, hãy chọn con đường chính đại. Hãy dũng cảm và sáng suốt để bảo vệ người lao động Việt Nam. Hãy dứt khoát nói không với những dự án không đảm bảo môi trường. Hãy hiểu và biết quý trọng giá trị câu ‘“dân cần nước sạch”. Làm như thế thì Việt Nam mới có lực để ‘chịu phát triển’ bền vững, và có chất lượng hơn so với những năm gần đây.

Về giáo dục. Cải cách giáo dục cách khác so với trước— không chỉ nói suông mà không chỉ xem ngành là ngành hành chính: phải thực sự coi trọng, phát triển năng lực lẫn tinh thần sáng tạo của nhà giáo, nhà nghiên cứu, và toàn xã hội – và không chỉ những người mà đang ở đọ tưởi trẻ. Phải thực sự sẵn sàng tiếp nhận, thực hiện, và thi nhiệm với những cách dạy hiện đại, phương pháp sư phạm mới. Mừng để thấy hiện nay đang có những nỗ lực về vấn đề này.

Quan trọng là những nỗ lực tiếp tục được để mạnh trong khi đó cách giới thiệu những ý tưởng, phương pháp được nghiên cứu, điều chỉnh và khuyến kích. Những cải cách này không thề màng tính ‘hành chính’ mà phải đưa sâu vào thình thần của giáo dục ở mọi bậc học và kể cả ngoài ngành.

Thị trường dĩ nhiên có vai trò của thị trường, nhưng không có nghĩa là phải hy sinh giáo dục phi lợi nhuận như chúng ta đang thấy. Đừng lạm dụng làm giầu bằng thương mại hoá mọi thể loại giáo dục. Việc những trường đại học phi lợi nhuận có tôn chỉ hoạt động dựa trên giá trị của những vĩ nhân như Phan Chu Trinh đang bị doạ đóng cửa, đang bị doạ bán là những sự kiện cực xấu.

Hãy đừng lấy PISA hoặc đào tạo ra vài nhà toán học thực giỏi làm thước đo. Tinh thần sẵn sàng đầu tư cho giáo dục của con cái sẽ vô cùng lãng phí nếu chúng ta (tức là cộng đồng nhà giáo và người dân) không đòi hỏi và xây dựng được một hệ thống giáo dục thực sự phản ánh tinh thần cởi mở, phản biện khoa học. Nếu không thế, chúng ta không có cơ sở gì để kỳ vọng đất nước Việt Nam cất cánh. Trong thời gian bất trắc này thì tốt nhất Việt Nam phải tìm cách để khắc phục những trở ngại còn lại để thực sự cải cách và đẩy mạnh nỗ lực cải cách.

Về chính trị, xã hội, và tương lai. Nguyên nhân nước Mỹ có một kẻ lừa bịp mị dân lên nắm quyền bắt nguồn từ những sai lầm của chính quyền Mỹ suốt 40 năm qua: mức sống của người lao động không được cải thiện cộng với sự suy yếu của nền tảng dân chủ do…. quyền lực nhóm!!! Một nguyên nhân khác là chiến lược tranh cử của bà Hillary thiếu hấp dẫn, phản ánh bằng việc 1 tỷ đôla đã bỏ ra mà vẫn thua.

Dù nền dân chủ Mỹ có nhiều vấn đề từ lâu, nhưng Mỹ đến ngày hôm nay vẫn được coi là một nước tiêu biểu cho dân chủ và những nguyên tắc của chủ nghĩa tự do. Tôi thừa nhận khoản khác giữa những nguyen tắc dân chủ ấy và tình hình thực tế ở bên Mỹ quá là báo động – cho đến mức tôi lo về tương lai về số phận của nước mình. Việc một nhân vật có nét độc tài như Trump thắng cử cộng với tình hình ở Châu âu, Nga v.v. dấy lên lo lắng về tương lai của dân chủ không chỉ là ở Mỹ mà còn cả trên thế giới.

Nhưng dù vậy, lý tưởng dân chủ vẫn luôn là nguồn cảm hứng. Vấn đề chỉ là bảo vệ và thúc đẩy như thế nào trong tình hình báo động của hôm nay. Ở đây vẫn phải lạc quan về Việt Nam.

Hiện nay người dân Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến số phận của đất nước mình. Và đây chính là lúc để cởi trói cho những giá trị chính trị quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam từ thời Pháp đến nay: tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tư duy chính trị. Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại lạc quan khi những giá trị này chưa được tôn trọng đúng mức? Bởi vì tôi thấy ngày càng nhiều người Việt nhìn nhận rằng những quyền này là cần thiết hơn bao giờ hết.

Dù không loại trừ khả năng Ngài/kẻ lừa bịp mị dân sắp vào Nhà Trắng có thể gián tiếp đem lại lợi ích cho Việt Nam, chúng ta có đủ lý do để lo ngại về những kịch bản trước mắt có thể xảy ra của khu vực cũng như trên thế giới.

Trong tình trạng bất an hôm nay, tôi tin rằng người dân Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực học hỏi, tham gia đóng góp và ra sức thúc đẩy một xã hội dân chủ hơn, văn minh, minh bạch, công bằng, và có trật tự. Tôi nghĩ rằng dù ở Việt Nam hay ở Mỹ hay bất cứ ở nơi nào trên trại đất, những nỗ lực phát triển xã hội thể theo nguyện vọng dân chủ và nhân vân vẫn là vấn đề cột lõi và cần được khuyến khích hơn bao giờ hết.

JL, Hà Nội

Post không tên

Cảm giác khó chịu nhất trong cuộc sống chắc chính là cảm giác (hay vô cảm giác?) tê liệt. Là cảm giác chúng ta (dù tập thể hay cá nhân) là thực sự bất lực trước những chuyển biến xấu. Là một ngưới tương đối may, được sống dưới điều kiện tương đối thoải mái, có các quyền và những tự do thì biết tôi chả biết gì. Song, trong một thế giới như thế giới của chúng ta, trong một thế giới có hiện tượng Trump, có hiện tượng thay đổi khí hậu, có bao nhiêu hiện tượng xấu khác mà không cần nói thì ta phải tìm cách để phá vỡ tình trạng tê liệt này. Vì nếu không thì không có lý do để sống. Chúng ta đang đối mặt những đe dọa sống còn. Hôm qua ở Bắc cực chỉ có 0 độ C mà bình thường là âm 30 độ trở xuống. Tương lai đã đến rồi các bạn ơi. Dù có lẽ cảm giác này không phải là mới đối với người Việt Nam thì tôi chưa bao giờ có những cảm giấc bất bình như bị trong những tuần vừa rồi. Đang tìm cách phá vỡ! Hãy động viên!

JL

 

Cú sốc khó chịu

Phỏng vấn với tờ báo Lao Động, thực hiện ngày 10/11/2016

Ông nhận định thế nào về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ? Có phải nước Mỹ chưa sẵn sàng cho một nữ tổng thống?

– Chiến thắng gây choáng váng của Donald Trump phản ánh 5 đặc điểm của nền chính trị đương đại Mỹ: Sự phân cực chính trị cực đoan của đất nước; Sự bất mãn lớn của dân chúng Mỹ về việc thực thi chính sách công cũng như sự nhận thức và thực tế rằng chính sách công không giúp cải thiện mức sống trong hơn 3 thập kỷ qua; Sự nhạy cảm sâu sắc của người dân Mỹ với thông điệp mị dân, đặc biệt là của cử tri da trắng ít học và cả với những người khác; Sự suy giảm chất lượng của diễn thuyết chính trị Mỹ, một phần do các phương tiện truyền thông cố áp đặt phong cách và chiến thuật “Hãy nhìn tôi” trên bản chất; và chiến lược thất bại của bà Hillary Clinton. Bà Clinton đáng nhẽ nên truyền tải thông điệp đến tất cả người Mỹ thì lại chọn chiến lược nhằm vào các nhóm riêng biệt, bỏ qua tầng lớp xã hội mà ở bất kỳ nước nào, mặc dù có lẽ đặc biệt là ở Mỹ, là một hiện tượng văn hóa.

Không may, đặc điểm văn hóa của nền chính trị Mỹ mà đã giành chiến thắng cho Trump, như chúng ta quan sát thấy, lại bao gồm cả phân biệt chủng tộc, chống trí thức và ít sự tôn trọng với các thể chế dân chủ. Nhưng xin được nói rõ, thất bại của bà Clinton không phải vì bà là một người phụ nữ, mà là vì những chính sách không hấp dẫn của bà, vì sự nhận thức rằng bà ấy là một người không trung thực và vì chiến lược bầu cử quá chật hẹp và thất bại của bà ấy.

– Tương lai nào cho nước Mỹ với Tổng thống đắc cử Donald Trump?

– Thật khó dự đoán nước Mỹ sẽ như thế nào dưới sự lãnh đạo của Trump. Chắc chắn Mỹ sẽ trở nên phân cực hơn, không chỉ về chính trị mà còn cả về thu nhập và sự giàu có. Phân biệt chủng tộc là yếu tố thắng lớn trong cuộc bầu cử này, nhưng hy vọng nó sẽ không tháng phổ biến sau nay.

Về mặt chính sách, với nền kinh tế trong nước, các điều kiện cho những người siêu giàu sẽ được mở rộng thậm chí nhiều hơn so với hiện tại. Chính sách về y tế của ông Obama sẽ dễ bị tổn thương. Các thẩm phán bảo thủ sẽ được bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao. Xin nhấn mạnh rằng, Đảng Cộng hòa hiện đang kiểm soát Nhà Trắng, Hạ viện và Thượng viện. Thật vậy, sự thất bại lớn của Đảng Dân chủ cho thấy tầm nhìn của đảng này còn vô cùng kém trong việc tạo ra những phương án và những ứng cử viên hấp dẫn với mọi tầng lớp trong xã hội.

Có lẽ điểm sáng duy nhất với những người quan tâm đến việc thực sự làm cho nước Mỹ vĩ đại một lần nữa (ngoại trừ phân biệt chủng tộc) là nếu Trump có thể giữ đúng cam kết của mình đầu tư mạnh tay và có hiệu quả vào cơ sở hạ tầng và các dự án tạo việc làm khác. Nhưng chúng ta cũng cần nhớ rằng, kế hoạch đầu tư trên quy mô lớn này mâu thuẫn gay gắt với chính sách và ý thức hệ của Đảng Cộng hòa.

Có thể, những khoản đề xuất đầu tư trên quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng có thể giành được sự ủng hộ chính trị của cả hai đảng để đổi lấy những khoản tiền khổng lồ cho các công ty xây dựng lớn.

Về mặt chính sách đối ngoại, thật khó để dự đoán Trump sẽ có đường hướng như thế nào, đặc biệt là về chính sách đối với khu vực Đông Á và nước Nga. Và cũng đừng quên Mexico.

– Vậy còn với thế giới thì sao?

– Ở mức độ cá nhân, tôi hy vọng rằng Mỹ và thế giới sẽ ổn. Nhưng tôi thực sự bất an về kết quả này, có lẽ nhất là do Trump không chỉ là một nhà tư bản tham lam, một người lạm dụng phụ nữ, mà còn là một người phân biệt chủng tộc, không quan tâm đến một nền kinh tế công bằng, và dường như không xem sự ổn định địa chính trị là mối quan tâm lớn. Liệu cuộc bầu cử này sẽ là dấu chấm hết cho trật tự hậu Thế chiến 2? Thời gian sẽ trả lời.

Về nhiều mặt, Mỹ là một xã hội tuyệt vời, năng động, đầy tiềm năng và cũng đang đóng một vai trò quan trọng trên thế giới. Song, kết quả này nói lên những điều về Mỹ làm cho tôi bớt tự hào, những điều xấu xí và nguy hiểm cho nước Mỹ và các nước khác nữa. Tôi không muốn phóng đại. Chúng ta chưa biết tình hình sẽ diễn biễn ra sao. Chỉ hy vọng người Mỹ sẽ tìm cách vượt qua giai đoạn đặc biệt phức tạp này trong lịch sử theo cách mà không gây ảnh hưởng xấu đến số phận của nước Mỹ và toàn thế giới.

Vậy, nếu không muốn quá bi quan, hãy hy vọng những lời của Trump về việc muốn có quan hệ tốt và công bằng với tất cả các nước là thực sự phản ánh ý định của ông ấy. Hãy chờ xem, một lần nữa thời gian sẽ trả lời tất cả. Nếu kết quả bầu cử là một cú sốc khó chịu, thì biết đâu sự thể hiện của ông Trump ở Nhà Trắng lại là một bất ngờ dễ chịu hơn? Chúng ta hãy cùng hy vọng về điều đó.

– Xin cảm ơn ông!

Khi một nền dân chủ thất bại

Theo Winston Churchill, “Cách phản bác dân chủ hay nhất là nói chuyện 5 phút với một cử tri trung bình.” Là vấn đề dân trí đấy, đúng không hả? Tuy quan điểm này là hấp dẫn đối với tâng lớp tinh hoa, kể cả đói với một số người ở Việt Nam, thì khằng định của Churchill mới đúng dưới một số điều kiện nhất định.

Nói mọt cách ngắn gọn thì thật nguy hiểm khi công chúng không được thông tin đầy đủ; khi thiếu dũng cảm để chống lại mọt kẻ lửa đào mị dân; khi mất một nền báo chí lành mạnh; khi cho phép các nhóm lợi ích có điều kiện để đổ tiền vào và tác động quá mạnh đến các cuộc bầu cử dân chủ trên quy mô lớn. Như ta đang thấy ở Mỹ.

Nhuyên nhân sâu của hiện tượng Trump chủ yếu là ở những thiếu sót này và vài nhuyên nhân liên quan, chứ không phải là dân chủ nói chung. Để xây dựng và duy trì một nền dân chủ ở mức chất lượng là không hề dễ. Song, dù sống trong một khuôn khổ như thế nào, để không đấu tranh cho một xã hội dân chủ, minh bạch, và công bằng mới là thất bại, mới là suy thoái. Đúng không?

JL

Ngày trọng đại đã đến

Hôm nay/ngày mai chúng ta sẽ biết ai sẽ là Tổng thống kế tiếp của Hoa Kỳ.

Đới với các các cuộc tranh cử, đây chắc chắn là một trong những cuộc tranh cử đáng buồn và đáng xấu hổ nhất. Hãy để chúng ta hy vọng không phải thấy hiện tượng tương tự thế này trong tương lai gần.

Cho dù bất cứ nguyên nhân nào – khủng hoảng kinh tế, chế độ dân chủi thiếu hiệu quả, truyền thông đại chúng dở, phân biệt chủng tộc, sự hấp dẫn lôi cuốn của một nghệ sĩ nửa mùa – thì hiện tượng hàng triệu người bỏ phiếu cho một một con quái vật như vậy quả thật là đáng sợ.

Còn đối với bối cảnh quốc tế? Cuộc bầu cử này diễn ra vào thời điểm mà trật tự hậu Thế chiến II dường như có nguy cơ sụp đổ. Trên thế giới, các chế độ dân chủ đã rơi vào khủng hoảng do bỏ qua quyền lợi của dân chúng.

Dù không ảo tưởng tí nào về những thành tựu cũng như thất bại của Mỹ ở Thái Bình Dương từ xưa tới nay, thì vẫn thấy một điều hết sự rõ rằng. Càng mất đi sự hiện diện của Mỹ trong khu vực bao nhiêu, khả năng ‘những tàu lạ’ sẽ xâm chiếm mặt biển sẽ càng tăng bấy nhiêu.

Trong tình trạng hiện nay, sẽ cảm thật nhẹ nhõm nếu Clinton thắng. Và nếu bà ấy thua? Thì tất cả chúng ta sẽ lôi thôi đây …
JL
Cảm ơn bạn KĐ

Let America Be America Again, 1936

Bài thơ ‘Let American be America Again,’ (1936).
 
Trong một ngày đầy cả hy vọng lẫn tuyệt vọng (desperation), xin giới thiệu bài thơ của Langston Hughes bằng tiếng Anh (chưa rõ đã bao giờ được dịch sang tiếng Việt) để cho các bạn Việt Nam ‘trong và ngoài nước’ đọc, thâm khảo, suy ngẫm. Sẽ khó đọc cho người chưa thạo tiếng Anh. Đọc thử xem. Còn đối với những người biết tiếng Anh thì cũng phải hiểu ý nghĩa của bài một cách sâu, thấy những phản ánh của lịch sử xã hội của nước Mỹ cũng như sự liên quan đương đại của một bài đã được viếc cách đây đầy 80 năm. Bài nói đến những nguyên vọng và thất vọng của nước Mỹ cũng như nhũng khát vọng của người Mỹ, bất chắp những thiếu sót đau thương.
 
Let America Be America Again (1936)
Langston Hughes, 1902 – 1967
 
Let America be America again.
Let it be the dream it used to be.
Let it be the pioneer on the plain
Seeking a home where he himself is free.
 
(America never was America to me.)
 
Let America be the dream the dreamers dreamed—
Let it be that great strong land of love
Where never kings connive nor tyrants scheme
That any man be crushed by one above.
 
(It never was America to me.)
 
O, let my land be a land where Liberty
Is crowned with no false patriotic wreath,
But opportunity is real, and life is free,
Equality is in the air we breathe.
 
(There’s never been equality for me,
Nor freedom in this “homeland of the free.”)
 
Say, who are you that mumbles in the dark?
And who are you that draws your veil across the stars?
 
I am the poor white, fooled and pushed apart,
I am the Negro bearing slavery’s scars.
I am the red man driven from the land,
I am the immigrant clutching the hope I seek—
And finding only the same old stupid plan
Of dog eat dog, of mighty crush the weak.
 
I am the young man, full of strength and hope,
Tangled in that ancient endless chain
Of profit, power, gain, of grab the land!
Of grab the gold! Of grab the ways of satisfying need!
Of work the men! Of take the pay!
Of owning everything for one’s own greed!
 
I am the farmer, bondsman to the soil.
I am the worker sold to the machine.
I am the Negro, servant to you all.
I am the people, humble, hungry, mean—
Hungry yet today despite the dream.
Beaten yet today—O, Pioneers!
I am the man who never got ahead,
The poorest worker bartered through the years.
 
Yet I’m the one who dreamt our basic dream
In the Old World while still a serf of kings,
Who dreamt a dream so strong, so brave, so true,
That even yet its mighty daring sings
In every brick and stone, in every furrow turned
That’s made America the land it has become.
O, I’m the man who sailed those early seas
In search of what I meant to be my home—
For I’m the one who left dark Ireland’s shore,
And Poland’s plain, and England’s grassy lea,
And torn from Black Africa’s strand I came
To build a “homeland of the free.”
 
The free?
 
Who said the free? Not me?
Surely not me? The millions on relief today?
The millions shot down when we strike?
The millions who have nothing for our pay?
For all the dreams we’ve dreamed
And all the songs we’ve sung
And all the hopes we’ve held
And all the flags we’ve hung,
The millions who have nothing for our pay—
Except the dream that’s almost dead today.
 
O, let America be America again—
The land that never has been yet—
And yet must be—the land where every man is free.
The land that’s mine—the poor man’s, Indian’s, Negro’s, ME—
Who made America,
Whose sweat and blood, whose faith and pain,
Whose hand at the foundry, whose plow in the rain,
Must bring back our mighty dream again.
 
Sure, call me any ugly name you choose—
The steel of freedom does not stain.
From those who live like leeches on the people’s lives,
We must take back our land again,
America!
 
O, yes,
I say it plain,
America never was America to me,
And yet I swear this oath—
America will be!
 
Out of the rack and ruin of our gangster death,
The rape and rot of graft, and stealth, and lies,
We, the people, must redeem
The land, the mines, the plants, the rivers.
The mountains and the endless plain—
All, all the stretch of these great green states—
And make America again!